Các đại biểu dự hội nghị. (Nguồn: cand) |
Khu vực Nam bộ chiếm khoảng 9% số xã vùng DTTS & MN của cả nước, tuy nhiên chỉ có 8 tỉnh có xã, thôn đặc biệt khó khăn (chiếm khoảng 3,6% tổng số xã đặc biệt khó khăn và 2,7% thôn đặc biệt khó khăn của cả nước với 55 xã và 356 thôn).
Báo cáo sơ kết 3 năm cho thấy đến ngày 31/5, có 13 tỉnh, thành khu vực phía Nam đã giải ngân nguồn vốn giai đoạn 2021-2023 được hơn 701 tỷ, đạt 25,92%. Các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao so với trung bình cả nước là Hậu Giang, Kiên Giang, Cà Mau, Sóc Trăng, Bình Phước và Tây Ninh.
Ông Trần Việt Trường, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ thông tin thành phố có 38.028 người dân tộc thiểu số, chiếm tỷ lệ 3,04% tổng dân số toàn thành phố. Từ nguồn ngân sách địa phương, TP Cần Thơ đã bố trí lồng ghép việc thực hiện chương trình vào việc triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn, với tổng nguồn vốn thực hiện giai đoạn 2021 - 2025 là 69 tỷ đồng.
Chính nhờ sự tập trung, chăm lo và sự phấn đấu vươn lên nên đời sống kinh tế, văn hóa - xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số ngày càng phát triển. Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số chỉ còn 113 hộ, chiếm 1,14% tổng số hộ DTTS thành phố. Cần Thơ phấn đấu đến cuối năm 2023 tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm 0,76% (tương đương 75 hộ), còn 0,38% so hộ DTTS (tương đương 38 hộ).
Ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc phát biểu tại hội nghị. (Nguồn: cand) |
Ông Hầu A Lềnh, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc khẳng định việc phê duyệt và triển khai chương trình nói trên là một quyết sách đánh dấu mốc lịch sử của Đảng và Nhà nước, lần đầu tiên Việt Nam có một chương trình MTQG dành riêng cho vùng đồng bào DTTS & MN.
Chỉ tính riêng tổng kinh phí dự kiến cho giai đoạn 1 (2021 - 2025), chương trình được bố trí từ ngân sách nhà nước là gần 115.000 tỷ đồng với phần vốn vay tín dụng dự kiến là gần 20.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng lớn nhất về nguồn lực cho các chương trình MTQG để thực hiện 10 dự án có tính tổng quát nhất từ trước tới nay trong lĩnh vực công tác dân tộc.
“Các nội dung, thành phần của chương trình nói trên đi sâu và bao phủ hầu hết các mặt của đời sống kinh tế, xã hội với kỳ vọng ưu tiên giải quyết những vấn đề cấp thiết nhất hiện nay của đồng bào DTTS như: đất ở, nhà ở, nước sạch, đất sản xuất, cơ sở hạ tầng thiết yếu, giáo dục, đào tạo nghề... Chương trình cũng hướng tới những vấn đề mang tính chiến lược trong phát triển bền vững đối với vùng đồng bào DTTS & MN như chăm sóc sức khỏe cộng đồng, phát triển nguồn nhân lực, bình đẳng giới, thông tin tuyên truyền, đào tạo, tuyển dụng và sử dụng cán bộ…”, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc nói.
| Tăng cường nhận thức của thanh thiếu niên dân tộc thiểu số về mua bán người, tảo hôn thông qua công nghệ số Vừa qua, tại Hà Nội, dự án Em Vui đã tổ chức giới thiệu các sản phẩm của dự án bằng hình thức trực tiếp ... |
| Sắc màu Việt Nam bừng sáng trong Lễ hội các dân tộc thiểu số tại Czech Ngày 27/5, Festival các dân tộc thiểu số với chủ đề “Prague - trái tim của các dân tộc” đã được tổ chức tại thủ ... |
| Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của công nghệ biển trong hỗ trợ phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Từ ngày 5-9/6, tại trụ sở Liên hợp quốc (New York, Hoa Kỳ), Hội nghị lần thứ 23 của Tiến trình tham vấn không chính ... |
| Tăng cường giá trị văn hóa đa dạng, bình đẳng và bao trùm trong doanh nghiêp, hướng tới phát triển bền vững Văn hóa đa dạng, bao trùm và bình đẳng rất ưu việt, những doanh nghiệp có yếu tố này sẽ tạo ra cho mình một ... |
| Giải pháp phát triển nguồn lực cho an ninh mạng và mật mã quốc gia để bảo vệ 'vùng lãnh thổ đặc biệt' Ngày 15/6, tại Hà Nội, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp với Hội đồng Lý luận Trung ương và Học viện Báo chí và ... |