Một cửa hàng bán đồ xa xỉ ở Hải Nam, Trung Quốc. (Nguồn: China News Service) |
Vào những ngày cuối tuần, nhiều người dân đã đổ xô đến các điểm bán lẻ hàng đầu trên trục đường Nam Kinh để mua sắm.
Động lực tăng trưởng chính
Sunny Zhang, 24 tuổi, cho hay: “Tôi chi nhiều tiền hơn". Cô nói khi đang xếp hàng chờ vào cửa hàng Chanel tại trung tâm thương mại Plaza 66, tại Thượng Hải.
Zhang mua tới 5 chiếc túi xách mỗi tháng. Cô chia sẻ: “Tôi thay túi xách mỗi ngày. Chúng ta nên tận hưởng khoảnh khắc hiện tại".
Nhiều thương hiệu thời trang và xa xỉ phương Tây đã gặt hái được nhiều lợi ích của người tiêu dùng Trung Quốc.
Tháng trước, LVMH - tập đoàn hàng xa xỉ lớn nhất thế giới tính theo doanh thu và là chủ sở hữu của các thương hiệu như Louis Vuitton, Tiffany & Company và Dior - đã công bố doanh thu quý I/2023 tăng 17% so với một năm trước đó.
Tuần trước, cổ phiếu LVMH đã tăng vọt lên mức cao kỷ lục và trở thành công ty châu Âu đầu tiên vượt mốc 500 tỷ USD theo giá trị thị trường.
"Đối thủ" của LVMH - Hermès - cũng cho biết, doanh số bán hàng ở châu Á (trừ Nhật Bản) đã tăng 23% trong quý đầu tiên năm 2023, “được thúc đẩy bởi một dịp Tết Nguyên đán rất tốt”.
Và Brunello Cucinelli cũng công bố doanh số bán hàng trong quý I/2023 tăng 56%. Luca Lisandroni, đồng Giám đốc điều hành của Brunello Cucinelli gọi năm 2023 là “năm vàng” đối với thị trường Trung Quốc.
Xu hướng chi tiêu xa xỉ ở Trung Quốc đang tăng trở lại. Theo Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, doanh số bán lẻ đồ trang sức, vàng và bạc đã tăng 37,4% trong tháng 3/2023, so với một năm trước đó, nhanh hơn gấp ba lần so với sự phục hồi của doanh số bán lẻ nói chung.
Tin liên quan |
Thế giới 'ra sức' giảm lạm phát, Trung Quốc nỗ lực làm điều ngược lại |
Ông Edouard Aubin, nhà phân tích cổ phiếu tại Morgan Stanley nói: “Chúng tôi kỳ vọng Trung Quốc sẽ là động lực tăng trưởng chính của ngành công nghiệp xa xỉ trong năm nay, đặc biệt khi thị trường chứng kiến sự giảm tốc nhẹ ở Mỹ và Hàn Quốc.
Các thương hiệu lớn, với giá trị tượng trưng cho địa vị như Chanel, Hermès và Louis Vuitton đang chứng kiến doanh thu tăng vượt trội".
Thị trường độc đáo và quan trọng
Trong hơn một thập niên, đất nước với 1,4 tỷ người tiêu dùng đã cung cấp sức mạnh cho thị trường xa xỉ phương Tây, đóng góp tới 1/3 doanh thu của thị trường. Hai phần ba số chi tiêu đó diễn ra bên ngoài Trung Quốc đại lục, khi khách du lịch Trung Quốc đổ xô đến Hong Kong (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Paris (Pháp)... để tránh thuế nhập khẩu và thuế tiêu dùng.
Nhưng đến năm 2020, năm tồi tệ nhất được ghi nhận đối với ngành công nghiệp xa xỉ khi Trung Quốc đóng cửa biên giới để đối phó với đại dịch.
Giờ đây, sau 3 năm phụ thuộc chủ yếu vào mua hàng trực tuyến, nhiều người mua sắm ở Trung Quốc vui mừng vì có thể thỏa sức thử túi xách, giày dép, kính râm... tại các cửa hàng bán đồ xa xỉ.
