Đất hiếm không còn hiếm

Vị thế thống trị về đất hiếm của Trung Quốc lại thu hút sự chú ý khi Mỹ, Nhật Bản và EU đệ đơn lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kiện việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu loại nguyên liệu này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Trung Quốc bị cáo buộc hạn chế thị trường "nhiều loại đất hiếm như vonfram và molypden" thông qua hạn ngạch và thuế xuất khẩu, đồng thời có hành vi gian lận thị trường thông qua áp đặt các lệ phí và thủ tục khác nhau. Họ có 60 ngày để đáp ứng "yêu cầu tham vấn" hoặc vụ kiện sẽ được đưa lên một ủy ban xem xét phán quyết.

Không hiếm như ta tưởng

Khoáng chất đất hiếm là một nhóm gồm 17 nguyên tố kim loại hoá học tương tự nhau. Chúng đặc biệt hữu dụng khi phản ứng với các nguyên tố khác (như kim loại nền) để tạo ra những tác dụng mà các nguyên tố khác không thể tự đạt được. Ôtô Hybrid, tua-bin gió, điện thoại di động và nhiều thiết bị điện tử công nghệ cao khác ... là những sản phẩm không thể thiếu các thành phần đất hiếm.

Tuy thế, đất hiếm trên thực tế lại không hiếm. Loại chất hiếm nhất trong nhóm này cũng sẵn hơn nhiều so với vàng và bạch kim.

Đất hiếm cũng phân tán về mặt địa lý. Dù mỏ khai thác đất hiếm nằm ở Trung Quốc nhiều nhưng các khu vực khác như Australia, Bắc Mỹ và Nga cũng có trữ lượng lớn. Đất hiếm thường được tìm thấy co cụm lại với nhau và đi cùng với các nguyên tố phóng xạ. Điều này làm cho việc khai thác phức tạp và tốn kém. Quá trình khai thác và tinh chế cần một lượng lớn nước, axít và điện. Việc xử lý rác thải cũng khó khăn và tốn kém.

Trung Quốc có thế mạnh nguồn cung đất hiếm toàn cầu là do chi phí nhân công thấp, những quy định về môi trường vẫn còn lỏng lẻo đã giúp việc khai thác đất hiếm tại Trung Quốc tương đối rẻ. Trong khi đó mỏ tại các nước khác không sẵn có về mặt thương mại hoặc bị đóng cửa. Trước đây, đất hiếm được khai thác rộng rãi tại nhiều nước khác, chẳng hạn như Mỹ. Theo cơ quan Địa chất Mỹ, trong năm 1990, có ít nhất 14 nước khai thác đất hiếm và Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất. Nhưng điều này đã thay đổi khi giá và chi phí về môi trường làm việc khai thác đất hiếm không còn hấp dẫn. Trái lại, Trung Quốc tuy chỉ có khoảng 1/3 trữ lượng đất hiếm của thế giới, nhưng lại chiếm trên 90% sản lượng đất hiếm trên thị trường toàn cầu.

Những lo ngại về hạn ngạch

Vấn đề trung tâm của vụ kiện tụng giữa Trung Quốc với Mỹ, Nhật Bản và EU lên WTO là việc Trung Quốc sử dụng hạn ngạch xuất khẩu. Theo đó, nước này đã thắt chặt việc hạn chế xuất khẩu đất hiếm từ năm 2008. Năm 2010 họ tuyên bố thắt chặt hơn nữa hạn ngạch xuất khẩu đất hiếm dẫn đến những lo ngại thiếu hụt quốc tế, có nguy cơ ảnh hưởng đến dây chuyền cung cấp của nhiều lĩnh vực công nghệ cao.

Nhật Bản đặc biệt lo ngại vì nước này là nhà nhập khẩu đất hiếm lớn nhất. Chính sách này đã khiến nguồn cung toàn cầu khan hiếm, đẩy giá đất hiếm tăng mạnh, khiến các hoạt động khai thác trái phép trong nước nảy sinh. Khai thác đất hiếm vốn đã nguy hại về môi trường nên các hoạt động khai thác bất hợp pháp lại càng ô nhiễm nặng. Chính quyền tìm cách kiềm chế bằng việc áp dụng hạn ngạch sản xuất nhưng khó hiệu quả. Cũng có phân tích cho rằng việc này sẽ khiến các công ty nước ngoài đưa các công nghệ cao vào nước này để bảo đảm nguồn cung.

Mất vị trí thống trị

Thực ra, sự kiểm soát của Trung Quốc đối với đất hiếm không phải là tuyệt đối. Thị phần trong sản xuất toàn cầu của Trung Quốc sẽ giảm trong tương lai. Việc giá đất hiếm tăng trong năm 2010 - 2011 đã làm việc khai thác đất hiếm thương mại trở nên phát triển ở nhiều nước có chi phí lao động cao hơn và yêu cầu môi trường khắt khe hơn như Australia, Mỹ.

