Đằng sau chuyện Nga bị tước quy chế tối huệ quốc

Lưu Huỳnh
Vừa qua, nhóm G7 và Liên minh châu Âu đã tước quy chế tối huệ quốc của Nga vì xung đột Nga-Ukraine. Hành động này có ý nghĩa gì?
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đằng sau chuyện Nga bị tước quy chế tối huệ quốc
Việc tước bỏ quy chế tối huệ quốc của Nga mở đường cho Mỹ và các đồng minh áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của nước này. (Nguồn: Getty)

Tối huệ quốc (Most Favoured Nation hay MFN) là một trong những quy chế pháp lý quan trọng trong thương mại quốc tế hiện đại, và nguyên tắc nền tảng của hệ thống thương mại đa phương của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO).

Theo đó, 164 thành viên của WTO cam kết đối xử bình đẳng với các thành viên khác để tất cả đều có thể hưởng lợi từ mức thuế thấp nhất, hạn ngạch nhập khẩu cao nhất và ít rào cản thương mại nhất đối với hàng hóa và dịch vụ của nhau.

Tuy nhiên, cũng có ngoại lệ như khi các thành viên thực hiện các hiệp định thương mại song phương, hoặc khi họ cho phép các nước đang phát triển tiếp cận đặc biệt thị trường của mình.

Đối với các nước ngoài WTO, các thành viên WTO có thể áp đặt bất kỳ biện pháp thương mại nào họ muốn mà không phải tuân theo quy tắc thương mại toàn cầu.

Ngoài ra, rút quy chế tối huệ quốc là quyết định đơn phương, đồng thời cho phép các nước áp đặt biện pháp trừng phạt thương mại bổ sung như tăng thuế hoặc hạn chế thương mại khác.

Ấn Độ từng đình chỉ quy chế MFN của Pakistan năm 2019 sau khi một nhóm Hồi giáo từ Pakistan đánh bom liều chết, khiến 40 cảnh sát thiệt mạng. Ngược lại, Pakistan chưa bao giờ áp dụng quy chế MFN cho Ấn Độ.

Trong trường hợp của Nga, việc tước bỏ quy chế tối huệ quốc của nước này mở đường cho Mỹ và các đồng minh áp đặt thuế quan đối với hàng hóa của xứ bạch dương. Tuy nhiên, tác động thực chất của hành động này tới Nga là không nhiều.

AP cho rằng với Mỹ, hành động này chỉ phần nhiều mang tính chất biểu tượng. Bởi lẽ, lệnh cấm trước đó của chính quyền Tổng thống Joe Biden với dầu, khí đốt và than nhập khẩu Nga đã loại bỏ tới 60% các mặt hàng nhập khẩu từ xứ bạch dương tới Mỹ.

Theo số liệu của Nhà Trắng, các mặt hàng chịu tác động từ quyết định của Mỹ chỉ mang lại doanh thu khoảng 1 tỷ USD cho Nga. Thống kê liên bang Mỹ cũng cho thấy doanh nghiệp Nga cung cấp chưa tới 1% sản lượng vodka nhập khẩu và 2% tổng lượng nhập khẩu thuỷ sản của Mỹ tính theo khối lượng.

Hiện Mỹ chủ yếu nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên từ Nga (dầu, palladium, rhodium, uranium và bạc thỏi) với các mức thuế thấp hoặc không thuế, bên cạnh các sản phẩm hoá chất và thép bán thành phẩm, ván ép, đạn và vỏ đạn của Nga.

Theo ông Ed Gresser, Giám đốc thương mại và thị trường toàn cầu tại Viện Chính sách cấp tiến (Mỹ), hàng hoá từ Nga chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên nên sẽ ít hoặc không bị tăng thuế dù không có quy chế tối huệ quốc.

Song quyết định của Liên minh châu Âu (EU) về rút quy chế tối huệ quốc với Nga lại khác.

EU là đối tác thương mại quan trọng của Nga. Theo Văn phòng thống kê châu Âu (Eurostat), kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của EU từ Nga đạt 145 tỷ Euro (158,7 tỷ USD) trong năm 2019 dầu và khí đốt chiếm 101 tỷ Euro (111,40 tỷ USD).

Đồng thời, EU cũng đã áp đặt lệnh cấm nhập khẩu thép thành phẩm Nga, cũng như cấm xuất khẩu một số mặt hàng xa xỉ như rượu, oto, hàng điện tử sang Nga.

Trong khi đó, bên cạnh hủy quy chế tối huệ quốc của Nga, Nhật Bản sẽ phối hợp với G7 để ngăn xứ bạch dương khai thác các khoản vay từ Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và các tổ chức khác.

Thủ tướng Kishida Fumio cho biết Tokyo sẽ mở rộng phạm vi đóng băng tài sản với giới tinh hoa Moscow và cấm nhập khẩu một số sản phẩm.

