Đâu là động lực tăng trưởng và phát triển bền vững của Việt Nam?

TS. CẤN VĂN LỰC
Để đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII và của Quốc hội đã đề ra, việc khôi phục các động lực tăng trưởng hiện hữu và tìm kiếm các động lực mới là vấn đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược đối với Việt Nam trong bối cảnh hiện nay cũng như đến năm 2025 và năm 2030.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Triển khai thuế tối thiểu toàn cầu: Cần trao đổi, học hỏi kinh nghiệm từ phương Tây và ASEAN
Để các động lực tăng trưởng phát huy tối đa hiệu quả, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương cần nhất quán xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp. Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnamnet)

Nửa nhiệm kỳ vượt khó

Kể từ sau Đại hội XIII của Đảng đến nay, tình hình thế giới và khu vực có nhiều diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường. Khó khăn, thách thức mới xuất hiện nhiều hơn là cơ hội, nặng nề hơn so với dự báo, cũng như so với các nhiệm kỳ gần đây: xung đột Nga - Ukraine, đại dịch Covid-19, khí hậu thất thường, khắc nghiệt và nhiều thiên tai hơn. Thời kỳ “họa vô đơn chí” này khiến kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam bất thường, bấp bênh và rủi ro hơn - điều mà giới kinh doanh vẫn gọi là thế giới VUCA (biến động, không chắc chắn, phức tạp và mơ hồ).

Trong bối cảnh đó, Việt Nam phải thực hiện đa mục tiêu: vừa phải tập trung giải quyết những vấn đề phức tạp mới phát sinh, vừa phải xử lý những yếu kém, tồn đọng lâu nay bộc lộ, vừa phải phục hồi, phát triển nhanh và bền vững.

Với sự đồng lòng, quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự quyết liệt của Chính phủ, nhiều chính sách, giải pháp quyết liệt, quy mô, kể cả chưa có tiền lệ, được các cấp có thẩm quyền ban hành đi kèm việc thành lập, kiện toàn tổ chức - bộ máy chỉ đạo, thực hiện.

Có thể kể đến như: các định hướng, chỉ đạo của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Nghị quyết 30/2021/QH15 của Quốc hội, Nghị quyết 86/2021/NQ-CP, Nghị quyết 128/2021/NQ-CP về phòng, chống dịch bệnh; các nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023, về chính sách tài khóa cho phép giãn hoãn, giảm thuế, phí cho doanh nghiệp, người dân với tổng giá trị miễn giảm thuế phí khoảng 210 nghìn tỷ đồng, tổng giá trị gia hạn là hơn 430 nghìn tỷ đồng (theo Bộ Tài chính) trong bốn năm (2020-2023); thực hiện chính sách tiền tệ cho phép cơ cấu lại nợ, giảm lãi suất, phí dịch vụ, các gói tín dụng ưu đãi…; cùng nhiều chỉ thị, nghị quyết, chính sách thúc đẩy đầu tư công, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các thị trường đất đai, bất động sản, xây dựng, du lịch, vốn được ban hành kịp thời, tháo gỡ những điểm nghẽn.

Nhờ vậy, Việt Nam cơ bản đã vững vàng vượt qua khó khăn, thách thức và đạt được nhiều kết quả quan trọng, khá toàn diện, được quốc tế và trong nước ghi nhận. Nền kinh tế duy trì được đà tăng trưởng và là điểm sáng “trong bức tranh xám màu” của kinh tế toàn cầu (theo IMF).

Tăng trưởng kinh tế năm 2021 đạt 2,6%, năm 2022 đạt 8,02%, cao hơn nhiều so với kế hoạch 6-6,5%, sáu tháng đầu năm 2023 đạt 3,72%, cả năm dự báo tăng khoảng 5-5,5% (bình quân ba năm đạt khoảng 5,4%, cao gấp 1,7 lần mức bình quân của thế giới là 3,2%). Định hạng tín nhiệm quốc gia và vị thế quốc tế tiếp tục được cải thiện.

