Để người lao động không phải “chân ngoài dài hơn chân trong” (Bài 4):

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: 'Để giữ chân công chức, viên chức có năng lực, cần phải tăng lương'

Nguyệt Anh
Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa, Ủy viên chuyên trách Ủy ban Xã hội của Quốc hội nêu quan điểm, việc cần làm đầu tiên là tăng lương để giữ chân công chức, viên chức...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa
ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa cho rằng, cần tăng lương để giữ chân công chức, viên chức. (Nguồn: Quochoi)

Thời gian qua, có tình trạng cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc ở nhiều bộ, ngành, địa phương. Đặc biệt, theo báo cáo của Bộ Y tế với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, có 9.397 nhân viên y tế bỏ việc, thôi việc, chuyển từ khu vực công ra khu vực tư trong 1 năm rưỡi qua (tính trong năm 2021 và 6 tháng năm 2022). Ông có suy nghĩ về thực trạng này?

Vừa qua, có hiện tượng nhiều cán bộ, công chức, viên chức nghỉ việc ở khu vực công. Trong lĩnh vực y tế, theo số liệu của Bộ Y tế, từ đầu năm 2020 đến nay (10/2022) đã có hơn 12.000 nhân viên y tế thôi việc trong khu vực công.

Một phần trong số đó chuyển sang khu vực khám chữa bệnh tư nhân nhưng cũng có một phần chuyển sang làm công việc khác. Tôi cho rằng, thời gian qua, do tình hình dịch bệnh, công việc của nhân viên y tế, nhất là trong khu vực y tế công rất áp lực, vất vả.

Trong khi đó, thu nhập của phần lớn nhân viên y tế lại chưa đáp ứng được nhu cầu nên mọi người tìm cách chuyển việc, đổi việc để có môi trường làm việc và thu nhập tốt hơn.

Ngoài ra, sự chuyển việc của nhân viên y tế từ khu vực công sang khu vực tư cũng một phần thể hiện dấu hiệu tích cực, đó là sự phát triển và ngày càng lớn mạnh của khu vực y tế tư nhân ở nước ta.

Gần 40.000 cán bộ, công chức, viên chức xin thôi việc có được xem là bình thường trong cơ chế kinh tế thị trường hiện nay?

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, từ 1/1/2020 đến 30/6/2022, thống kê của 63 tỉnh, thành, các bộ, ngành cho thấy, số công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc là 39.552 người. Trong đó, viên chức chiếm tỷ lệ đa số, còn công chức chỉ chiếm khoảng 10%. Cụ thể, số công chức có hơn 4.000 người, còn viên chức là 35.523 người.

Với ngành giáo dục, hai năm rưỡi qua, có 16.427 người xin thôi việc, chiếm 41,53% trong tổng số viên chức xin nghỉ, trong đó trình độ đại học trở lên chiếm 49%, độ tuổi dưới 40 chiếm 60%.

Trong khi đó, với ngành y tế, 2,5 năm qua có 12.198 người xin thôi việc, chiếm 30,84% trong tổng số viên chức xin nghỉ; độ tuổi dưới 40 trở xuống là 74,72% và có trình độ đại học trở lên là 56,27%.

Theo thông tin tôi tìm hiểu, đối với ngành giáo dục, số viên chức nghỉ việc để chuyển sang làm việc ở khu vực giáo dục tư là rất ít. Hiện tượng giáo viên nghỉ việc diễn ra ở cả khu vực công và tư.

Trong số hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc, có hơn 10.000 người thuộc các trường công lập và hơn gần 6.000 nhân sự tại trường dân lập.

Nếu như việc cán bộ, công chức, viên chức y tế chuyển từ khu vực công sang khu vực tư thể hiện sự chuyển dịch bình thường của thị trường lao động thì việc hơn 16.000 giáo viên nghỉ việc là hiện tượng rất bất bình thường. Ở đây, các nhà giáo bỏ nghề chứ không phải bỏ việc ở khu vực công để sang khu vực tư - nghề giáo đã không còn đủ sức hấp dẫn để níu chân thầy cô.

Trong bối cảnh cả nước thiếu hơn 100.000 giáo viên, hiện tượng nêu trên cần được hết sức quan tâm.

ĐBQH Phạm Trọng Nghĩa: Để giữ chân công chức, viên chức có năng lực thì cần phải tăng lương...
Để nâng cao vị thế của công chức, viên chức, cần có giải pháp dài hơi. (Nguồn: VGP)

Vậy ông nhìn nhận như thế nào về thực tế nhiều người bỏ việc khu vực công vì thu nhập không đủ sống? Đây có phải là hồi chuông báo động về lương hay còn lý do nào khác, theo ông?

