Dấu ấn của Chủ tịch nước Trần Đại Quang trong đối ngoại

Với vai trò đứng đầu Nhà nước Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có nhiều đóng góp quan trọng trong lĩnh vực đối ngoại, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của đất nước trên trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai Bản lĩnh đối ngoại của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nổi bật hình ảnh và vị thế Việt Nam
dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai Thái Lan treo cờ rủ, Tổng thống Indonesia, Hàn Quốc chia buồn với nhân dân Việt Nam

Ngày 2/4/2016, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, ông Trần Đại Quang được bầu làm Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam. Từ đó cho đến ngày từ trần (21/9/2018), Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn dành sự quan tâm lớn đến hoạt động đối ngoại, thể hiện cụ thể và sinh động qua các sự kiện đối ngoại lớn của đất nước cũng như các chuyến thăm song phương đến nhiều quốc gia trên thế giới.

Điểm nhấn Tuần lễ Cấp cao APEC 2017

Có thể nói, trong nhiệm kỳ của Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng là sự kiện ngoại giao có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Việt Nam. Với cương vị nguyên thủ của nước chủ nhà, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã hoàn thành xuất sắc trọng trách đại diện cho đất nước, đón tiếp, chủ trì các cuộc họp quan trọng nhất, thảo luận tích cực các vấn đề lớn của APEC cùng lãnh đạo các nền kinh tế thành viên APEC, trong đó có nhiều cường quốc thế giới như Mỹ, Nga, Nhật Bản,…

Nhân dịp Việt Nam đăng cai Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang cũng đã có các cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước đối tác quan trọng như Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe,…

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang sánh bước cùng lãnh đạo các nền kinh tế lớn như Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin sau phiên họp kín ngày 11/11/2017 tại Đà Nẵng. (Nguồn: TTXVN)

Trong các cuộc gặp này, Chủ tịch nước Trần Đại Quang luôn khẳng định rõ quan điểm, đường lối đối ngoại của Việt Nam: xem các quốc gia đối gia đối tác là bạn, là đối tác toàn diện với sự tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và thể chế chính trị. Bên cạnh đó, Chủ tịch nước nhấn mạnh mối quan hệ giữa Việt Nam và các đối tác chủ chốt đang phát triển thực chất và hiệu quả.

Trong tiệc chào mừng các nhà lãnh đạo và đại biểu tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2017, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã dẫn câu ca dao quen thuộc của Việt Nam: “Anh em bốn bể là nhà” để nói về sự hợp tác gắn bó giữa các nền kinh tế thành viên. Chủ tịch nước nói: “Cùng sống hai bên bờ Thái Bình Dương, suốt hàng chục năm qua, chúng ta may mắn được chia sẻ trái ngọt của hòa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực. Từ một nơi từng là chiến trường, sau mấy chục năm qua, châu Á – Thái Bình Dương đã trở thành cái nôi của những câu chuyện thần kỳ về phát triển kinh tế”.

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang phát biểu tại Lễ tổng kết Năm APEC Việt Nam 2017. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Những câu nói đầy nhân văn và ý nghĩa của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã nhận được sự ủng hộ, đánh giá cao của các đại biểu tham dự APEC, cũng như thu hút sự quan tâm từ truyền thông và giới quan sát quốc tế, qua đó chuyển đi một thông điệp về vai trò và sự đóng góp của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Đặc biệt, sự chân thành, tình cảm, việc đón tiếp trọng thị, chu đáo của Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân cũng như sự thân thiện, mến khách của người dân Việt Nam đã để lại những ấn tượng không thể quên trong lòng các đại biểu dự APEC 2017.

