Dấu ấn văn hoá qua trang phục áo dài Việt

Thuỳ Dương
TGVN. Áo dài Việt Nam không chỉ đơn thuần là trang phục dân tộc, mà còn chứa đựng cả một bề dày lịch sử, truyền thống văn hóa, tính triết lý và giá trị thẩm mỹ. Điểm qua các giai đoạn phát triển của lịch sử sẽ thấy được những dấu ấn văn hóa khi người Việt dần có sự quan tâm đến trang phục áo dài.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Ngắm trang phục dân tộc được gợi ý cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe 2020
Khúc Khải Hoàn Ca chào Mùa Xuân đại thắng
'Khúc khải hoàn ca' trên mặt trận chống dịch Covid-19
dau an van hoa qua trang phuc ao dai viet
Các diễn giả và đại biểu chụp ảnh kỷ niệm tại Hội thảo.

Sáng ngày 26/6/2020, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức Hội thảo quốc gia “Áo dài Việt Nam: Nhận diện, tập quán, giá trị và bản sắc”. Hội thảo có sự tham dự của TS. Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; TS. Bùi Thị Hòa – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; PGS.TS. Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam. Hội thảo còn có sự tham dự của các nhà nghiên cứu, quản lý di sản văn hóa, nhà thiết kế, các nghệ nhân áo dài, các đại biểu từ các cơ quan Bộ, ban ngành, Viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí truyền thông và các tổ chức quốc tế.

Việt Nam có 54 dân tộc anh em sinh sống trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam với 54 bản sắc văn hóa riêng. Theo nguồn gốc tộc người và điều kiện sinh sống, mỗi dân tộc lại có trang phục truyền thống độc đáo và đặc trưng khác nhau. Sự phong phú và đa dạng này đã tạo nên một bức tranh văn hóa đa màu sắc. Trong bức tranh ấy có sự đóng góp của trang phục Áo dài Việt nhằm nhận diện, đánh giá đầy đủ về những khía cạnh lịch sử, phong tục tập quán, sử dụng, chức năng, giá trị văn hóa, xã hội, nghệ thuật và bản sắc văn hóa của Áo dài Việt Nam.

Áo dài có lịch sử hình thành và phát triển lâu dài, được coi là trang phục truyền thống của mỗi người Việt Nam. Nếu như áo dài phụ nữ là trang phục tôn vinh vẻ kín đáo, dịu dàng làm toát lên nét duyên dáng, thanh lịch của người con gái Việt Nam, áo dài nam lại là trang phục mang nét trang trọng, nghiêm cẩn, tạo nên tính cách của người đàn ông. Áo dài gắn bó với đời sống của người Việt Nam, là biểu tượng, hồn cốt của người phụ nữ Việt. Trang phục áo dài, văn hóa mặc áo dài là một nét văn hóa sống động, đại diện cho văn hóa Việt Nam cần được bảo vệ và phát huy giá trị trong bối cảnh xã hội đương đại.

Trong khuôn khổ của Hội thảo, Ban tổ chức đã nhận được 44 bài tham luận của 47 tác giả, tập trung vào 4 chủ đề chính như: (1) Lịch sử phát triển của Áo dài Việt Nam; (2) Giá trị lịch sử, nghệ thuật, văn hóa, xã hội của Áo dài Việt Nam; Bản sắc văn hóa và biểu tượng của Áo dài Việt Nam cùng với đó là những tập quán liên quan đến trang phục Áo dài Việt Nam; (3) Nghiên cứu về sự đa dạng, thay đổi kiểu cách, thiết kế và cắt may áo dài; Cộng đồng của trang phục áo dài: làng nghề may áo dài, nghệ nhân, nhà thiết kế thời trang…; (4) Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Áo dài Việt Nam. Bên cạnh đó, Ban tổ chức đã lựa chọn một số chủ đề mang tính trọng tâm để các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà thiết kế, các nghệ nhân tham gia cùng thảo luận và chia sẻ.

Với những ý nghĩa và nội dung trên, Hội thảo được chia theo cấu trúc nhóm báo cáo tham luận và thảo luận. Trong đó, nội dung nổi bật và thu hút nhiều ý kiến có giá trị sâu sắc chính là “Nhận diện, giá trị, bản sắc và biểu tượng của Áo dài Việt Nam” với 5 chủ đề khác nhau.