Đúng vậy, thu nhập thấp là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng công chức, viên chức nghỉ việc, thôi việc. Do đó, để giữ chân công chức, viên chức, việc cần làm đầu tiên là tăng thu nhập, từng bước bảo đảm thu nhập đủ sống cho công chức, viên chức và thành viên gia đình họ.

Chúng ta đã nhiều năm lỡ hẹn cải cách chính sách tiền lương một cách cơ bản cho công chức, viên chức theo Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/5/2018 về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Tại Kỳ họp Quốc hội lần này, Chính phủ đã đề xuất tăng mức lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng. Việc tăng này được rất nhiều ủng hộ và sẽ góp phần nâng cao thu nhập của công chức, viên chức.

Ngoài nguyên nhân chính là thu nhập thấp, lý do thứ hai là môi trường làm việc của cán bộ, công chức, viên chức chưa thực sự hấp dẫn. Ví dụ, có quá nhiều quy định, quy chế ràng buộc, gò bó hành chính. Việc đánh giá kết quả làm việc của cán bộ, công chức chưa thực sự khoa học, minh bạch cũng như đánh giá đúng công sức mà người lao động bỏ ra.

Nguyên nhân thứ ba cũng hết sức quan trọng, đó là cơ hội phát triển, trong đó có cơ hội thăng tiến của công chức, viên chức còn hạn chế, chưa khách quan, chưa khuyến khích người phấn đấu tốt.

Ông có đưa ra giải pháp gì cho thực trạng này?

Để hạn chế tình trạng nghỉ việc, chuyển việc của công chức, viên chức cũng như thu hút người có năng lực vào làm việc trong khu vực công, theo tôi, cần có giải pháp tổng thể, toàn diện và chiến lược từ thu nhập, đến môi trường làm việc, vị thế, vai trò và sự tôn trọng của xã hội đối với công chức, viên chức.

Với mỗi một nội dung cụ thể lại cần các lộ trình và giải pháp khác nhau như để tăng lương thì cần tạo nguồn lực qua phát triển kinh tế, tăng năng suất lao động, giảm những vị trí việc làm không cần thiết...

Hay để nâng cao vị thế của công chức, viên chức, cần có giải pháp dài hơi. Ví dụ như cần có giải pháp để củng cố niềm tin, sự kính trọng của xã hội đối với giáo viên, bác sĩ - một truyền thông tốt đẹp của dân tộc ta từ xưa. Đó là "tôn sư trọng đạo" hay "lương y như từ mẫu".

Các giải pháp tổng thể này sẽ góp phần quan trọng nâng tính cạnh tranh của khu vực công để giữ chân và thu hút người tài, người có năng lực vào khu vực công.

Xin cảm ơn ông!

Đại biểu Quốc hội: Mức sống tối thiểu không chỉ là 'ngày 3 bữa cơm...'

Đại biểu Quốc hội: Mức sống tối thiểu không chỉ là 'ngày 3 bữa cơm...'

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa đề nghị, ưu tiên quan tâm đến hai ngành y tế, giáo dục và những người hưởng lương hưu hay ...

TS Lưu Bình Nhưỡng: Việc tăng lương lúc nào cũng cấp thiết để đảm bảo căn bản đời sống người lao động

TS Lưu Bình Nhưỡng: Việc tăng lương lúc nào cũng cấp thiết để đảm bảo căn bản đời sống người lao động

Là người tâm huyết với các vấn đề an sinh xã hội, TS. Lưu Bình Nhưỡng (Phó trưởng Ban Dân nguyện của Quốc hội, nguyên ...

Bộ trưởng GD&ĐT: Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chính sách quan trọng là tăng lương

Bộ trưởng GD&ĐT: Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, chính sách quan trọng là tăng lương

Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, theo Bộ trưởng GD&ĐT, một trong những chính sách quan trọng còn là tăng lương. Đây là ...

Bộ trưởng Nội vụ: Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý

Bộ trưởng Nội vụ: Tăng lương cơ sở lên 1,8 triệu đồng/tháng là hợp lý

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đề xuất tăng lương cơ sở từ 1,49 triệu đồng lên 1,8 triệu đồng/tháng là ...

