TIN LIÊN QUAN | |
Hiện đại hóa nhà rông - nguy cơ mất dần văn hóa cộng đồng | |
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị xúc tiến đầu tư Tây Nguyên |
Kết luận của Bộ Chính trị về việc phát triển vùng Tây Nguyên thời kỳ 2011 – 2020 đã khẳng định như vậy. Hơn 40 năm sau ngày Giải phóng, với sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, sự nỗ lực phấn đấu của Lãnh đạo và nhân dân các dân tộc, vùng Tây Nguyên đã từng bước khắc phục hậu quả chiến tranh, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội và đạt được các thành tựu to lớn trên nhiều lĩnh vực. Tuy vậy, xét trên tổng thể, do những điều kiện đặc thù, Tây Nguyên hiện nay vẫn còn là một vùng nghèo so với nhiều nơi trên cả nước.
Tây Nguyên đang là vùng có sản lượng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu vào loại lớn nhất thế giới. |
“Phên dậu của Tổ quốc”
Nói đến Tây Nguyên, người ta biết đến một vị trí chiến lược đặc biệt về quân sự, quốc phòng. năm tỉnh vùng cao nguyên gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng với diện tích tự nhiên là 54.474km2, chiếm 16,8% diện tích tự nhiên của cả nước, trải dài nằm tiếp nối với dãy Trường Sơn hùng vĩ, tạo thành một bức tường thiên nhiên liên hoàn, hiểm trở.
Nói đến Tây Nguyên người ta nhớ đến một “ốc đảo ôn đới” nằm trong vùng nhiệt đới - vùng đất đai rộng lớn, với hơn 2 triệu ha đất đỏ bazan màu mỡ, là “cái nôi” phát triển nhiều loại cây công nghiệp có tiềm năng lớn… Trên thực tế, Tây Nguyên đã hình thành vùng chuyên canh lớn các cây công nghiệp quan trọng, hiện đang chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất khẩu nông sản của Việt Nam như cà phê, cao su, hồ tiêu…. Tây Nguyên cũng đã và đang đẩy mạnh phát triển công nghiệp sản xuất điện, khai khoáng, nghề rừng, mang lại nguồn lực đáng kể cho phát triển kinh tế của cả nước.
Đất Tây Nguyên còn hội tụ đủ cả văn hóa vật thể và phi vật thể, đậm dấu ấn thời gian và không gian. Vùng đất đậm chất sử thi này lưu giữ nền văn hóa độc đáo của người Ê Đê, Jrai, M’nông, Ba Na, Cơho, Xêđăng… trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam anh em. Không gian văn hóa cồng chiêng đặc sắc ở đây là một trong những biểu tượng nổi bật của du lịch Việt Nam, là nền tảng thuận lợi để Tây Nguyên có thể phát triển bằng nhiều con đường.
Năm 2016, tốc độ tăng trưởng kinh tế các tỉnh vùng Tây Nguyên đạt 7,47%, cao hơn năm 2015. Thu nhập bình quân đầu người đạt 39,56 triệu đồng, tổng kim ngạch xuất khẩu đạt hơn 2 tỷ USD. Toàn vùng có 2.886 doanh nghiệp thành lập mới với tổng nguồn vốn đăng ký hơn 10.000 tỷ đồng. Cũng trong năm 2016, toàn vùng Tây Nguyên đào tạo nghề cho 78.000 người, giải quyết việc làm cho 113.000 lao động; giảm hơn 2,1% số hộ nghèo và 2,4% số hộ cận nghèo.
Đặc biệt, các chương trình, dự án, chính sách đặc thù chăm lo đồng bào nghèo vùng dân tộc thiểu số tiếp tục được quan tâm. Chương trình Xây dựng nông thôn mới được năm tỉnh Tây Nguyên huy động các nguồn lực triển khai có hiệu quả. Đến nay, toàn vùng có 1 huyện và hơn 100 xã đạt chuẩn quốc gia nông thôn mới. Kết quả chương trình xây dựng nông thôn mới không chỉ mang lại khởi sắc cho vùng nông thôn, vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên, mà thông qua chương trình này, toàn vùng đã hình thành được 1.044 mô hình sản xuất hiệu quả, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo.