Bên cạnh đó, nhu cầu đất hiếm hiện đã giảm đi đáng kể. Sau khi đạt đỉnh vào cuối năm 2010 đầu năm 2011, giá của đa số các loại đất hiếm đã giảm mạnh, dù vẫn ở mức cao trong lịch sử. Kinh tế toàn cầu chậm lại cũng là một yếu tố, nhu cầu đối với các sản phẩm có sử dụng đất hiếm giảm đi và nguồn cung từ các nước khác, ngoài Trung Quốc, tăng lên hoặc sẽ sớm được đưa vào thực tế.

Nhiều nhà sản xuất đã tìm các nguyên liệu thay thế cho sản phẩm của mình. Tình trạng khai thác trái phép phổ biến ở Trung Quốc cũng đã vô hiệu hoá phần nào những nỗ lực của chính phủ nhằm thắt chặt nguồn cung.

Bởi vậy, khách hàng nước ngoài không mấy khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung nếu họ muốn. Những tranh cãi ở WTO sẽ trở nên không còn quan trọng và câu chuyện về mối lo ngại thiếu nguồn cung của các nhà sản xuất máy tính hoặc điện thoại di động sẽ đi vào quá khứ.

Cúc Năng

Đọc thêm

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Tin thế giới 10/1: Seoul kêu gọi tránh đổ máu khi bắt Tổng thống, phương Tây 'bơm' tiếp 2 tỷ USD cho Kiev, Venezuela đóng cửa biên giới với Colombia

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin thế giới nổi bật trong ngày.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Chủ tịch Quốc hội Lào

Thủ tướng nhấn mạnh Việt Nam-Lào thường xuyên trao đổi cấp cao nhưng mỗi lần gặp là một lần đặc biệt đều vì mục tiêu làm sâu sắc hơn quan ...
Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu Kiều Duy trải nghiệm, thực hiện bộ ảnh kỷ niệm trên siêu du thuyền

Hoa hậu quốc gia Việt Nam Kiều Duy choáng ngợp khi tham quan siêu du thuyền gần một tỷ USD mới cập cảng quốc tế Cái Mép, Bà Rịa - ...
Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Đôi bạn tìm thấy kho báu đồng xu thời Trung cổ khi dò tìm kim loại

Hai người đàn ông tìm thấy 'kho báu' với khoảng 400 đồng xu thời Trung cổ trên một cánh đồng.
Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia đồng hành cùng Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, đem ánh dương cho cộng đồng

Australia tái khẳng định cam kết hợp tác với Việt Nam xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em, thúc đẩy bình đẳng giới, đem ánh dương cho ...
Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Từ năm 2025, kỳ thi lớp 10 có gì mới?

Kỳ thi vào lớp 10 sẽ gồm Toán, Văn và môn thứ ba do địa phương lựa chọn nhưng phải thay đổi sau mỗi 3 năm và được công bố ...
Ông Trump có thể sẽ không 'lên gân' với Trung Quốc như tuyên bố, Bắc Kinh đã bật chế độ phòng thủ

Ông Trump có thể sẽ không 'lên gân' với Trung Quốc như tuyên bố, Bắc Kinh đã bật chế độ phòng thủ

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump có thể sẽ tìm cách áp mức thuế trung bình 20% đối với hầu hết các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.
Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Một điểm yếu của Mỹ lại chính là 'quân bài mạnh' với Trung Quốc, ông Trump trở lại có lợi hại hơn?

Đất hiếm là một trong những nguồn tài nguyên dự kiến ​​bị cuốn vào chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc.
Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ công của Ukraine bằng 92% GDP, người dân đang thích nghi với xung đột

Nợ quốc gia của Ukraine vào cuối năm 2024 đã lên tới 7 nghìn tỷ Hryvnia (khoảng 165,1 tỷ USD), tương đương 92% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán thứ này cho châu Âu

Nỗ lực bất thành của EU, không phải khí đốt, nhưng Nga vẫn đang thu được rất nhiều tiền từ bán nguồn năng lượng này cho châu Âu
Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'

Giá vàng hôm nay 10/1/2025: Giá vàng chờ thời điểm 'nhảy vọt', Trung Quốc nhập liền 10 tấn, Mỹ có thể mắc 'sai lầm tiền tệ tồi tệ nhất'.
Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia 'tính toán' thế nào trong quan hệ với phương Tây, khi chính thức là 'người trong nhà' của BRICS?

