Đấu thầu đăng cai Olympic: Gánh nặng hay phần thưởng?

Hà Anh
Mặc dù đến năm 2032 mới đăng cai tổ chức Olympic, nhưng hiện Australia đã 'khơi mào' cạnh tranh chi phí và lợi ích trong sự kiện thể thao lớn nhất hành tinh này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đấu thầu đăng cai Olympic: Lợi ích ngoại giao kinh tế hơn 20 năm
Thủ hiến bang Queensland Annastacia Palaszczuk giơ thẻ sau khi Brisbane (Australia) được công bố là thành phố đăng cai Olympic mùa Hè 2032 trong cuộc họp IOC ở Tokyo. (Nguồn: Getty Images)

Thủ tướng Australia Scott Morrison tuần trước đã nói đến những lợi ích chính trị ngắn hạn trước mắt, từ giá trị dài hạn dự kiến đối với kinh tế và quyền lực mềm ​​trong của việc đăng cai Olympic.

Ông Morrison tuyên bố sau khi thành phố Brisbane giành quyền đăng cai Olympics 2032 rằng: “Bạn biết đấy, một khi đăng cai tổ chức Olympic, thành phố Olympic của một quốc gia sẽ ghi dấu ấn trên bản đồ quốc tế”.

Theo một nghiên cứu năm 2016 của hai nhà kinh tế nghiên cứu về Olympic lâu năm Victor Matheson và Rob Badde, nhìn vào chi phí và rủi ro chính trị khi đăng cai, Olympic có thể phù hợp với các quốc gia muốn chứng tỏ sức mạnh đang lên hơn là những nước chi tiêu ngân sách công hợp lý.

Năm ngoái, Australia vừa hoãn lại hoạt động đánh giá quyền lực mềm và đang cố gắng vươn lên vào Nhóm Bảy nền dân chủ tự do mở rộng (G7). Do đó, việc đăng cai Olympic là một bước tiến của nước này trong trật tự toàn cầu có thứ bậc.

Thế vận hội 2032 tổ chức ở Brisbane đồng nghĩa với việc Australia sẽ đồng hạng hai cùng Pháp và Anh là những quốc gia chủ nhà của 3 kỳ Olympic mùa Hè, xếp sau Mỹ với 5 lần đăng cai. Nếu tính cả Olympic mùa Đông, Australia có tổng cộng 4 lần đăng cai Olympic.

Gánh nặng “kép"

Vượt trội trong trận chiến đăng cai, Australia nói chung và Brisbane nói riêng hiện phải tham gia hai “cuộc thi” nổi tiếng tầm cỡ quốc gia khác.

Đầu tiên là “cuộc thi nhảy xa" khi trở thành thành phố đầu tiên tổ chức thành công Olympic dưới quy trình lựa chọn mới của Ủy ban Olympic Quốc tế. Quy trình này nhằm loại bỏ tham nhũng trong quá trình đấu thầu đăng cai và sự chi tiêu quá mức cho cơ sở hạ tầng bằng cách sử dụng hệ thống nhà thầu ưu tiên.

Kinh đô ánh sáng Paris (Pháp) đã trở thành địa điểm thuận lợi để tổ chức Olympic năm 2024 nhằm bù đắp lại sự ảm đạm của Olympic Tokyo do đại dịch Covid-19.

Còn Los Angeles (Mỹ) có thể được coi là lựa chọn an toàn cho Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) vào năm 2028, với kinh nghiệm tổ chức sự kiện với chi tiêu ngân sách hợp lý vào năm 1984, cùng một sự kiện trước đó năm 1932.

Do đó cả IOC và Brisbane đều đối mặt với nhiều thách thức trong việc bảo đảm quy trình lựa chọn mới đạt được thành công vào năm 2032.

Thứ hai là “cuộc thi marathon" chống lại hàng loạt nghiên cứu trong vài thập kỷ qua, làm dấy lên nghi ngờ về năng lực của các thành phố đăng cai tổ chức sự kiện với ngân sách hạn hẹp và tạo ra những lợi ích như đã hứa.

Ví dụ, vào năm 2016, Nghiên cứu Olympic Oxford đã kết luận rằng Olympic có chi phí vượt mức trung bình cao nhất so với bất kỳ loại siêu dự án nào. Đối với một thành phố và quốc gia, quyết định tổ chức Olympic là quyết định thực hiện một trong những loại siêu dự án tốn kém và rủi ro nhất về tài chính.

Mới đây, hai nhà kinh tế Victor Matheson và Rob Badde đã đặt câu hỏi liệu cách tiếp cận nhà thầu ưu tiên mới của IOC có đủ để giải thoát Olympic khỏi nhu cầu cơ sở hạ tầng mới cho các sự kiện với quy mô ngày càng mở rộng, cùng với nhu cầu của khách du lịch và vấn đề an ninh hay không.

Họ cho rằng gánh nặng kỳ vọng đối với Brisbane là rất rõ ràng. Mức đầu tư khủng và chia sẻ doanh thu không cân xứng, Olympic là gánh nặng hơn là phần thưởng. Nếu IOC không cam kết bền vững để tạo cơ hội cho các thành phố hưởng lợi, tương lai của Olympic sẽ bị đe dọa.

Ông Matheson và ông Badde đưa ra giải pháp là chia sẻ địa điểm tổ chức sự kiện như FIFA World Cup 2002 ở Nhật Bản và Hàn Quốc hay tìm sự đồng thuận về một địa điểm tổ chức Olympic lâu dài.