Chủ đề: “Nhận diện về giá trị thẩm mỹ của trang phục Áo dài phụ nữ Việt Nam trong đời sống đương đại” của TS. Trần Thị Bền (Trường đại học Mỹ thuật) đã nêu nên tính thẩm mỹ trong trang phục Áo dài phụ nữ Việt Nam thế kỷ XX qua những tác phẩm hội họa thiếu nữ bên hoa sen qua chất liệu tranh sơn mài. Đến năm 1986, Việt Nam đã tiếp xúc với văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây nên đã có nhiều sáng tạo trong các kiểu dáng, kiểu cách Áo dài Việt Nam trong thời kỳ hội nhập và giao lưu văn hóa quốc tế. Nhưng dưới góc nhìn của PGS. TS Hoàng Minh Phúc với chủ đề: “Trang phục áo dài từ quan điểm tạo hình”, những nghiên cứu của PGS. TS đã lấy mốc thời gian bắt đầu của NTK Cát Tường để phân loại lịch sử phát triển của Áo dài Việt Nam qua 4 giai đoạn khác nhau. Giai đoạn 1 (1930 – 1933): Trang phục phụ nữ Việt được khắc họa qua tranh khắc gỗ. Áo dài giai đoạn này được phác họa trong Hội họa. Giai đoạn 2 (1934): Áo dài Việt Nam xuất hiện trong tác phẩm Báo Văn hóa và Báo Ngày nay hay còn gọi là Đồ họa. Giai đoạn 3, Áo dài Việt Nam xuất hiện trong những tác phẩm điêu khắc đến năm 1945. Giai đoạn 4, từ những năm 1980 đến nay, Áo dài Việt Nam được vẽ lại, nói chính xác là trong Mỹ thuật. Phần trình bày của Thạc sĩ Nguyễn Đức Bình với chủ đề: “Nhận diện áo dài: Đàn ông Việt hướng đi cho Lễ phục nước nhà” nhấn mạnh, áo dài nam không phải là áo dài cách tân, không xuất phát từ áo dài nữ, áo dài nam đã xuất hiện trong các nghi Lễ từ trong gia đình đến các nghi thức Nhà nước. Từ thời nhà Nguyễn (Vua Minh Mạng) đã phát động mặc áo dài. Sau năm 1954, áo dài nam được coi như một biểu tượng của chế độ phong kiến và sau đó, áo dài đã bị nghệ thuật sân khấu hóa cách tân. Cho đến ngày nay, áo dài vẫn theo xu hướng sân khấu và khi mở cửa trở lại, áo dài đã bị xa rời với giá trị truyền thống. Phần trình bày của TS. Nguyễn Thị Thanh Thảo với chủ đề “Áo dài Việt Nam theo góc nhìn của Văn hóa học”. Và cuối cùng, trong vai trò là nhà nghiên cứu, nhà thiết kế Xuân Thu đã đưa ra quan điểm Áo dài Việt Nam được cấu thành bởi ba yếu tố như: tính triết lý, thiết kế và thời trang. Ba yếu tố này chính là sự kế thừa và hội nhập nền văn minh thế giới, trong đó thiết kế chính là tạo hình, màu sắc, lựa chọn chất liệu và phần này quan trọng nhất nhằm khẳng định giá trị Việt. Nhà thiết kế Xuân Thu cho rằng: Trải qua những giai đoạn thăng trầm của lịch sử, áo dài đã bị “biến thiên” cách điệu hóa và gây nhiều tranh cãi về tính xác thực, chúng ta nên nhận diện đúng đâu là giá trị cốt lõi của Áo dài Việt Nam. Bởi mỗi quốc gia mỗi dân tộc có nền văn minh trong trang phục bởi sự kết tinh qua nhiều thời kỳ. Áo dài phụ nữ Việt cũng thế, sự nền nã duyên dáng và phù hợp với tất thảy phụ nữ Việt vì có những giá trị riêng từ những yếu tố mang tính khoa học về cấu trúc có thể người về tập tục văn hoá quan niệm thẩm mỹ và chất liệu phù hợp với khí hậu nhiệt đới của Việt Nam.

Những nhìn nhận và đánh giá trên đã cho thấy, nét đặc trưng của Áo dài Việt Nam được thể hiện ở tính phổ cập của nó trong đời sống xã hội. Áo dài Việt Nam chính là là thành quả lao động và sáng tạo có thể sử dụng cả với tư cách Lễ phục và thường phục, áo dài có thể mặc trong nhiều không gian, thời gian, sự kiện khác nhau. Trang phục áo dài là sản phẩm mang tính xã hội cao. Trên cơ sở đó, Hội thảo dự kiến sẽ có những đề xuất giải pháp và kiến nghị, góp phần nâng cao nhận thức của chúng ta về giá trị của trang phục áo dài nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, yêu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa nghệ thuật của nhân dân, cũng như góp phần quảng bá văn hóa Việt Nam ra thế giới.

