TIN LIÊN QUAN | |
Kiều bào Việt lại về với mùa Xuân ấm áp ở quê hương | |
Tổng Bí thư tiếp đoàn kiều bào về đón Xuân Mậu Tuất 2018 |
Lần thứ ba trở lại Việt Nam, Giáo sư Yang Dao cùng người vợ của mình rất vui mừng trước sự đổi thay rõ rệt của quê hương. Với những thành công toàn diện trong năm qua, ông cũng như rất nhiều những Việt kiều khác đều dành cho đất nước một niềm tin đặc biệt vào sự phát triển và tương lai huy hoàng ở phía trước..
Vốn quý là lòng yêu nước
Lớn lên tại Lào, nhưng gia đình GS. TS. Yang Dao khởi nguồn từ dân tộc H’mông tại huyện Mèo Vạc (Hà Giang). Tốt nghiệp Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phát triển xã hội tại Pháp vào năm 1975, ông đưa gia đình sang định cư tại đây rồi đến Mỹ cho đến nay. Bên cạnh làm việc tại trường Đại học Tổng hợp Minnesota, GS.TS. Yang Dao luôn có những đóng góp tích cực trong việc đoàn kết cộng đồng người H’Mông và cộng đồng người Việt Nam nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, gắn kết bà con với quê hương đất nước. Ông tin rằng quá khứ và lịch sử không thể đổi thay nhưng đó cũng là nền tảng để xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Điều ông vui mừng nhất là nhà nước và chính phủ luôn có những chính sách tốt đẹp cho kiều bào, cũng như đặc biệt quan tâm đến người dân tộc, đến người thiếu số.
GS.TS. Yang Đao phát biểu tại chương trình Xuân Quê hương |
Với Chủ tịch Tổng hội người Việt Nam tại Thái Lan Cao Văn San thì chưa bao giờ tình hữu nghị hai nước Việt Nam và Thái Lan lại tốt đẹp như hôm nay. Theo ông, thành công đó có phần đóng góp không thể thiếu sự phát triển của cộng đồng người Việt Nam tại Thái Lan. Ông San cho biết, từ năm 1928, trên con đường hoạt động cách mạng, Bác Hồ đã đến Thái Lan, đã xây nền móng cho quan hệ bang giao hai nước từ đó. Ông nhận thấy sự quan tâm của nhà nước dành cho kiều bào ngày càng tăng lên. Theo ông, cần phải huy động sự tham gia của kiều bào mạnh mẽ hơn nữa trong việc tận dụng chất xám, các mối quan hệ, cũng như đầu tư về Việt Nam.
Tinh thần của tri ân Theo Thích Nữ Giới Tánh - Hội trưởng Hội Phật tử
Việt Nam tại Hàn Quốc trong thời gian qua kiều bào tại đây luôn đoàn kết yêu thương hỗ trợ nhau. Là người có nhiều tâm huyết trong việc xây dựng ngôi chùa Pháp Môn – ngôi chùa đầu tiên của Việt Nam tại Hàn Quốc cách đây hai năm, sư cô luôn mong muốn Phật giáo Việt Nam được phát triển mạnh ở nước ngoài để có thể giữ gìn chốn tâm linh cho người Việt. Đặc biệt, năm qua, tại Chùa Pháp Môn đã tổ chức Đại lễ cầu siêu cho các liệt sĩ hy sinh tại Gạc Ma và đấu giá tranh cát "Trường Sa: Gạc Ma - Vòng tròn bất tử" để ủng hộ gây qũy hỗ trợ gia đình các liệt sĩ. Sư cô hy vọng mỗi năm lễ cầu siêu được tổ chức một lần tại ngôi chùa này để cộng đồng người Việt có cơ hội tưởng nhớ đến các liệt sĩ có công với đất nước cũng như tâm nguyện hướng về quê hương.
