Ban lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc vẫn không thay đổi mức độ coi trọng và kế hoạch nâng cấp ngành sản xuất của đất nước. (Nguồn: China Daily) |
Ngành sản xuất là huyết mạch của nền kinh tế
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng nhấn mạnh rằng ngành sản xuất là huyết mạch của nền kinh tế.
Kết hợp với động thái chấn chỉnh của cơ quan quản lý giám sát Trung Quốc đối với các doanh nghiệp Internet hàng đầu trong thời gian gần đây như Alibaba, Tencent, Didi Chuxing... hay những bài viết chỉ trích của truyền thông chính thống đối với các trò chơi trực tuyến, có quan điểm cho rằng ban lãnh đạo cấp cao của Trung Quốc muốn bắc nhịp cầu kinh tế từ ngành sản xuất, chứ không phải Internet.
Đồng thời, động thái này cũng lý giải việc chấn chỉnh quản lý giám sát của chính phủ Trung Quốc là "ngăn chặn và kiềm chế nền kinh tế Internet ở mức độ nhất định nào đó".
Quả thực, trước khi xảy ra chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vào đầu năm 2018, ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đã từng ấp ủ kế hoạch cải thiện ngành sản xuất đầy tham vọng - "Made in China 2025", trong đó bao gồm 3 bước.
Tin liên quan |
Ba rủi ro lớn đánh chặn kinh tế Trung Quốc 6 tháng cuối năm 2021 |
Bước thứ nhất là đến năm 2025, đưa Trung Quốc vào đội ngũ cường quốc sản xuất. Bước thứ hai là đến năm 2035, tổng thể ngành sản xuất đạt đến trình độ trung bình của nhóm cường quốc sản xuất trên thế giới.
Cuối cùng, vào thời điểm 100 năm thành lập nước (năm 2049), Trung Quốc sẽ củng cố hơn nữa vị trí cường quốc sản xuất, với sức mạnh tổng hợp nằm ở top đầu cường quốc sản xuất của thế giới.
Tuy nhiên, sau đó, chính phủ Trung Quốc đã làm mờ dần khái niệm "Made in China 2025". Dù vậy, ban lãnh đạo cấp cao của nước này vẫn không thay đổi mức độ coi trọng và kế hoạch nâng cấp ngành sản xuất của đất nước.
Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 được kỳ họp Lưỡng hội Trung Quốc thông qua vào tháng 3/2021 đã xác định mục tiêu đi sâu thực hiện chiến lược cường quốc sản xuất, trong đó nhấn mạnh cần phải duy trì sự ổn định cơ bản trong tỷ trọng của ngành sản xuất.
Nếu so với mục tiêu "nâng cao hơn nữa tỷ trọng của ngành dịch vụ" được nêu ra trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 13 thì có thể thấy sự thay đổi rõ nét.
Trên thực tế, ngay trong thời kỳ Quy hoạch 5 năm lần thứ 13, Trung Quốc đã đẩy nhanh việc chuyển đổi từ "Trung Quốc sản xuất" sang "Trung Quốc sản xuất thông minh", từ "công xưởng thế giới" sang "công nghệ Trung Quốc", "tiêu chuẩn Trung Quốc".
Trong Quy hoạch 5 năm lần thứ 14, ngoài việc đẩy nhanh hơn nữa quá trình chuyển đổi thông minh và nâng cấp công nghiệp của ngành sản xuất, Bắc Kinh còn tập trung bù đắp những khiếm khuyết về mạch tích hợp, vật liệu then chốt, thiết bị cốt lõi, đồng thời tăng tốc phát triển các dự án có lợi thế, bao gồm mạng viễn thông 5G.
Ngày 30/7/2021, Bộ Chính trị Trung Quốc đã tổ chức hội nghị, tập trung bàn về vấn đề kinh tế, trong đó nhấn mạnh rằng "cần phải khai thác tiềm năng thị trường trong nước, hỗ trợ việc đẩy nhanh phát triển ô tô năng lượng mới, nhanh chóng kết nối thông suốt hệ thống thương mại điện tử và hệ thống chuyển phát nhanh giữa thành thị và nông thôn".
Ngoài ra, Trung Quốc cũng cần "tăng cường đổi mới công nghệ và sức bền của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản, thúc đẩy nghiên cứu ứng dụng, triển khai các chương trình đặc biệt để bổ sung và tăng cường các chuỗi, nhanh chóng giải quyết những khó khăn nút thắt cổ chai, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa kiểu mới".