Những chuyến thăm nâng tầm quan hệ

Trong suốt nhiệm kỳ của mình, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã ghi dấu ấn đối ngoại một cách nổi bật thông qua các chuyến thăm chính thức đến nhiều quốc gia trên thế giới nhằm đưa quan hệ giữa Việt Nam với các nước lên tầm cao mới, cũng như đón tiếp nhiều nhà lãnh đạo đến Việt Nam. Cụ thể, theo TTXVN, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã chủ trì khoảng 20 lễ đón chính thức Nhà Vua, nguyên thủ các nước thăm cấp Nhà nước đến Việt Nam; thực hiện gần 20 chuyến thăm cấp Nhà nước và tham dự các hội nghị đa phương ở nước ngoài.

Ngay sau khi nhậm chức, tháng 6/2016, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã lên đường đi thăm chính thức Lào và Campuchia, hai nước láng giềng có quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp với Việt Nam.

Tháng 6/2017, Chủ tịch nước có chuyến thăm quan trọng đến Belarus và Liên bang Nga. Tại Minsk, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko nhấn mạnh Belarus luôn xem Việt Nam là một ưu tiên ở châu Á, đồng thời tái khẳng định quyết tâm phát triển quan hệ song phương lên tầm cao mới, hợp tác song phương một cách toàn diện, thiết thực và hiệu quả. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá chuyến thăm của Chủ tịch nước Việt Nam sẽ tạo xung lực mới cho sự phát triển của quan hệ hai nước. Tại Moscow, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh sự cần thiết “tìm những động lực tăng trưởng mới” nhằm đảm bảo sự phát triển năng động của hợp tác kinh tế - thương mại, tính cấp thiết của các nhiệm vụ nâng kim ngạch thương mại hai chiều.

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Moscow, ngày 29/6/2017. (Ảnh: Quang Chinh)

Tháng 5 năm nay, chuyến thăm cấp nhà nước đến Nhật Bản của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã giúp thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược sâu rộng Việt Nam - Nhật Bản bước vào giai đoạn phát triển mới hiệu quả và thiết thực hơn. Chuyến thăm đã thành công tốt đẹp khi trong các cuộc hội đàm, Nhà Vua Akihito, Thủ tướng Shinzo Abe, lãnh đạo Quốc hội và chính giới, lãnh đạo doanh nghiệp Nhật Bản đều khẳng định Việt Nam là đối tác quan trọng trong chính sách của Nhật Bản đối với khu vực, sẵn sàng hợp tác vì sự phát triển bền vững của Việt Nam.

Chưa đầy 1 tháng trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đi thăm hai nước châu Phi là Ethiopia và Ai Cập. Đây được đánh giá là chuyến thăm lịch sử và cũng là lần công du nước ngoài cuối cùng của ông. Tổng thống Ethiopia Mulatu Teshome khẳng định chuyến thăm là sự kiện chính trị đặc biệt quan trọng vì Chủ tịch nước Trần Đại Quang là nguyên thủ đầu tiên của Việt Nam thăm Ethiopia kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1976. Trong khi đó, Chủ tịch nước đến Ai Cập đúng vào dịp hai nước đang tổ chức các hoạt động thiết thực kỷ niệm 55 năm thiết lập quan hệ.

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân đến Luxor, bắt đầu chuyến thăm cấp nhà nước đến Ai Cập. (Ảnh: Nguyễn Hồng)

Là một trong những hoạt động đối ngoại cuối cùng trên cương vị người đứng đầu đất nước, chiều 19/9 vừa qua, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tiếp Trưởng đoàn các Cơ quan Kiểm toán tối cao châu Á (ASOSAI) nhân dịp Đại hội ASOSAI lần thứ 14 diễn ra tại Hà Nội. Chủ tịch nước nêu rõ, các quốc gia ngày càng đánh giá cao vai trò quan trọng của các cơ quan kiểm toán tối cao trong việc tăng cường quản trị và trách nhiệm giải trình, được thể hiện rõ qua nghị quyết của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) tháng 12/2011. Chủ tịch nước khẳng định, qua hơn 24 năm xây dựng và phát triển, Kiểm toán Nhà nước Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò ngày càng quan trọng, giúp Quốc hội giám sát hiệu quả việc quản lý, sử dụng ngân sách và tài sản công.