Indonesia đã chính thức là thành viên BRICS -vậy họ phải 'tính toán' thế nào để không làm các đối tác phương Tây quan trọng phật lòng?
Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; cà phê rang xay có thể là động lực mới cho xuất khẩu

Giá cà phê hôm nay 10/1/2025: Giá cà phê trong nước 'lao dốc', tiếp tục giảm trong năm 2025; Dự báo về thị trường xuất khẩu của hàng Việt?
'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

'Mỏ vàng' năng lượng tái tạo giúp Việt Nam tăng trưởng kinh tế bền vững

Baoquocte.vn. Sở hữu tiềm năng to lớn cả về điện gió, điện Mặt trời và cả điện sinh khối, Việt Nam được xem là 'mỏ vàng' về năng lượng tái tạo.
Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1: Tăng tốc hơn 1%

Giá xăng dầu hôm nay 10/1, thời tiết lạnh giá thúc đẩy nhu cầu nhiên liệu mùa Đông đã hỗ trợ giá dầu quay đầu tăng tốc hơn 1% tại phiên giao dịch ngày 9/1.
Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025: Thị trường biến động không đồng nhất, nông dân, đại lý và nhà xuất khẩu hạn chế giao dịch và tiếp tục trữ hàng

Giá tiêu hôm nay 10/1/2025 tại thị trường trong nước biến động không đồng nhất ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.500 – 151.000 đồng/kg.
Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?

Giá cà phê hôm nay 9/1/2025: Giá cà phê 'quay đầu', hàng tồn kho tăng mạnh, dự báo nhu cầu thị trường thế giới 2025 thế nào?
Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Giá xăng dầu hôm nay 9/1: Thế giới 'quay xe' giảm hơn 1%; trong nước nhiều khả năng giữ đà tăng

Kết thúc phiên giao dịch ngày 8/1, giá dầu bất ngờ giảm hơn 1%, từ bỏ mức tăng đầu phiên. Trong nước, giá xăng chiều nay được dự báo sẽ giữ đà tăng.
Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Bất động sản: ‘Nhiệt thị trường’ 2025 sẽ tỏa dần đều, nhận định phân khúc điểm sáng, Hà Nội cắt ‘cơn sốt’ đấu giá đất

Nhận định phân khúc điểm sáng của thị trường năm 2025, đất đấu giá ngoại thành Hà Nội quay đầu giảm mạnh… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Bất động sản: Giá chung cư tăng chóng mặt, vượt xa giá trị thực, nhận định phân khúc sẽ mang lại lợi nhuận tốt nhất năm 2025

Giá chung cư vượt xa giá trị thực, giao dịch vượt nhà phố, căn hộ trung tâm Hà Nội sẽ có lợi nhuận tốt nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Bất động sản: Giá địa ốc dễ tăng khó giảm, dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025, bảng giá đất mới ở Hà Nội sẽ có tác động dây chuyền

Giá nhà đất khó giảm, chuyên gia dự báo 2 kịch bản thị trường năm 2025… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bất động sản đã qua giai đoạn khó khăn nhất, nhà ở xã hội sẽ bứt phá

Bộ Xây dựng đánh giá thị trường bất động sản đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất, phát triển nhà ở xã hội trong cả nước thời gian tới sẽ bứt phá...
Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Bất động sản: Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư? Chung cư phía Nam ‘ngấm ngầm’ tăng giá, nơi giá đất cao nhất Hà Nội

Thị trường chuyển mình, thời điểm vàng để đầu tư, chung cư phía Nam 'âm thầm' tăng giá… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Bất động sản: Thị trường chứng kiến ‘nghịch lý’ thú vị, nhiều dự án chung cư ‘cháy hàng’, phân khúc giá 50 triệu đồng/m2 sẽ biến mất

Thị trường chứng kiến 'nghịch lý' thú vị, các dự án chung cư ở Hà Nội giao dịch tốt, thậm chí 'cháy hàng'… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1: USD 'đắt đỏ hoàn hảo', EUR xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2022

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 10/1 đồng USD được dự đoán sẽ tiếp tục duy trì sức mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1: USD lấy lại mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 9/1 ghi nhận đồng USD tăng khi lợi suất trái phiếu Mỹ tiếp tục đi lên.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1: USD 'hồi sức'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 8/1 ghi nhận đồng USD phục hồi trở lại, trong khi đó, EUR kéo dài đà giảm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1: Thông tin của ông Trump khiến USD lao đốc, EUR 'được đà' tăng mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/1 ghi nhận đồng USD giảm mạnh, có thời điểm chạm mốc 107. Trong khi đó, EUR, Nhân dân tệ bật tăng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1: Lạc quan về đà tăng của USD

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/1 ghi nhận triển vọng tích cực, sát mốc 109.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1: USD 'phá đỉnh' 2 năm, neo trên mốc 109

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/1 ghi nhận đồng USD đã tăng vọt lên mức cao nhất trong 2 năm trong ngày đầu tiên của năm 2025.
Phiên bản di động