Trước đó, Nhật Bản cũng đã áp lệnh trừng phạt Nga về chip điện tử và thiết bị công nghệ cao.

Australia cảnh báo trừng phạt Trung Quốc nếu hỗ trợ Nga

Australia cảnh báo trừng phạt Trung Quốc nếu hỗ trợ Nga

Ngày 17/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison nói rằng, nước này sẽ quyết liệt cùng các đối tác trong bất kỳ quyết định áp đặt ...

Canada ra quyết định cấm cửa kênh truyền hình RT của Nga

Canada ra quyết định cấm cửa kênh truyền hình RT của Nga

Ngày 16/3, Ủy ban Phát thanh-Truyền hình và Viễn thông Canada (CRTC) đã ra phán quyết rằng, mạng lưới truyền hình RT do Điện Kremlin ...

Bài viết cùng chủ đề

Căng thẳng Nga-Ukraine

Đọc thêm

Khi AI tạo ảnh theo phong cách Ghibli

Khi AI tạo ảnh theo phong cách Ghibli

Tính năng mới trong ChatGPT cho phép người dùng tạo ảnh theo phong cách của hãng phim hoạt hình Studio Ghibli đang khiến mạng xã hội 'dậy sóng'.
Đại sứ Đoàn Thanh Song: Chuyến thăm đầy kỳ vọng của Thủ tướng Tây Ban Nha tới 'nam châm thu hút đầu tư nước ngoài'

Đại sứ Đoàn Thanh Song: Chuyến thăm đầy kỳ vọng của Thủ tướng Tây Ban Nha tới 'nam châm thu hút đầu tư nước ngoài'

Theo Đại sứ Đoàn Thanh Song, Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sanchez coi trọng và mong muốn thúc đẩy quan hệ ngoại giao, kinh tế, thương mại với Việt ...
Dự báo thời tiết hôm nay (6/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa nhỏ, vùng núi mưa rào và rải rác giông; Tây Nguyên, Nam Bộ có nắng nóng

Dự báo thời tiết hôm nay (6/4): Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ mưa nhỏ, vùng núi mưa rào và rải rác giông; Tây Nguyên, Nam Bộ có nắng nóng

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực hôm nay (6/4) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia.
Giá vàng hôm nay 6/4/2025: Giá vàng 'thổi bay' kỷ lục, nhà đầu tư bán tháo bù lỗ chứng khoán, không bắt 'dao rơi'

Giá vàng hôm nay 6/4/2025: Giá vàng 'thổi bay' kỷ lục, nhà đầu tư bán tháo bù lỗ chứng khoán, không bắt 'dao rơi'

Giá vàng hôm nay 6/4/2025 tại thị trường trong nước và thế giới đã xóa sạch mọi đà tăng kỷ lục ghi nhận từ đầu tuần.
Liều thuốc chữa lành giữa thế giới phân mảnh

Liều thuốc chữa lành giữa thế giới phân mảnh

Chưa đầy 24 giờ sau khi thảm họa động đất xảy ra, nhiều quốc gia trên thế giới lên tiếng sẵn sàng hỗ trợ Myanmar khắc phục hậu quả.
Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 6/4. Lịch âm hôm nay 6/4/2025? Âm lịch hôm nay 6/4. Lịch vạn niên 6/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ thăm Sri Lanka: Ký kết 7 thỏa thuận, 'sát cánh cùng nhau trong những thời điểm khó khăn nhất'

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Sri Lanka kể từ khi Tổng thống Anura Kumara Dissanayake nhậm chức.
Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Biểu tình chống Tổng thống Trump sẽ dậy sóng tại 1.000 thành phố của Mỹ

Phong trào biểu tình chống chính quyền Tổng thống Donald Trump, được lên kế hoạch vào ngày 5/4, tiếp tục lan rộng trên khắp nước Mỹ.
Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Tổng thống Ukraine tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể 'đóng vai trò rất quan trọng' trong đảm bảo an ninh

Khi được hỏi kỳ vọng gì từ Thổ Nhĩ Kỳ, ông Zelensky nói Ankara có thể đóng vai trò rất quan trọng trong việc đảm bảo an ninh.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Nhà lãnh đạo Triều Tiên thử súng bắn tỉa mới khi thị sát lực lượng đặc nhiệm, hé lộ một điều

Ngày 5/4, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, đã thử sử dụng một khẩu súng bắn tỉa mới chế tạo khi ông thị sát lực lượng đặc nhiệm.
Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine coi trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ, tin cậy Tổng thống Erdogan trong việc bảo đảm an ninh tương lai?

