Trên thực tế, hiện đang tồn tại những bất cập trong đào tạo, kết nối cung cầu lao động mà đến nay chưa giải quyết được. Số liệu của Bộ Lao động và Thương binh Xã hội dự báo, trong những năm tới (2017 - 2025), lực lượng lao động Việt Nam tăng bình quân hằng năm 1,28%, tương ứng 723.000 người/năm. Quy mô lực lượng lao động tăng từ 55,54 triệu người năm 2016 lên 62 triệu người năm 2025.
Chúng ta có trong tay lực lượng lao động dồi dào nhưng vấn đề quan trọng đặt ra là làm sao để từ con số lao động có đào tạo, có chứng chỉ chỉ chiếm 20,6% tổng số lao động hiện nay có thể được nâng lên trong tương lai? Trong khi đó, ở góc độ doanh nghiệp, yêu cầu ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến đã trở thành vấn đề tất yếu, thậm chí là sống còn trong hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.
Như vậy, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số phụ thuộc phần lớn vào sự năng động từ phía các trường đại học- cao đẳng, đòi hỏi ngành giáo dục, các trường cao đẳng- đại học phải có những bước cải cách mạnh mẽ hơn, có sự đầu tư thích hợp để kéo gần khoảng cách cung-cầu lao động chất lượng cao. Hơn thế nữa, không chỉ doanh nghiệp, người lao động cũng cần phải được hưởng lợi từ thành quả của cách mạng công nghiệp 4.0.
Ông Hoàng Minh Trí, Tổng Giám đốc công ty TNHH 4P Đào tạo trong hệ thống các trường đại học và nhu cầu thực tiễn còn khoảng cách khá xa. Các bạn sau khi tốt nghiệp ở các trường chưa thể làm việc ngay được. Thậm chí, công nghệ các bạn học ở trong trường còn không phải là công nghệ mà hiện nay các ngành sản xuất đang áp dụng. Ví dụ như công nghệ dán bản mạch mà công ty chúng tôi đang sử dụng. Kiến thức các bạn học trong trường chưa có về vấn đề này. Sau khi tuyển dụng, chúng tôi phải tiếp tục đào tạo. Đó là điểm yếu ở các trường Đại học hiện nay. |
TS. Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc Cơ sở Hòa Lạc, Đại học FPT Theo cá nhân tôi đánh giá, hiện giờ rất ít các trường đại học đã bắt đầu có những hành động cụ thể, thích nghi với cách mạng 4.0. Có khoảng cách đáng kể giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng của các trường Đại học Việt Nam về nguồn nhân lực. Chúng ta thiếu 2 thứ, thứ nhất là về số lượng. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực CNTT chẳng hạn, thiếu lập trình viên trầm trọng. Riêng đào tạo về CNTT Đại học FPT chưa đủ cung cấp cho một doanh nghiệp lớn như công ty phần mềm của FPT. Thiếu trầm trọng nữa là chất lượng nguồn nhân lực. Rất nhiều sinh viên ra trường chưa làm được việc, doanh nghiệp phải mất 6 tháng đến 1 năm để đào tạo lại. Lợi thế rất lớn của các trường Đại học Việt Nam ít nhiều là vì đi sau, có thể hấp thu, tiếp thu các trường hàng đầu trên thế giới. Tôi cho rằng, nhà trường, các trường đại học có thể có những bước tiến rất nhanh để đáp ứng yêu cầu của các doanh nghiệp trong cách mạng công nghiệp 4.0. Đó là cuộc cách mạng về chương trình, đó là nâng cao chất lượng đội ngũ giảng việc. Bây giờ, cần sử dụng đội ngũ giảng viên trẻ, có nền tảng công nghệ tốt, tiếng Anh tốt, được đào tạo ở nước ngoài. Thứ ba nữa là phải gắn kết với doanh nghiệp, thứ tư là đào tạo sinh viên không chỉ kiến thức tốt mà phải là con người đa năng, có kỹ năng xã hội tốt, tức cả IT và IQ đều phải cao. |
TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam Chưa cần Cách mạng công nghiệp 4.0, chúng ta cứ phát triển công nghiệp bình thường thôi cũng đã là thiếu rồi. Có rất nhiều lý do. Chúng ta theo đuổi mô hình tăng trưởng không cần đến nhân lực có chất lượng. Vì không có nhu cầu thực tiễn như thế nên hệ thống giáo dục đào tạo của chúng ta thiên về một khuynh hướng đào tạo chay, về bằng cấp chứ không phải là đào tạo nghề. |