100.000 tỷ đồng đổ về Tây Nguyên
Tuy nhiên, Tây Nguyên vẫn như một “cô gái đẹp cần được đánh thức” và chưa kịp chuyển mình với sự đổi thay của kinh tế - xã hội đất nước. Tại Hội nghị Xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 (3/2017) tại TP. Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) mới đây, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, những tiềm năng chưa được khai thác đúng mức đang khiến cho Tây Nguyên mất nhiều cơ hội phát triển, nâng cao mức sống của người dân.
Việt Nam xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới nhưng kim ngạch chưa đạt 1,5 tỷ USD; dù là nhà sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới nhưng kim ngạch xuất khẩu chỉ đạt khoảng 3,5 tỷ USD, chủ yếu là xuất khẩu cà phê nhân… Trong đó, Tây Nguyên đang là vùng có sản lượng xuất khẩu cà phê, hồ tiêu vào loại lớn nhất thế giới, nhưng xuất hàng hóa thô, giá trị gia tăng quá thấp, sản xuất manh mún, công nghệ lạc hậu, chất lượng không ổn định khiến Tây Nguyên tự đánh mất khả năng dẫn dắt thị trường của mình.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch & Đầu tư Nguyễn Chí Dũng chỉ rõ, vùng đất này tiềm năng còn nhiều, nhưng đầu tư gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, chúng ta cần phải biết nên làm gì, làm thế nào để tận dụng các tiềm năng vốn có để đưa Tây Nguyên đến gần hơn với bạn bè quốc tế. “Để thực hiện được điều đó, Tây Nguyên cần phải có một tư duy, chiến lược, phương pháp và bước đi phù hợp, khác với trước đây và khác với các địa phương đã và đang làm. Kế hoạch này cần phải gắn liền với sự đổi mới, sáng tạo và quyết liệt trong quá trình đưa ra và thực hiện”, Bộ trưởng Dũng nhấn mạnh.
Thật vậy, bốn lần Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên được tổ chức là đủ bốn lần các nhà đầu tư trong và ngoài nước, các tổ chức tài chính quốc tế, các cơ quan xúc tiến đầu tư, thương mại… hội tụ về đây để nghiên cứu và tìm kiếm những cơ hội. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có dự án nào đáng kể, tận dụng tốt tiềm năng và đủ sức vực dậy kinh tế vùng.
Tại Hội nghị hồi tháng 3 vừa qua, hơn 100.000 tỷ đồng đã được các ngân hàng, nhà đầu tư cam kết dồn cho các dự án của Tây Nguyên. Điều này chứng tỏ sức hấp dẫn của “cô gái Tây Nguyên” chưa bao giờ hết, nhưng khả năng “hấp thụ vốn” của nơi đây vẫn còn là vấn đề.
Đừng để các nhà đầu tư đến rồi lại đi, như một nhà đầu tư đã chia sẻ: “các tỉnh Tây Nguyên đang còn “quá hoang sơ” trong việc đầu tư và mời gọi các doanh nghiệp, công ty, tập đoàn”.
Hơn 700 gian hàng tham gia Triển lãm cà phê Buôn Ma Thuột Sáng 9/3, trong khuôn khổ các chương trình Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ VI và Liên hoan văn hóa cồng chiêng ... |
Đắk Lắk tổ chức Lễ hội quảng bá cà phê Buôn Ma Thuột Với chủ đề “Hội tụ tinh hoa – Phát huy bản sắc – Liên kết phát triển”, từ ngày 8–13/3 tại thành phố Buôn Ma ... |
“Họa mi Tây Nguyên” hót trở lại Sau những biến cố lớn trong cuộc sống và khoảng thời gian dài ngừng hoạt động nghệ thuật, nữ ca sĩ Siu Black đã quay ... |