Để hỗ trợ UAV, Mỹ phát triển cả tàu chiến không người lái

Trường Phan
TGVN. Theo tờ Popular Mechanics, lực lượng Thủy quân lục chiến Mỹ đang thử nghiệm sử dụng những tàu mặt nước tự động có khả năng mang máy bay không người lái (UAV) nhằm hỗ trợ hỏa lực trong các chiến dịch đổ bộ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Thủy quân lục chiến Mỹ đã phê duyệt tập đoàn đóng tàu Metal Shark (có trụ sở tại Louisiana) là nhà thầu chính của dự án tàu mặt nước không người lái này. Lực lượng này còn có kế hoạch trang bị bổ sung một loại đạn dược tân tiến và hỏa lực trên mỗi module tàu đổ bộ tương lai.

Mỗi con tàu này sẽ hoạt động như một cứ điểm hỗ trợ hỏa lực di động, phục vụ các tình huống khẩn cấp và sẵn sàng tung các UAV đi tác chiến.

Để hỗ trợ UAV, Mỹ phát triển cả tàu chiến không người lái
Lính thủy đánh bộ Mỹ trong cuộc tập trận tại căn cứ Thủy quân lục chiến Hawaii, tháng 5/2020. (Nguồn: US Marine Corps)

Theo Naval News, Metal Shark đã mời nhà phát triển công nghệ tự hành Spatial Integrated Systems (SIS) cung cấp giải pháp Hệ thống tự chủ cho Tàu mặt nước không người lái tầm xa (LRUSV).

Dự án này sẽ mở ra một kỷ nguyên công nghệ hải quân mới đồng thời tăng sức mạnh sát thương của Thủy quân lục chiến Mỹ. Quân đội nước này đã phác họa một mạng lưới các tàu không người lái để vận chuyển những “quả bom UAV di động” tấn công các mục tiêu cả trên biển và đất liền.

Hệ thống tự chủ cho Tàu mặt nước không người lái tầm xa (LRUSV)

Theo hợp đồng thầu, công ty Metal Shark sẽ thiết kế, chế tạo, thử nghiệm, triển khai các module tàu, xử lý việc tích hợp hệ thống quản trị tự động và bộ phần mềm Chỉ huy và Kiểm soát tiên tiến.

Metal Shark cũng sẽ sản xuất các tàu hỗ trợ có người lái sử dụng hệ thống LRUSV trên nền tảng tàu tuần tra quân sự 40 Defiant mà công ty này đang sản xuất, nhằm xây dựng hạm đội tàu tuần tra “40 PB” mới của Hải quân Mỹ.

Giám đốc điều hành Metal Shark - ông Chris Allard cho biết, hệ thống LRUSV sẽ mở ra kỷ nguyên công nghệ hải chiến mới, đồng thời nâng cao khả năng tấn công của các lực lượng Mỹ một cách hiệu quả.

Chương trình LRUSV đại diện cho cột mốc quan trọng của công nghệ tự hành, quốc phòng và cho toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu mặt nước chuyên dụng cao. Đây cũng là thành tựu tân tiến nhất của bộ phận phát triển tàu đổ bộ tự hành Sharktech (công ty con thuộc sở hữu của Metal Shark, ra đời vào năm 2018 và đặc biệt tập trung vào mảng nghiên cứu và phát triển công nghệ tàu không người lái).

"Chương trình LRUSV đại diện cho cột mốc quan trọng của công nghệ tự hành, quốc phòng và cho toàn bộ ngành công nghiệp đóng tàu mặt nước chuyên dụng cao. Đây cũng là thành tựu tân tiến nhất của bộ phận phát triển tàu đổ bộ tự hành Sharktech".

Vào tháng 9 năm ngoái, có thông tin cho rằng Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Mỹ đã lựa chọn một tàu thử nghiệm Sharktech dài khoảng 9m. Cho đến nay Metal Shark đã thiết kế, chế tạo và chuyển giao hơn 400 tàu tự hành và tàu quản lí từ xa.

Sẵn sàng cho các cuộc hải chiến

Trước tình hình cắt giảm chi tiêu quân sự lớn như hiện nay, Thủy quân lục chiến Mỹ đang tái định hình chính sách hoạt động tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Kể từ năm 2001, Thủy quân lục chiến đã đóng vai trò là một trong những lực lượng nòng cốt của Mỹ tại các chiến trường Afghanistan, Iraq, tổ chức các lực lượng đặc nhiệm ứng phó với khủng bố nhưng vẫn bám sát sứ mệnh tấn công đổ bộ quy mô lớn.

Tư lệnh Thủy quân lục chiến - tướng David Berger đã lập kế hoạch định hướng và đưa ra tầm nhìn nổi bật cho quân đội Mỹ theo góc nhìn đa chiều về chiến thuật.

Theo Tư lệnh Berger, khả năng tranh chấp của các đối thủ trong tương lai ngày càng cao và thậm chí linh hoạt thay đổi cách tiếp cận bằng con đường hàng hải, nơi Mỹ từ lâu đã nắm giữ ưu thế ở nhiều nơi trên thế giới.

Do đó, Thủy quân lục chiến Mỹ cần vận động để thích nghi trong trường hợp các cuộc hải chiến nổ ra. Lực lượng này sẽ dần “cho nghỉ hưu” các đơn vị xe tăng đã đồng hành trong suốt gần 100 năm qua, cũng như cắt giảm một số loại pháo ống và các đơn vị không quân không cần thiết.