Đánh giá cao những đóng góp của Chủ tịch nước Trần Đại Quang đối với Việt Nam và thế giới, chiều 21/9 (giờ New York), Liên Hợp quốc (LHQ) đã dành 1 phút mặc niệm Chủ tịch nước. Tuyên bố của Người Phát ngôn LHQ, ông Stephane Dujaric có đoạn viết: “Là một người bạn của LHQ và là người đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước Trần Đại Quang sẽ luôn được tưởng nhớ ở cả trong và ngoài nước”.

Ngay sau khi được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang qua đời, lãnh đạo hàng loạt quốc gia, trong đó có nhiều nước  lớn như Trung Quốc, Nga, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ... đã gửi lời chia buồn đến Nhà nước và Nhân dân Việt Nam cũng như gia đình Chủ tịch nước. Nhiều nước đã tuyên bố treo cờ rủ như một hình thức quốc tang để tưởng nhớ Chủ tịch nước như Cu Ba, Thái Lan...

Tất cả những cử chỉ ấy, thái độ ấy của bạn bè quốc tế, đã cho thấy, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, với vai trò là người đại diện cao nhất cho Nhà nước và Nhân dân Việt Nam, bằng những hoạt động đối ngoại của mình trong những năm tháng của Nhiệm kỳ đã được cộng đồng quốc tế ghi nhận và đánh giá cao, uy tín cá nhân của Chủ tịch nước được lãnh đạo các nước hết sức tôn trọng và ngưỡng mộ.

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai Những hình ảnh trong chuyến công tác nước ngoài cuối cùng của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Chưa đầy 1 tháng trước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có chuyến thăm đến hai nước châu Phi Ethiopia và Ai Cập. Đây được đánh ...

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai Những dấu ấn ngoại giao của Chủ tịch nước Trần Đại Quang

Trên cương vị người đứng đầu Nhà nước, đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối ngoại, Chủ tịch nước ...

dau an cua chu tich nuoc tran dai quang trong doi ngoai Lãnh đạo các nước chia buồn với Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam

Nhận được tin Chủ tịch nước Trần Đại Quang từ trần, lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân ...

Quang Chinh

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Mỹ cho phép Ukraine tấn công sâu vào lãnh thổ Nga: ‘Đèn xanh’ nháy chậm?

Việc Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa của Mỹ tấn công quân sự trên đất Nga có thể chuyển xung đột sang giai đoạn quyết liệt hơn.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán ...
Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024: Lan tỏa những câu chuyện đẹp về tình thầy trò

Cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' 2024 đã tạo sự kết nối tình cảm giữa thầy với trò, giữa nhà trường với ...
NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

NSƯT Linh Nga tạo dáng với áo dài lụa thêu tay, tôn vinh nghề ươm tơ dệt vải

Diễn viên múa Linh Nga thể hiện độ uyển chuyển với những mẫu áo dài thêu tay của nhà thiết kế Vũ Việt Hà.
Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

Kết quả xổ số hôm nay, 22/11: XSMN 22/11/24 - Xổ số Vĩnh Long, xổ số Bình Dương và xổ số Trà Vinh

XSMN 22/11 - Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam 22/11/2024. Kết quả xổ số hôm nay 22/11, được các công ty Xổ số Vĩnh Long, Bình Dương và ...
Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Báo động từ HĐBA LHQ: 70% dân số Syria cần viện trợ nhân đạo

Phó đặc phái viên LHQ Najat Rochdi cho biết 2024 'sẽ là năm đẫm máu nhất' tại Syria trong vòng 4 năm qua.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Mỹ-Trung chạy đua ngoại giao đường sắt, tìm đường tới mỏ khoáng sản châu Phi

Nhằm tiếp cận trữ lượng khoáng sản khổng lồ của châu Phi, Mỹ và Trung Quốc đã bỏ vốn đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm ngoại giao đường sắt tại đây.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử

Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".
Phiên bản di động