Đồng cảm với tinh thần tri ân quê hương đất nước, Việt kiều Peter Hồng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội doanh nhân ở nước ngoài tại Australia cũng mong có thật nhiều các chương trình dành cho kiều bào tri ân đất nước và nước sở tại, cũng như tri ân ông bà, cha mẹ. Ông cũng rất trăn trở với phong trào dạy tiếng Việt cho con cháu ở nước ngoài để không quên đi nguồn cội. Nhìn vào con số kiều hối gần 10 tỷ USD trong năm qua, ông Peter Hồng nhấn mạnh, tinh thần tri ân và hướng về quê hương, đất nước của kiều bào ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Kiều bào tham dự Xuân Quê hương 2018 chụp ảnh cùng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. |
Đừng bỏ quên nhóm Việt kiều trẻ
Đây chính là tâm nguyện của chị Lê Diệp Kiều Trang - Phó Chủ tịch điều hành Fossil Group kiêm Tổng Giám đốc Fossil Việt Nam tại Mỹ. Chia sẻ từ những kinh nghiệm của bản thân, nữ triệu phú trẻ muốn nhắn nhủ nhà nước xin đừng quên có một nhóm người Việt còn đang rất trẻ, luôn có ý thức học hỏi và cũng là nguồn lực có thể giúp rất nhiều cho đất nước, đặc biệt với vấn đề khởi nghiệp.
Kiều Trang tâm sự: “Nhóm những người như chúng tôi khoảng 30, 40 tuổi, phần lớn đang làm ở các công ty lớn của Mỹ. Chúng tôi rất nặng lòng với quê hương và bố mẹ còn ở Việt Nam nên muốn cơ hội làm việc tại Việt Nam. Điều chúng tôi quan tâm là nhà nước hãy làm sao để đánh thức được nguồn lực tri thức trẻ Việt Nam ở nước ngoài. Tôi tin tưởng về trình độ khoa học kỹ thuật vững, chỉ cần có cơ hội kết nối với thế giới để có thể làm ra những sản phẩm được thế giới đón nhận. Nhà nước cũng đang khuyến khích sự tự tin, dám nghĩ dám làm của giới trẻ nên chúng tôi rất cần các cơ hội để quay trở về kết nối với các bạn trẻ Việt Nam. Theo tôi, nguồn lực này nếu được đánh thức sẽ góp phần là lực đẩy cho kinh tế Việt Nam trong 20 năm tới”.
Hơn 4,5 triệu nhịp cầu Việt Nam ở nước ngoài
Johnathan Hạnh Nguyễn - một doanh nhân, ông là chủ tịch tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPP), nguyên thanh tra tài chính của hãng Boeing Mỹ nói rằng, trải qua hơn 30 năm gắn bó và đầu tư trên quê hương, ông đã thấy được sự quyết tâm cao của chính phủ và nhà nước trong việc thu hút nguồn đầu tư và chất xám của trí thức kiều bào. “Tôi rất tự hào vì Việt kiều luôn được trân trọng, đặt vào vị trí quan trọng trong chính sách chung. Bản thân tôi đã làm được những điều mình mơ ước, tự mình đầu tư trên quê hương không hề có sự phân biệt nào. Mong các Việt kiều hãy mạnh dạn về đầu tư trong nước và mỗi chúng ta sẽ là một nhà ngoại giao nhân dân ở nước sở tại giúp bạn hiểu hơn về Việt Nam”, ông Johnathan Hạnh Nguyễn nói.
Đó cũng là ước vọng của Việt kiều Nguyễn Trí Hiếu – chuyên gia tài chính ngân hàng ở Việt Nam khi tin tưởng hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài sẽ trở thành hơn 4,5 triệu nhịp cầu cho Việt Nam tại các quốc gia để hỗ trợ đắc lực cho quê hương.
Tổ quốc luôn ghi nhận đóng góp của kiều bào Ngày 7/2, tại Hà Nội, gần 100 kiều bào tiêu biểu về tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2018 đã có cuộc gặp gỡ ... |
Rạng ngời Xuân Quê hương 2018 Chương trình có ý nghĩa như Tết đoàn viên của người Việt trên khắp thế giới sẽ chính thức diễn ra vào ngày 7/2 (tức ... |
“Việt Nam rạng ngời tương lai” Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao vừa có thông báo chính thức về chương trình Xuân Quê ... |