TIN LIÊN QUAN | |
Doanh nghiệp Việt đừng “tự ti” khi vào thị trường ASEAN | |
Doanh nghiệp chưa cảm nhận được “sức nóng” từ AEC |
Doanh nghiệp Việt Nam vẫn “loay hoay” tìm cách xuất khẩu sang thị trường ASEAN. (Nguồn: Báo Xây dựng) |
Công cụ ASSIST được các chuyên gia của dự án EU ARISE Plus công bố tại buổi hội thảo “Các giải pháp hỗ trợ và tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ sang thị trường ASEAN”, tổ chức bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) với sự hỗ trợ của Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) và dự án EU ARISE Plus, Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tại Hà Nội.
“Chật vật” thâm nhập thị trường ASEAN
Các chuyên gia cho rằng, ASEAN được xem là thị trường rộng lớn, giàu tiềm năng, là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam. Bên cạnh việc sở hữu vị trí địa lý thuận tiện, hầu hết hàng hóa xuất khẩu sang thị trường này đều được hưởng ưu đãi với mức thuế quan 0% nhờ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) ký kết tháng 2/2019 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010. Đặc biệt, văn hóa tiêu dùng của thị trường ASEAN có nhiều nét tương đồng với Việt Nam, điều này khiến cho hàng hóa Việt Nam dễ dàng được đón nhận tại thị trường này.
Theo đó, kể từ khi gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC), Việt Nam đã tận dụng những cơ hội để thâm nhập sâu rộng hơn vào thị trường hơn 600 triệu dân. Song, vẫn có những ý kiến cho rằng, nhiều doanh nghiệp Việt vẫn phải “mò mẫm” để tìm kiếm cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào thị trường ASEAN.
Một câu hỏi đặt ra rằng, tại sao con đường đưa hàng hóa Việt vào thị trường chung ASEAN còn khá “chật vật”? Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương, trải qua 24 năm, Việt Nam có quá trình hội nhập sâu sắc vào thị trường ASEAN. Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi về thuế quan, giữa các nước trong khu vực vẫn còn rào cản là những biện pháp phi thuế quan. Điều này ảnh hưởng đến quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN.
Số liệu của Tổng cục Hải quan cũng cho thấy, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam vào thị trường ASEAN 8 tháng đầu năm 2019 đạt 38,48 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu đạt 17,14 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam; nhập khẩu tương ứng là 21,34 tỷ USD và chiếm 12,9%. Những số liệu trên chứng tỏ, các nước khu vực ASEAN đang khai thác khá tốt thị trường Việt, trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn phải “loay hoay” tìm cách xuất khẩu sang thị trường này.
Nguyên Phó giám đốc Trung tâm Thông tin công nghiệp và thương mại (Bộ Công Thương) Lê Quốc Phương cho rằng, doanh nghiệp của các nước ASEAN có chiến lược quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường tốt. Ngoài ra, hàng hóa của ASEAN có chất lượng, giá cả hợp lý, mẫu mã đẹp, phong phú… Trong khi đó, các sản phẩm của Việt Nam chưa thực sự đảm bảo chất lượng, mẫu mã chưa bắt mắt, hạn chế về chủng loại. Chính vì thế, những doanh nghiệp Việt Nam có quy mô nhỏ khó có thể “có chỗ đứng” ở các nước ASEAN...
Nói về những khó khăn của các doanh nghiệp dịch vụ logistic, ông Nguyễn Tương, Phó Tổng thư ký Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam cho biết, những khó khăn, thách thức trong hoạt động thương mại ở thị trường ASEAN cần có 1 cơ chế khách quan, đảm bảo tính minh bạch và công bằng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mỗi quốc gia thành viên.
Vì vậy, doanh nghiệp Việt cần phải chủ động tìm hiểu và tự giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình tiến hành thực hiện các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa hoặc thông quan dịch vụ qua biên giới. Đồng thời, doanh nghiệp Việt cũng cần có một cơ chế hỗ trợ, tư vấn để đảm bảo tính minh bạch, sự công bằng về quyền lợi, giảm thiểu tối đa tình trạng khiếu kiện và tranh chấp giữa các doanh nghiệp với đại diện quản lý chức năng tại các quốc gia trong khu vực.