Bà Phan Thu Hằng, một người đứng đầu tổ chức hoạt động về Văn hoá và Bảo tồn Di sản, ICEP – HANOI CLASY, đơn vị đồng hành cùng Viện Văn hoá Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, mong muốn bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc, trong đó có bảo tồn về Áo dài Việt Nam. Theo bà Thu Hằng, trước hết cần nâng cao nhận thức trong cộng đồng qua việc sử dụng áo dài như trang phục không chỉ trong các dịp Lễ hội, các sự kiện quan trọng. Và lúc này các NTK sẽ thoả sức sáng tạo những mẫu thiết kế đa dạng trong chất liệu, màu sắc để bắt nhịp cuộc sống đương đại, phù hợp nhiều hoàn cảnh khác nhau, tuy nhiên tất cả đều phải dựa trên nền tảng truyền thống. Khi lan toả nhận thức trong cộng đồng thì tự khắc giá trị được bảo tồn. Bởi Di sản chính là được cộng đồng đồng thuận, đề cử và bảo vệ.

Chúng ta nhận thấy, trong xu thế phát triển lịch sử của nhân loại, văn hóa còn đạt đến giá trị của thẩm mỹ, Áo dài Việt đã kết hợp hài hòa cả hai yếu tố bản sắc văn hóa và tính dân tộc. Tìm hiểu về Áo dài Việt cho thấy, áo dài chính là niềm tự hào của người Việt Nam như một thành tựu văn hóa có bề dày lịch sử. Dù bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, áo dài vẫn giữ được nét văn hóa riêng kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa giao lưu văn hóa và giữ gìn bản sắc dân tộc. Qua đó, những dấu ấn văn hóa của Áo dài Việt Nam vẫn luôn phát huy được giá trị bảo tồn và phát triển trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhưng vẫn mang những nét riêng của bản sắc văn hóa Việt.

Một số hình ảnh tại buổi Hội thảo:

dau an van hoa qua trang phuc ao dai viet
Hội thảo có sự tham dự của TS. Trịnh Thị Thủy – Thứ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; TS. Bùi Thị Hòa – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; PGS.TS. Bùi Hoài Sơn – Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam.
dau an van hoa qua trang phuc ao dai viet
Toàn cảnh lễ khai mạc hội thảo.
dau an van hoa qua trang phuc ao dai viet
Nhà thiết kế Xuân Thu trình bày tham luận.
dau an van hoa qua trang phuc ao dai viet
Thạc sĩ Nguyễn Đức Bình giới thiệu về áo dài nam.
Xây dựng thương hiệu áo dài Việt Nam để tránh tình trạng bị “đánh cắp bản quyền” Xây dựng thương hiệu áo dài Việt Nam để tránh tình trạng bị “đánh cắp bản quyền”

Trước những ồn ào liên quan đến chuyện một nhà thiết kế Trung Quốc đưa lên sàn diễn thời trang một số thiết kế giống ...

Ấn tượng áo dài Việt Nam trong Ngày hội văn hóa quốc tế tại Nam Phi

Ấn tượng áo dài Việt Nam trong Ngày hội văn hóa quốc tế tại Nam Phi

TGVN. Màn trình diễn áo dài truyền thống cùng điệu múa dân gian đặc sắc của đoàn Đại sứ quán Việt Nam đã để lại ...

Khởi động cuộc thi Áo dài phu nhân châu Âu 2020 tại Đức

Khởi động cuộc thi Áo dài phu nhân châu Âu 2020 tại Đức

Tối 9/6, tại thành phố Dresden thuộc bang Sachsen (Đức), Ban tổ chức cuộc thi Áo dài Phu nhân tại châu Âu năm 2020 đã ...

Áo dài Việt Nam khoe sắc tại Tuần lễ Thời trang toàn cầu ở Ấn Độ

Áo dài Việt Nam khoe sắc tại Tuần lễ Thời trang toàn cầu ở Ấn Độ

Tuần lễ Thời trang và Thiết kế toàn cầu lần thứ ba diễn ra ở thành phố Noida từ ngày 17-19/4 đã được tô điểm ...

Quảng bá áo dài Việt Nam với bạn bè ASEAN và Ấn Độ

Quảng bá áo dài Việt Nam với bạn bè ASEAN và Ấn Độ

Chương trình trên đã thu hút sự tham gia đông đảo và quan tâm lớn của bạn bè Ấn Độ, các nước ASEAN và báo ...