Lý do Ukraine xem trọng vai trò của Thổ Nhĩ Kỹ trong việc bảo đảm an ninh tương lai?
Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế bác bỏ liên quan vụ tấn công máy bay nhân đạo tại CHDC Congo

Uỷ ban Chữ thập đỏ quốc tế bác bỏ liên quan vụ tấn công máy bay nhân đạo tại CHDC Congo

Ủy ban Chữ thập đỏ quốc tế ICRC phủ nhận liên quan đến một máy bay cứu trợ bị phiến quân bắn ở miền Đông CHDC Congo, khiến một người thiệt mạng.
Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Thượng đỉnh BIMSTEC 2025: Linh hoạt trong bối cảnh mới

Hội nghị thượng đỉnh BIMSTEC lần thứ sáu diễn ra tại Thái Lan trong bối cảnh khu vực và thế giới có nhiều thay đổi.
Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Cây cầu hòa bình cho Trung Á

Hội nghị thượng đỉnh ba giữa các nhà lãnh đạo Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan với thỏa thuận biên giới lịch sử là bước ngoặt quan trọng...
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Đàm phán hòa bình Ukraine: Bước tiến trên chặng đường dài

Những gì đạt được từ các cuộc đàm phán Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine tại Riyadh tiếp tục mở ra hy vọng đưa tình hình ở Ukraine tiến gần hơn đến hòa bình.
Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Thủ tướng Canada công du châu Âu: Một lối đi riêng

Việc chọn châu Âu làm điểm đến đầu tiên, thay vì Mỹ như các đời Thủ tướng Canada trước đây phản ánh nỗ lực thay đổi táo bạo của ông Mark Carney.
Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Điện đàm Nga-Mỹ: Phá băng và hàn gắn

Không đạt đột phá trong chấm dứt xung đột tại Ukraine, song cuộc điện đàm thượng đỉnh Nga-Mỹ cho thấy nhiều tín hiệu tích cực.
Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Động đất ở châu Á: Sự nổi giận của thiên nhiên và nỗi đau ở lại

Trái đất, vốn dĩ là nơi nuôi dưỡng sự sống, cũng là nơi chứng kiến những thảm kịch kinh hoàng do động đất gây ra.
NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

NATO 76 tuổi – Liên minh quân sự hùng mạnh hay 'gã khổng lồ' chao đảo?

Dù NATO vẫn duy trì vai trò quan trọng trong nền an ninh toàn cầu, nhưng tổ chức này đang đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng.
Bước ngoặt mới ở Trung Á

Bước ngoặt mới ở Trung Á

Thỏa thuận biên giới giữa Uzbekistan, Tajikistan và Kyrgyzstan là bước ngoặt quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững giữa ba nước...
Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone: Người bạn lớn của nhân dân Việt Nam

Chủ tịch Khamtay Siphandone - nhà lãnh đạo xuất sắc, chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng và nhân dân Lào, một người bạn lớn, thân thiết của Việt Nam.
EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EU với xung đột Nga-Ukraine: Cảm xúc và thành kiến?

EC công bố một văn kiện và đề nghị người dân châu Âu cần dự trữ các nhu yếu phẩm để có thể đảm bảo được cho mình ít nhất trong 72 giờ khi khủng ...
Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Hành trình Brexit: Bài học lịch sử

Cách đây tám năm, Anh đã kích hoạt Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, chính thức bắt đầu tiến trình đàm phán kéo dài hai năm để rời EU, còn gọi là Brexit.
Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Hội nghị Ngoại trưởng NATO: Cơ hội giải tỏa, đưa 'tình anh em' trở lại quỹ đạo

Sự hiện diện của Ngoại trưởng Marco Rubio tại Hội nghị Ngoại trưởng NATO được kỳ vọng là tín hiệu về cam kết của Mỹ và hàn gắn liên minh.
Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Chịu mức thuế suất thấp nhất trong 'cơn địa chấn' của Tổng thống Trump, nghệ thuật 'tấn công quyến rũ' của Thủ tướng Anh có hiệu quả?

Anh có thể không cần trả đũa 'cuộc chiến thuế quan' mà Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phát động trên toàn cầu.
Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Báo Argentina: Vì sao các nhà lãnh đạo thế giới 'đổ về' Việt Nam?

Việt Nam có nhiều điểm hấp dẫn với các nhà đầu tư nước ngoài như chính trị ổn định, nguồn lao động giá rẻ, vị trí địa lý thuận lợi...
Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ: Càng gỡ càng rối, Washington sắp phải đưa ra quyết định khó khăn về Ukraine

Dường như các đàm phán giữa Mỹ-Nga và Mỹ-Ukraine đang đi vào ngõ cụt.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Thủ tướng Australia Anthony Albanese có thể 'phất cờ' trong mùa bầu cử mới?

Chính quyền Australia do đảng Lao động của Thủ tướng Anthony Albanese kiểm soát đang chuẩn bị bước vào mùa bầu cử mới.
Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Trung Quốc và đấu pháp 'Thái cực quyền' nhằm ứng phó với chính sách 'Trump 2.0'

Giáo sư Trịnh Vĩnh Niên đã phân tích những tác động của phong trào MAGA và chính sách kinh tế của Tổng thống Trump đối với Trung Quốc.
Phiên bản di động