Ông Paolo R.Vergano cho rằng, ASSIST có mục đích trở thành một công cụ hiệu quả cho việc tạo thuận lợi thương mại và hội nhập kinh tế khu vực; vì thế, nó mang tính tư vấn và không ràng buộc. (Ảnh: G.T) |
ASSIST - công cụ hỗ trợ doanh nghiệp Việt
Để hỗ trợ doanh nghiệp có thể tương tác trực tiếp với các cơ quan hữu quan của Chính phủ các nước ASEAN, theo ông Paul Mandl, trưởng Dự án ARISE Plus, ASSIST là cơ chế tư vấn hữu ích, không ràng buộc và hoàn toàn miễn phí, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong khối ASEAN khi gặp khó khăn vướng mắc có thể tương tác trực tiếp với các các cơ quan chức năng của các nước thành viên để được tư vấn các giải pháp cụ thể nhằm thuận lợi hóa quá trình trao đổi hàng hóa trong nội khối, đảm bảo việc tuân thủ thực thi các thỏa thuận về kinh tế của ASEAN.
Cụ thể, các doanh nghiệp có trụ sở tại ASEAN đang gặp một số vấn đề liên quan đến thương mại dịch vụ, thương mại hàng hóa trong khu vực ASEAN có thể tương tác trực tiếp với các các cơ quan chức năng của các nước thành viên để được tư vấn các giải pháp cụ thể nhằm đảm bảo việc tuân thủ thực thi các thỏa thuận về kinh tế của ASEAN. Hệ thống ASSIST sẽ giải quyết những vấn đề liên quan tới các biện pháp về thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng tới hàng hóa, các vấn đề trong lĩnh vực dịch vụ xuyên biên giới và các vấn đề về hạn chế đầu tư trong một số lĩnh vực khác nhau của hội nhập ASEAN.
Tuy nhiên, trưởng Dự án ARISE Plus nhấn mạnh, ASSIST không tham gia giải quyết tranh chấp giữa nhân viên và chủ lao động hoặc các khiếu nại về phân biệt đối xử, các vấn đề đang hoặc đã bị kiện tụng hoặc được phân xử tại các khu vực tài phán quốc gia, các khiếu nại chống lại các cá nhân hoặc công ty, các vấn đề không liên quan tới thương mại, dịch vụ hoặc đầu tư trong nội bộ ASEAN...
Đối với ông Paolo R.Vergano, chuyên gia về thuận lợi hóa thương mại của ARISE Plus, ASSIST hướng tới mục đích trở thành một công cụ hiệu quả cho việc tạo thuận lợi thương mại và hội nhập kinh tế khu vực, vì thế, nó chỉ mang tính tư vấn và không ràng buộc về bản chất. Hệ thống này không nhằm mục đích xác định những vấn đề đúng sai, mà sẽ tìm giải pháp cho các vấn đề thương mại thực tế.
Bên cạnh đó, công cụ trực tuyến ASSIST giúp doanh nghiệp Việt Nam có thể tra cứu, cập nhật thông tin liên quan đến biện pháp phi thuế quan của các quốc gia trong khối ASEAN trong quá trình tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại thị trường này. Hơn thế, nếu các doanh nghiệp Việt Nam gặp phải những tình huống phân biệt đối xử tại thị trường ASEAN thì có thể khiếu nại qua hệ thống ASSIST bằng hình thức ẩn danh.
Có thể thấy, với sự trợ giúp của hệ thống ASSIST, các doanh nghiệp đang gặp vướng mắc sẽ tìm ra hướng giải quyết và thoát ra khỏi những vấn đề phát sinh trong quá trình giao dịch xuất nhập khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu và hải quan. "Những thách thức trong hoạt động thương mại ở nội khối ASEAN cần đảm bảo tính minh bạch và công bằng đối với mọi doanh nghiệp thuộc mỗi quốc gia thành viên. Như vậy, các doanh nghiệp cần chủ động, tích cực sử dụng ASSIST để giải quyết các vấn đề thương mại nội khối ASEAN khi thực hiện giao dịch xuyên biên giới", ông Paolo R. Vergano nhấn mạnh.
Đừng tính nhiều về TPP mà bỏ quên thị trường 650 triệu dân ASEAN Đó là nhận định của GS, TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (VAFIE) khi chia sẻ với báo ... |
Gần 90% doanh nghiệp Mỹ lạc quan về thị trường ASEAN Đó là kết quả khảo sát thường niên của Hội đồng quản trị Hội Thương Mại Mỹ và các Phòng Thương mại Mỹ tại các ... |
Nhật Bản: Cơ hội tiếp cận thị trường ASEAN Chỉ còn hơn 20 ngày nữa, Cộng đồng ASEAN (AC) và Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập. Với Nhật Bản, ... |