Nhiều thương hiệu cao cấp đã tăng giá nhiều mặt hàng trong những tháng gần đây, đặc biệt là ở Trung Quốc.
Zoe Zhou, sống tại Nam Kinh cho biết, cô đã chứng kiến cảnh người dân xếp hàng dài tại các trung tâm thương mại để mua hàng xa xỉ.
Zoe Zhou chia sẻ: “Bây giờ các hạn chế đã được dỡ bỏ và rất nhiều người mua túi xách. Tôi rất thất vọng khi một chiếc túi mà tôi muốn đã bị bán hết. Bạn cũng có thể ra nước ngoài để mua hàng và chênh lệch giá giữa trong và ngoài nước khá lớn".
Tuy nhiên, việc di chuyển ra ngoài Trung Quốc vẫn khó khăn hơn nhiều so với trước đại dịch. Giá vé máy bay tăng cao hơn và các chuyến bay ra nước ngoài còn tương đối hạn chế. Vì vậy, xu hướng mua hàng trong nước của người tiêu dùng Trung Quốc dự kiến sẽ tiếp tục tăng cao. Các bài đăng trên mạng xã hội về tình trạng thiếu hàng và người dân phải xếp hàng dài bên ngoài các trung tâm thương mại cũng trở nên phổ biến.
Ông Thomas Chauvet, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu hàng xa xỉ tại của Công ty tài chính Citi nhận định: “Sự phục hồi ngành công nghiệp xa xỉ trong nước có thể đang diễn ra tốt đẹp. Người tiêu dùng Trung Quốc có thể sẽ 'để mắt' tới các điểm đến ngắn hạn như Hong Kong, Ma Cao và Nhật Bản".
Claudia D'Arpizio, một đối tác cấp cao của công ty tư vấn Bain ước tính rằng, dân số người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao ở Trung Quốc đại lục sẽ tăng gấp đôi lên 500 triệu người vào năm 2030.
Đến lúc đó, bà Claudia D'Arpizio dự đoán, quốc gia này sẽ chiếm khoảng 40% khách mua hàng xa xỉ toàn cầu.
Bà nêu quan điểm: “Mặc dù các nước châu Phi và Đông Nam Á có thể là những thị trường xa xỉ mới nổi, nhưng quy mô lớn của thị trường Trung Quốc khiến quốc gia trở nên độc đáo và có tầm quan trọng chiến lược lớn của ngành công nghiệp xa xỉ toàn cầu".
| Nhiều điểm đến tại Trung Quốc đã 'thay da đổi thịt', hãy 'xách balo lên và đi' Sau đại dịch Covid-19, nhiều điểm tham quan tại Trung Quốc đã mở cửa trở lại hoặc trải qua những thay đổi ấn tượng. Giờ ... |
| Kinh tế Trung Quốc đang đạt đến 'điểm ngọt ngào', sẵn sàng trở thành động lực tăng trưởng chính của kinh tế toàn cầu Nền kinh tế Trung Quốc tiếp tục phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3/2023, nổi bật là tăng trưởng của lĩnh vực dịch vụ và ... |
| Dầu Nga vẫn chảy khắp thế giới, EU nhập kỷ lục, Trung Quốc mua giá cao; Moscow đã chơi ‘nước cờ cao tay’? Dường như thông tin cho rằng Trung Quốc đang được giảm giá mạnh khi mua dầu thô của Nga là không chính xác. Thực tế, ... |
| Thế giới 'ra sức' giảm lạm phát, Trung Quốc nỗ lực làm điều ngược lại Trong khi phần lớn thế giới đấu tranh để giảm giá cả tăng cao, thì Trung Quốc đang cố gắng làm điều ngược lại. Tại ... |
| Từng là công xưởng thế giới, Trung Quốc cũng học phương Tây chuyển chuỗi cung ứng ra bên ngoài, quốc gia nào sẽ được hưởng lợi? Trung Quốc đã là công xưởng của thế giới trong hơn bốn thập kỷ qua. Tuy nhiên, điều đó có thể sớm thay đổi do ... |