Điều này đồng nghĩa với việc ngành sản xuất cao cấp của Trung Quốc sẽ được thúc đẩy phát triển dựa trên phương hướng chính xác hơn và khoa học hơn.
Kinh tế Internet vẫn giữ vai trò quan trọng
Tuy nhiên, không thể vì thế mà cho rằng ban lãnh đạo cấp cao Trung Quốc không coi trọng, thậm chí có tư tưởng ngăn chặn nền kinh tế Internet.
Ngược lại, nước này rất coi trọng nền kinh tế kỹ thuật số - hình thức kinh tế mới dựa trên nền tảng Internet. Quy hoạch 5 năm lần thứ 14 đã nêu rõ, Bắc Kinh "chào đón thời đại kỹ thuật số, kích hoạt tiềm năng của các yếu tố dữ liệu, thúc đẩy xây dựng cường quốc Internet", "xây dựng lợi thế mới của nền kinh tế kỹ thuật số".
Ngày 23/5/2020, khi đến thăm các ủy viên trong giới kinh tế của Chính hiệp Trung Quốc đang tham dự kỳ họp Lưỡng hội, Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhấn mạnh mục tiêu đẩy nhanh các ngành công nghiệp mới nổi mang tính chiến lược như kinh tế kỹ thuật số, sản xuất thông minh, sức khỏe đời sống, vật liệu mới…
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng yêu cầu hình thành nhiều điểm tăng trưởng, cực tăng trưởng mới, nỗ lực kết nối các khâu sản xuất, phân phối, lưu thông, tiêu thụ, để từng bước hình thành cục diện phát triển mới, lấy vòng tuần hoàn lớn trong nước làm chủ thể, vòng tuần hoàn trong nước và quốc tế tác động thúc đẩy lẫn nhau.
| Kinh tế Trung Quốc 'hạ nhiệt', mục tiêu tăng trưởng có còn trong tầm tay? |
Theo thống kê, chỉ trong tháng 11/2020, Chủ tịch Tập Cận Bình ít nhất đã 5 lần đề cập khái niệm kinh tế kỹ thuật số tại Hội chợ triển lãm xuất nhập khẩu quốc tế Trung Quốc lần thứ ba, Hội nghị không chính thức lần thứ 27 của các nhà lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Hội nghị lần thứ 20 của các nhà lãnh đạo các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS)…
Hơn nữa, ông Tập Cận Bình còn nhấn mạnh "kinh tế kỹ thuật số là phương hướng phát triển trong tương lai của toàn cầu".
Số liệu thống kê từ "Sách Trắng kinh tế kỹ thuật số toàn cầu" do Viện Viễn thông Trung Quốc công bố ngày 2/8 cho thấy, trong năm 2020, quy mô giá trị gia tăng kinh tế kỹ thuật số của 47 quốc gia đạt 32.600 tỷ USD, tăng trưởng danh nghĩa theo năm 3%, chiếm 43,7% tỷ trọng GDP.
Trong đó, quy mô nền kinh tế kỹ thuật số của Trung Quốc là 5.400 tỷ USD, đứng thứ hai thế giới, với tốc độ tăng trưởng hằng năm là 9,6%, đứng đầu thế giới.
Theo các chuyên gia, Trung Quốc muốn thúc đẩy chuyển đổi từ "Trung Quốc sản xuất" sang "Trung Quốc sản xuất thông minh", từ "công xưởng thế giới" sang "công nghệ Trung Quốc", "tiêu chuẩn Trung Quốc", chắc chắc cần phải thúc đẩy ứng dụng sâu công nghệ kỹ thuật số trên các lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu và phát triển (R&D), thiết kế, chế tạo, quản lý,… tăng tốc số hóa, thông minh hóa các lĩnh vực sản xuất trọng điểm.
| Loạt 'ông lớn' ngân hàng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế Trung Quốc Ngày 9/8, các “ông lớn” ngân hàng của Mỹ là Goldman Sachs, JPMorgan và Morgan Stanley đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng kinh tế ... |
| Với ‘lợi thế đi sau’ và ‘chuyển làn, vượt xe’, kinh tế Trung Quốc còn tăng trưởng đến mức nào? Bất chấp các yếu tố bất lợi, chỉ cần duy trì sức mạnh, tiếp tục sử dụng các lợi thế riêng có, Trung Quốc vẫn ... |