Thủy quân lục chiến Mỹ đã sử dụng phương pháp hỗ trợ hỏa lực hiện đại khi tích hợp chúng lên các tàu đổ bộ có thể vòng dễ dàng chạy quanh những khu vực nhiều đảo nhỏ. Trước đây, một thiết giáp hạm đổ bộ thuộc lớp Iowa của Hải quân Mỹ sẽ được trang bị những khẩu pháo 400 li. Bây giờ, tất cả đều hướng về phương án sử dụng máy bay không người lái.

Khi Thủy quân lục chiến tấn công, các hệ thống LRUSV sẽ phóng đạn (do UAV vận chuyển) đến các mục tiêu đóng quân trên các đảo. Binh sĩ tiến công sẽ báo cáo vị trí của kẻ thù, yêu cầu mệnh lệnh tấn công bằng UAV nếu cần.

Đặc biệt, máy bay không người lái cũng sẽ được trang bị công nghệ nhận diện “bạn hay thù” để tránh thương vong và thiệt hại.

TIN LIÊN QUAN
Mỹ thử nghiệm 'sân bay trên không' cho máy bay không người lái
Mỹ phát triển vũ khí vi sóng cho máy bay chiến đấu
Hải quân Mỹ nhận được máy bay không người lái phóng từ tàu ngầm
Điều gì xảy ra khi UAV cùng siêu tiêm kích F-35 tấn công tổng lực?
Máy bay không người lái: Vũ khí lợi hại trong xung đột Armenia-Azerbaijan
(theo Asia Times)

Xem nhiều

Đọc thêm

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang ...
Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Hôm nay 23/11, Quốc hội nghe và thảo luận 3 dự thảo luật sửa đổi, thông qua 1 Nghị quyết về bất động sản và Luật Di sản văn hóa

Quốc hội biểu quyết thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ...
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Vai trò của chủ nghĩa đa phương: Tự nhiên như ‘hơi thở’

Một cách tự nhiên, đa phương như trở thành 'hơi thở', len lỏi trong mọi khía cạnh của đời sống quốc tế.
Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Giải quyết xung đột ở Ukraine, nước Nga không đặt hy vọng vào ông Trump hay bất kỳ ai khác, chỉ dựa vào ‘sức mạnh của chính mình’

Nga cho hay, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đạt được giải pháp cho cuộc xung đột ở Ukraine, nhưng Nga chỉ trông cậy vào chính mình.
Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Luật Thủ đô (sửa đổi) nâng tầm giáo dục Hà Nội

Baoquocte.vn. Theo nhiều chuyên gia, Luật Thủ đô (sửa đổi) góp phần đưa Hà Nội thành trung tâm lớn về giáo dục, đào tạo chất lượng cao.
Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

Kiến tạo lòng tin, thúc đẩy đối thoại

ADMM+ ngày càng thể hiện vai trò là nền tảng cho hợp tác trên thực tế và có ý nghĩa giữa ASEAN với các nước bên ngoài khu vực trong lĩnh vực an ninh.
Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Bước đi lịch sử tại Hội nghị thượng đỉnh G20

Đánh thuế giới siêu giàu là một trong những chủ đề quan trọng tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới.
Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Thế giới sẽ thế nào khi ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng

Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Tuần lễ cấp cao APEC 2024: Thúc đẩy nguyên tắc đa phương

Không chỉ thúc đẩy hợp tác khu vực, Tuần lễ cấp cao APEC từ 10 đến 16/11 tại Peru còn là cơ hội để thúc đẩy các nguyên tắc đa phương.
Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel-Iran: Trả đũa trong tính toán

Israel tiến hành tập kích đường không vào nhiều mục tiêu ở Iran. Đợt tấn công trả đũa của Israel có những điểm đáng chú ý và đặt ra nhiều vấn đề.
Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Phần Lan-Trung Quốc: Van giảm áp

Không chỉ thúc đẩy quan hệ song phương, chuyến thăm Trung Quốc của Tổng thống Phần Lan còn góp phần ổn định quan hệ Trung Quốc EU...
Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Một Iran 'rất khác' sẽ khiến ông Trump phải đau đầu!

Rất có thể chính sách 'gây áp lực tối đa' của Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ không còn tác dụng với Iran khi ở thời điểm hiện nay.
Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Ông Donald Trump 'tái xuất': Cục diện Nam bán cầu có đảo chiều?

Sự trở lại của ông Donald Trump không chỉ đánh dấu bước ngoặt trong chính trị Mỹ mà còn hứa hẹn ảnh hưởng sâu rộng đến khu vực Nam bán cầu.
'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

'Hạt hòa bình' gieo mầm ngoại giao nông sản Mỹ-Trung

Nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành dự án 'hạt hòa bình' nhằm thúc đẩy cân bằng thương mại nông nghiệp giữa hai nước.
Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Xung đột Nga-Ukraine: Đoán ý đồ người kế nhiệm, Tổng thống Biden đi thêm nước cờ 'một mũi tên trúng hai đích'

Mặc dù sắp mãn nhiệm nhưng Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có một quyết định quan trọng liên quan đến xung đột Nga-Ukraine.
Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Cái 'gật đầu muộn mằn' của Tổng thống Biden với Ukraine: Thay đổi cục diện hay thêm dầu vào lửa?

Tổng thống Joe Biden đã quyết định 'xé rào' vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, những 'đòn giáng' không thể tạo ra bằng lời nói.
Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Ngoại giao đa phương của Việt Nam tạo tiếng vang trên truyền thông Mexico

Truyền thông Mexico đề cao vị thế và sự tham gia, đóng góp hiệu quả của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương gần đây như APEC, G20...
Phiên bản di động