Trong tám tháng đầu năm nay, dù kinh tế Việt Nam chịu tác động tiêu cực từ bối cảnh kinh tế thế giới cũng như một số vấn đề nội tại nêu trên nhưng vẫn đạt mức tăng trưởng 3,72% trong sáu tháng đầu năm và đang phục hồi tích cực: các cân đối lớn được đảm bảo, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp, lãi suất giảm, tỷ giá khá ổn định.

Những kết quả trong phát triển kinh tế - xã hội của nửa nhiệm kỳ vừa qua là đáng trân trọng; tuy nhiên, vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Để có thể đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng XIII, việc khôi phục các động lực tăng trưởng hiện hữu và tìm kiếm các động lực mới là vấn đề vừa mang tính cấp bách vừa mang tính chiến lược đối với Việt Nam.

Những động lực tăng trưởng mới

Trong nhiều năm qua, công tác hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế của Việt Nam thu được những kết quả quan trọng, được cộng đồng quốc tế công nhận, đánh giá cao: (i) hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với yêu cầu thực tiễn và cam kết hội nhập quốc tế; môi trường đầu tư - kinh doanh được cải thiện; quyền tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp được bảo đảm hơn, từng bước thích ứng với nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế; (ii) chế độ sở hữu, các thành phần kinh tế, loại hình doanh nghiệp phát triển đa dạng; các quyền và nghĩa vụ về tài sản được thể chế hóa đầy đủ hơn; (iii) các yếu tố thị trường và các loại thị trường được hình thành đồng bộ hơn, gắn kết với thị trường khu vực và thế giới khi hầu hết giá cả của các loại hàng hóa, dịch vụ được xác lập theo cơ chế thị trường và Việt Nam ngày một có vai trò lớn hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu; là lựa chọn đầu tư chiến lược của nhiều tập đoàn đa quốc gia; (iv) các cơ chế, chính sách đã chú trọng nhiều hơn đến kết hợp giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, với bảo vệ môi trường cũng như tạo cơ hội cho người dân tham gia và thụ hưởng thành quả từ phát triển.

Từ năm 2020 đến nay, kinh tế thế giới biến chuyển nhanh chóng, với hai nguyên nhân lớn nhất là đại dịch Covid-19 và xung đột tại Ukraine. Theo đó, nhu cầu và hành vi đầu tư, tiêu dùng thay đổi theo hướng tiết kiệm và bảo vệ sức khỏe nhiều hơn, nhiều mô hình kinh doanh, xu hướng công nghệ mới phát triển nhanh hơn so với dự đoán. Từ đó, những xu thế vận động mới này có thể trở thành động lực mới cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong trung - dài hạn.

Thứ nhất, động lực từ xu hướng phát triển mạnh mẽ của kinh tế số, với việc hoàn thiện hành lang pháp lý; khắc phục các hạn chế về hạ tầng, nguồn nhân lực số, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, an ninh mạng và bảo mật thông tin, dữ liệu; dự báo kinh tế số Việt Nam tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ về cả lượng và chất đến năm 2025 và 2030, góp phần tăng quy mô và tốc độ tăng trưởng, tăng năng suất lao động, tính hiệu quả và bền vững. Dự báo, kinh tế số đóng góp khoảng 25-30% GDP và khoảng 0,63-1,35 điểm % vào tăng trưởng GDP hàng năm.

Thứ hai, động lực đến từ nâng cao năng suất lao động và TFP (hay gia tăng chất lượng). Đây vừa là động lực, vừa là giải pháp để kinh tế Việt Nam nâng cao hiệu quả và chất lượng trong những năm tới. Thực tế, năng suất lao động của Việt Nam đang thấp hơn nhiều quốc gia châu Á (chỉ bằng 12,2% Singapore, bằng 63,9% Thái Lan, 94,2% Philippines, 24,4% Hàn Quốc, 58,9% Trung Quốc…); trong khi đó, TFP năm 2022 của Việt Nam chỉ đóng góp 43,8% vào tăng trưởng GDP, thấp hơn bình quân 45,7% giai đoạn 2016-2020.