Đọc thêm

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Trung Quốc: Phát hiện dấu chân một trong những loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới

Một nhóm nhà khoa học phát hiện tại Trung Quốc những dấu chân của loài deinonychosaur (chim khủng long) lớn nhất được biết đến nay.
Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5: Giá heo hơi tăng cao nhất ở miền Trung, Tây Nguyên

Giá heo hơi hôm nay 7/5 ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên tăng cao nhất 2.000 đồng/kg, dao động trong khoảng 61.000 - 63.000 đồng/kg.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Triển khai hệ thống thị thực điện tử mới, Cuba kỳ vọng hút khách du lịch quốc tế

Từ tháng 5, Cuba triển khai hệ thống thị thực điện tử mới dành cho du lịch nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách quốc tế.
Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Sức hút của những điểm du lịch ‘bản sao’ trên toàn thế giới

Trên toàn thế giới, hoạt động du lịch đang phục hồi mạnh mẽ. Lưu lượng hành khách hàng không năm 2023 đã chạm mức gần 95% so với thời kỳ trước đại dịch.
Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Lên Điện Biên, khám phá căn hầm quân sự kiên cố nhất của thực dân Pháp tại Đông Dương

Là cơ quan ‘đầu não’ của thực dân Pháp tại cứ điểm Điện Biên Phủ, hầm Đờ Cát hay còn gọi là hầm De Castries được xây dựng kiên cố nhất Đông Dương.
Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Phát triển du lịch Mường Nhé - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe'

Baoquocte.vn. Huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên - nơi 'một con gà gáy cả 3 nước đều nghe', có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển du lịch.
Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Ghi nhận những tín hiệu tích cực của ngành du lịch dịp lễ 30/4-1/5

Trong 5 ngày nghỉ lễ, ngành du lịch ước phục vụ khoảng 8 triệu lượt khách, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023, có khoảng 3,6 triệu lượt khách có lưu trú.
Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khám phá Hồ Ba Bể (Bắc Kạn) - điểm đến tận hưởng thiên nhiên

Khu du lịch Ba Bể là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thiên nhiên và đam mê trải nghiệm không gian văn hóa vùng cao Bắc Kạn.
Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu 2024 tại Việt Nam sẽ tập trung vào chủ đề giới

Những ngày văn học châu Âu sẽ quay trở lại với chuỗi hoạt động đa dạng từ sự kiện thảo luận, workshop, triển lãm sẽ tập trung vào văn học giới.
Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào

Viện Pháp tại Hà Nội sẽ tổ chức tọa đàm ra mắt sách 'Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại 1925-1945: Khai sinh và tiến trình' của GS. Bùi Xuân Bào.
Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Dạo chơi vườn văn Mỹ [Kỳ 5]

Mặc dù có một lịch sử ngắn hơn so với các quốc gia ở lục địa già, Mỹ vẫn có những nhà văn xuất sắc đã được phản ánh trong 200 năm qua.
Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Ra mắt truyện ký đặc sắc về Tổng Bí thư Trần Phú

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú (1/5/1904-1/5/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu truyện kí đặc sắc 'Trần Phú' của tác giả Sơn Tùng.
Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Hành trình từ chí sĩ cách mạng đến học giả uyên bác của Giáo sư Đào Duy Anh

Giáo sư Đào Duy Anh là một học giả uyên bác với vốn tri thức bách khoa sâu rộng và là một người thầy của những thế hệ sử gia đầu tiên được đào tạo ...
Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Sôi nổi các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024 đã diễn ra sôi nổi ở nhiều địa phương trong cả nước.
Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét

Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Đắc Vinh nhấn mạnh, dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) đã đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét.
Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai: Một góc thanh tịnh, an yên ở Hà Nam

Với cảnh quan tuyệt đẹp nằm cạnh đồi thông thơ mộng cùng không gian thanh tịnh, chùa Địa Tạng Phi Lai ở Hà Nam là điểm đến yêu thích của du khách.
Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Chuyện về người đầu tiên dịch ‘Nhật ký trong tù’ của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra tiếng Pháp

Từng làm việc tại Tòa Thượng thẩm Paris, là Đảng viên Đảng cộng sản Pháp, nhưng trọn cuộc đời luật sư Phan Nhuận cống hiến cho Tổ quốc Việt Nam.
Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Một ngày hoạt động đầy năng lượng của Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO tại Ninh Bình

Trong chuyến thăm Việt Nam từ ngày 24-27/4, Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO Simona-Mirela Miculescu dành trọn một ngày tham gia nhiều hoạt động ở Ninh Bình.
Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Hải Phòng chào đón du khách về với miền di sản

Lễ hội Hoa phượng đỏ với chủ đề: “Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản” sẽ diễn ra vào ngày 11/5, hứa hẹn mang đến chuỗi sự kiện hấp dẫn.
Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Mong muốn UNESCO tiếp tục đồng hành với Hà Nội trong việc bảo tồn di sản của thành phố

Ngày 24/4, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh tiếp Chủ tịch Đại hội đồng UNESCO lần thứ 42 Simona-Mirela Miculescu.
Phiên bản di động