TS. Bùi Sỹ Lợi: 'Đã đến lúc phải cải cách chính sách tiền lương'

TS. Bùi Sỹ Lợi: 'Đã đến lúc phải cải cách chính sách tiền lương'

"Muốn cán bộ, công chức sống được bằng lương thì Nhà nước cần phải chuẩn bị nguồn lực cho cải cách tiền lương theo quan ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam không đến Ukraine

Chiều 21/11, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên về tình hình xung đột leo thang giữa Nga và Ukraine.
Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

Doanh nghiệp Hàn Quốc 'mách' Việt Nam cách tăng năng suất, cải thiện hiệu quả sản xuất

TS. Nguyễn Văn Thân thông tin, Diễn đàn Hợp tác đầu tư Việt Nam-Hàn Quốc 2024 đã thu hút hơn 500 đại biểu từ hai quốc gia.
Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Nga đã phản đòn tấn công tầm xa của Ukraine, nỗi lo sợ của Kiev về thứ 'vũ khí nóng' thành hiện thực?

Không quân Ukraine xác nhận, Nga phóng một tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ vùng Astrakhan ở miền Nam nước này trong đợt tấn công vào sáng 21/11.
Dự báo thời tiết ngày mai (22/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét; nhiều nơi trời nắng; Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Dự báo thời tiết ngày mai (22/11): Bắc Bộ sáng sớm trời rét; nhiều nơi trời nắng; Trung Bộ có nơi mưa vừa, mưa to, cục bộ mưa rất to

Thông tin dự báo thời tiết các khu vực ngày mai (22/11) từ Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia)
Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép đòn tấn công hạt nhân đối kháng có điều kiện, Trung Quốc thẳng thừng nói 'lạc hậu'

Mỹ chỉ cho phép xảy ra việc tấn công hạt nhân đối kháng khi Washington bảo toàn được một phần kho vũ khí của mình để ngăn chặn đối thủ ...
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại hai nước Bắc Âu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sắp thăm, làm việc tại hai nước Bắc Âu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà sẽ thăm làm việc Vương quốc Đan Mạch và Cộng hòa Phần Lan từ ngày 24 - 29/11.
Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

Trường Tiểu học Dịch Vọng A đón nhận Cờ thi đua của Chính phủ

50 năm qua là hành trình tự hào và cũng là nền tảng vững chắc để Trường Tiểu học Dịch Vọng A tiếp tục vươn xa.
Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT: Không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, chủ trương là không cấm dạy thêm nhưng cấm những hành vi vi phạm đạo đức của nhà giáo.
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11): Tình yêu thương, sự trung thực, lòng thiện lương làm nên vẻ đẹp của người thầy

Người thầy phải chú trọng giáo dục học sinh về đạo đức, lối sống, sự bao dung và trách nhiệm xã hội.
Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

Hơn 50 sinh viên Việt Nam đón nhận cơ hội học tập tại xứ sở chuột túi Australia

52 sinh viên Việt Nam chuẩn bị lên đường sang học tập tại các trường đại học của Australia theo chương trình Học bổng chính phủ nước này.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình mở ra nhiều cơ hội cho nhà giáo

Nhà giáo là nhân tố cốt lõi xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao, tạo nên một thế hệ bản lĩnh, dám đối mặt với thách thức và sáng tạo.
Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Tăng thuế thuốc lá: Chìa khóa bảo vệ sức khỏe người dân Việt Nam

Ngày 21/11, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội nghị tập huấn nâng cao năng lực truyền thông về phòng chống tác hại thuốc lá.
Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non 17/11: Nâng cao nhận thức về các vấn đề liên quan đến trẻ sinh non

Ngày thế giới Vì trẻ sinh non năm nay có chủ đề là ‘Hãy cùng nhau lan tỏa thông điệp và hành động vì tương lai của các em'.
Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Nhật Bản: Nghiên cứu mới mở đường cho mục tiêu giảm nguy cơ mắc bệnh cho trẻ sơ sinh nhẹ cân

Theo các chuyên gia y tế Nhật Bản, tác động của việc trẻ sơ sinh bị thiếu cân cũng có thể ảnh hưởng đến tương lai của thế hệ sau này.
Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Hà Nội: Chi 1.000 tỷ đồng điều trị đái tháo đường cho người dân

Ước tính, khoảng 500.000 người ở Hà Nội bị đái tháo đường và 1,5 triệu người mắc tiền đái tháo đường.
'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

'Điểm mặt' những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên tránh xa

Có những loại đồ uống mà người bị tiểu đường nên hạn chế sử dụng như nước ngọt có ga, cà phê có đường.
Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

Hình thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN ở TP. Hồ Chí Minh

UBND TP. Hồ Chí Minh vừa phê duyệt Đề án 'Phát triển hệ thống y tế TP. Hồ Chí Minh trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN'.
Phiên bản di động