Thứ ba, động lực từ khu vực kinh tế tư nhân ngày càng đóng quan trọng cho nền kinh tế, bổ sung và làm giàu các nguồn lực mà khu vực Nhà nước không làm hoặc không làm được.

Thứ tư, động lực từ hoàn thiện và nâng cao chất lượng thể chế kinh tế. Đây có thể đánh giá là động lực đột phá nhưng cũng khó thực hiện và có thể cần nhiều thời gian nhất bởi động lực này giúp kiến tạo cơ chế mới, cách thức vận hành mới, tạo ra môi trường kinh doanh - đầu tư hấp dẫn, minh bạch.

Thứ năm, động lực từ lợi ích thiết thực của kinh tế xanh và chủ động thích ứng biến đổi khí hậu của Việt Nam. Kinh tế xanh là nền kinh tế dựa trên việc sử dụng hiệu quả tài nguyên và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh cũng xác định mục tiêu, giải pháp nâng cao vai trò và đóng góp của tăng trưởng xanh.

Thứ sáu, động lực từ quyết tâm nâng cao vị thế của Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đây cũng là một trong những mục tiêu quan trọng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2030. Việc Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu giúp các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được với nguồn vốn, công nghệ, kỹ năng quản trị, thị trường và đối tác mới; từ đó, nâng cao năng lực cạnh tranh, tăng giá trị cho sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Nhờ đó, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam thúc đẩy từ việc tăng sản xuất, xuất khẩu, thu nhập, việc làm và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bên cạnh việc củng cố những động lực tăng trưởng truyền thống, việc phát huy, khai thác những động lực tăng trưởng mới nhằm phát triển nhanh, bền vững, bao trùm, đạt mục tiêu chiến lược đã đề ra; trong đó cần đẩy nhanh tiến trình hoàn thiện thể chế (nhất là các luật đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản, đấu thầu…), bao gồm cả tháo gỡ rào cản, chú trọng khâu thực thi và phối hợp chính sách; quan tâm xây dựng thể chế cho phát triển kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Xây dựng đề án nâng cao năng suất lao động quốc gia (cùng với chuyển đổi số sẽ góp phần tăng đóng góp của TFP vào tăng trưởng); đồng thời thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển mạnh hơn, bền vững hơn...

Để các động lực tăng trưởng phát huy tối đa hiệu quả, Chính phủ, Quốc hội và các bộ, ngành, địa phương cần nhất quán xây dựng và thực thi các chính sách, giải pháp để có thể củng cố động lực tăng trưởng hiện tại và phát hiện, khai thác hiệu quả động lực mới cũng như tương tác, cộng hưởng giữa các động lực cũ và mới này, góp phần quan trọng phục hồi và phát triển nhanh, bền vững và bao trùm trong thời gian tới.

Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong tạo lập hòa bình và phát triển bền vững

Khẳng định vai trò của phụ nữ Việt Nam trong tạo lập hòa bình và phát triển bền vững

Sáng 6/11, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Cơ quan Liên hợp quốc về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ ...

Việt Nam ủng hộ hợp tác Pháp ngữ vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Việt Nam ủng hộ hợp tác Pháp ngữ vì hòa bình, ổn định và phát triển bền vững

Từ ngày 4-5/11, tại Yaounde, thủ đô Cameroon, diễn ra Hội nghị Bộ trưởng lần thứ 44 của Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) ...

Tái tạo đô thị và phát triển bền vững

Tái tạo đô thị và phát triển bền vững

Ngày 18/11, Diễn đàn Mạng lưới các Thành phố Sáng tạo của UNESCO khu vực Đông Nam Á tại Hà Nội với chủ đề “Tái ...

Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững

Di sản văn hóa là động lực cho hòa bình, tự cường và phát triển bền vững

Tối 17/11, tại Trung tâm Văn hoá Việt Nam ở thủ đô Paris, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Phái đoàn thường ...

Hỗ trợ doanh nghiệp và ngành nghề thúc đẩy hiệu quả kết nối cung cầu, phát triển bền vững

Hỗ trợ doanh nghiệp và ngành nghề thúc đẩy hiệu quả kết nối cung cầu, phát triển bền vững

Ngày 23/11 tại Hà Nội, Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương (Bộ Công Thương) phối hợp với các đơn vị liên quan ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Man City 'vung tiền' chiêu mộ cầu thủ tỏa sáng tại EURO 2024 Dani Olmo

Nguồn tin từ Foot Mercato cho hay, Dani Olmo đã lọt vào tầm ngắm Man City - đội bóng hoạt động chậm chạp trên thị trường chuyển nhượng gần đây.
Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức Lễ viếng và ghi sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đại sứ quán Việt Nam tại Hy Lạp tổ chức lễ viếng và mở sổ tang đồng chí Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam Nguyễn ...
Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quan hệ Việt Nam-Thụy Sỹ đang bước sang một giai đoạn hợp tác mới

Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Thụy Sỹ Alexandre Fasel nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Thứ trưởng Thường trực Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ.
Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cách tìm kiếm bài hát YouTube trong ứng dụng Gemini dễ dàng nhất

Cùng tìm kiếm bài hát trên YouTube bằng ứng dụng Gemini và không bỏ lỡ bất kỳ giai điệu yêu thích nào. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách làm ...
Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thầy cô giáo ngoài 90 tuổi đến tiễn đưa 'người học trò xuất sắc' - Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nghe tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần, mặc dù tuổi cao, sức yếu nhưng bà Đặng Thị Phúc vẫn cố gắng để tiễn biệt.
Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024: Thị trường còn tăng trong trung và dài hạn, Việt Nam là nguồn cung hồ tiêu lớn nhất cho Ấn Độ

Giá tiêu hôm nay 27/7/2024 tại thị trường trong nước tăng nhẹ ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 149.000 – 150.000 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng liên tiếp 'lao dốc'; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9, mốc 2.500 USD đang đến rất gần?

Giá vàng hôm nay 27/7/2024: Giá vàng trên đà giảm mạnh; Fed chắc chắn giảm lãi suất vào tháng 9 khiến mốc 2.500 USD đang trở nên rất gần?
G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm 'xoa dịu' Mỹ

G7 tìm cách sử dụng lợi nhuận từ tài sản Nga bị phong tỏa, EU có ý tưởng mới nhằm 'xoa dịu' Mỹ

Các nhà lãnh đạo G7 đã đạt được thỏa thuận phân bổ cho Ukraine 50 tỷ USD lợi nhuận từ tài sản bị phong tỏa của Nga cho đến cuối năm 2024.
Tổng thống Biden 'làm nóng' bầu cử Mỹ 2024, chính sách kinh tế của bà Kamala Harris sẽ như thế nào?

Tổng thống Biden 'làm nóng' bầu cử Mỹ 2024, chính sách kinh tế của bà Kamala Harris sẽ như thế nào?

Ông Joe Biden đã 'thổi bùng' cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 khi tuyên bố sẽ bước ra khỏi 'đường đua'...
Sở hữu thế mạnh độc đáo, đây là cách các nhà sản xuất Trung Quốc 'hốt bạc' tại Olympic Paris 2024

Sở hữu thế mạnh độc đáo, đây là cách các nhà sản xuất Trung Quốc 'hốt bạc' tại Olympic Paris 2024

Sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh Olympic Paris 2024 được dự báo là sân khấu mùa Hè khổng lồ cho các nhà sản xuất đến từ Trung Quốc.
Ngành vận tải biển 'thay đổi số phận' nhờ khủng hoảng Biển Đỏ, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Ngành vận tải biển 'thay đổi số phận' nhờ khủng hoảng Biển Đỏ, thương mại thế giới sẽ ra sao?