Đấu thầu đăng cai Olympic: Lợi ích ngoại giao kinh tế hơn 20 năm
Brisbane là thành phố thứ 3 của Australia đăng cai Olympic, sau Melbourne năm 1956 và Sydney năm 2000. (Nguồn: IOC)

Thu lời từ “hào quang" Olympic?

Công ty kiểm toán KPMG ước tính rằng sự tăng trưởng thương mại và du lịch quốc tế từ Olympic Brisbane sẽ giúp GDP của Australia tăng thêm 8,5 tỷ USD. Hiện tại, Australia có GDP hàng năm là 1,7 nghìn tỷ USD và xuất khẩu hàng năm là 475 tỷ USD, trong đó du lịch chiếm 16 tỷ USD.

Báo cáo KPMG đưa ra một số giả định thú vị về cách Australia sẽ phục hồi sau đại dịch, sau khi tại Nhật Bản, hy vọng du lịch thúc đẩy một nền kinh tế dịch vụ cởi mở hơn đã bị dập tắt bởi Covid-19.

Dựa trên cách Australia ứng phó với đại dịch, nước này được coi là điểm du lịch thuận lợi hơn. Đặc biệt, sự gia tăng du lịch hậu Covid-19 sẽ là lợi thế khác cho Australia.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Australia có thể sử dụng hào quang Olympic trong việc tối ưu chuyển dịch cơ cấu thương mại hậu Covid-19 nhằm đa dạng hoá chuỗi cung ứng, xây dựng kho dự trữ và phát triển kỹ thuật số.

Trong thời kỳ Covid-19, có thể cơ hội tiếp xúc toàn cầu mà Olympic mang lại sẽ trở nên giá trị hơn đối với các doanh nghiệp. Do đó, việc đăng cai Olympic sau đại dịch khả năng sẽ mang lại lợi ích thương mại tiềm năng hơn.

Sự lạc quan tương đối này về việc đăng cai Olympic sau kỳ Olympic ảm đạm ở Nhật Bản đã tạo ra một chiều hướng mới cho cuộc tranh luận về Olympic và thương mại.

Một nghiên cứu năm 2009 của Andrew Rose và Mark Spiegel phát hiện ra rằng Olympic dường như có tác động lâu dài và có thể xác định được đối với xuất khẩu quốc gia của các nước chủ nhà, mặc dù điều này dường như cũng xảy ra đối với những đối thủ không thành công trong đấu thầu.

Vì vậy, họ đưa ra giả thuyết rằng việc muốn đăng cai Olympic thực sự là một dấu hiệu cho thấy một quốc gia đang toàn cầu hóa, và “việc đấu thầu để đăng cai một sự kiện tầm cỡ quốc tế như Olympic là một phần của một chiến lược tốn kém nhằm báo hiệu tự do hóa thương mại và dẫn đến tăng độ mở”.

Olympics 2032 có thể là sự nổi lên của Brisbane từ cái bóng Melbourne truyền thống và trung tâm toàn cầu hóa Sydney của Australia.

Tuy nhiên, một nghiên cứu của Wolfgang năm 2012 so sánh các quốc gia tham gia đấu thầu với các quốc gia tương đương không quan tâm đến việc tổ chức Olympic, đã không cho thấy tín hiệu về “độ mở" thương mại từ Olympic.

Nghiên cứu cảnh báo rằng “hy vọng tăng trưởng xuất khẩu không phải là động cơ hợp lý" để đấu thầu tổ chức Olympic.

Huy chương Olympic Tokyo 2020: Bao nhiêu phần thật giả và tiết lộ bất ngờ của ‘người trong cuộc’

Huy chương Olympic Tokyo 2020: Bao nhiêu phần thật giả và tiết lộ bất ngờ của ‘người trong cuộc’

Sự thật bất ngờ bên trong những tấm huy chương vàng, bạc, đồng tại Olympic Tokyo 2020. Huy chương vàng và đồng chỉ là tên ...

Những vận động viên giành nhiều huy chương vàng nhất Olympic Tokyo 2020

Những vận động viên giành nhiều huy chương vàng nhất Olympic Tokyo 2020

Huy chương vàng Olympic luôn là niềm khát khao lớn của mọi vận động viên. Với những vận động viên dưới đây, họ là những ...

(theo The Interpreter)

Bài viết cùng chủ đề

Olympic Tokyo 2021

Xem nhiều

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Ba ngày 26/11/2024: Thiên Bình có vận trình khá tốt

Tử vi hôm nay 26/11/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 26/11/2024, Lịch vạn niên ngày 26 tháng 11 năm 2024

Lịch âm 26/11. Lịch âm 26/11/2024? Âm lịch hôm nay 26/11. Lịch vạn niên 26/11/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Đối ngoại trong tuần: Nâng cấp quan hệ với Malaysia lên Đối tác chiến lược toàn diện; Việt Nam trúng cử làm thành viên UNCITRAL nhiệm kỳ 2025-2031

Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 18-25/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Vinh danh 22 tác phẩm khơi dậy tự hào dân tộc và khát vọng phát triển đất nước nơi biên cương

Ban tổ chức đã vinh danh 22 tác phẩm xuất sắc nhất của cuộc thi tham gia cuộc thi ảnh nghệ thuật 'Tự hào một dải biên cương'.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động