Khủng hoảng vận tải Biển Đỏ càng trở nên tồi tệ hơn, nhưng nó lại đang giúp ngành vận tải biển thay đổi số phận, chỉ có thương mại toàn cầu tiếp tục chịu rủi ...
Ukraine bất ngờ 'khóa van' đường ống dầu thô trừng phạt Nga, Hungary lên án, Bulgaria đề nghị hỗ trợ

Ukraine bất ngờ 'khóa van' đường ống dầu thô trừng phạt Nga, Hungary lên án, Bulgaria đề nghị hỗ trợ

Bulgaria đề nghị hỗ trợ Hungary vượt qua những thách thức do lệnh cấm cung cấp của Ukraine đối với dầu của công ty Lukoil của Nga.
Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Bất động sản mới nhất: Thị trường ấm lên từng ngày, định lại giá đất hơn 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền

Lượng giao dịch tăng hơn 10%, Khánh Hòa định lại giá đất 60 dự án, quy định mới về mua bán đất nền dự án… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Bất động sản mới nhất: Cần một chữ ‘thông’ để thị trường ‘đổi sắc’; đề xuất phạt tới 1 tỷ đồng nếu không công khai dự án ‘cắm’ ngân hàng

Ba Luật mới sẽ gỡ 'nút thắt' cho thị trường, Hà Nội đồng ý tiếp tục thực hiện Khu đô thị Thanh Hà A, B… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Từ ngày 1/8, có bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 không?

Có hay không bắt buộc đổi sổ đỏ/sổ hồng cũ sang sổ mới theo Luật Đất đai 2024 đang được người dân quan tâm khi hiệu lực Luật mới đã điều chỉnh.
Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu khi lựa chọn chủ đầu tư

Theo Báo cáo của PropertyGuru Việt Nam, khi cân nhắc chủ đầu tư, người mua chú ý nhất đến tiềm lực tài chính và uy tín thương hiệu.
3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

3 luật về bất động sản có hiệu lực từ ngày 1/8/2024

Quốc hội vừa thông qua Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản 2023, Luật Nhà ở 2023 và Luật Các tổ chức tín ...
Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Bất động sản mới nhất: Phân khúc tăng giá nhất, loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, điều kiện cấp sổ hồng cho chung cư mini

Loại 12 dự án khỏi danh mục đấu giá, giá căn hộ cao cấp và đất nền tại TPHCM tăng gấp đôi sau 8 năm… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7: USD chưa dứt đà giảm, Yen Nhật được hỗ trợ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 26/7 ghi nhận USD giảm nhẹ, trong bối cảnh lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ đi xuống.
MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

MB cho vay mua ôtô phê duyệt siêu tốc chỉ trong 5 phút

Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) triển khai gói vay ưu đãi 5000 tỷ đồng dành cho khách hàng vay mua ô tô với lãi suất hấp dẫn chỉ từ 7,5%/năm, khách hàng có thể ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7: Yen Nhật 'chiếm sóng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 25/7 ghi nhận đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 2 tháng so với đồng Yen Nhật.
MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

MB tung gói vay mua nhà miễn trả gốc trong 5 năm đầu – hàng trăm bạn trẻ đã hiện thực hóa ước mơ an cư

Với gói vay mua nhà linh hoạt, lãi suất ưu đãi và thời gian vay lên đến 35 năm, MB mang đến cơ hội “hiện thực hóa ngôi nhà mơ ước" cho người trẻ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7: Yen Nhật bật tăng, thị trường 'im hơn lặng tiếng'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 24/7 ghi nhận đồng USD phản ứng rất ít với dữ liệu doanh số bán nhà hiện tại của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7: USD lao dốc nhẹ khi nhận tin của Tổng thống Biden rời cuộc đua

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 23/7 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ trong bối cảnh giao dịch tổng thể trầm lắng.
Phiên bản di động