Để trẻ sử dụng công nghệ thông minh, không bị lạc vào 'hố đen' thế giới ảo

Bảo Thoa
Sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet mang lại rất nhiều lợi ích nhưng cũng có những nguy cơ không nhỏ đối với trẻ.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Kéo con ra khỏi màn hình công nghệ
Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp trẻ mở mang thêm kiến thức một cách tự do và độc lập. (Nguồn: Intnernet)

Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước và cả hệ thống chính trị đã vào cuộc mạnh mẽ để bảo vệ trẻ em trên Internet. Hệ thống pháp luật về bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng đã được Việt Nam xây dựng, tạo cơ sở pháp lý quan trọng như: Luật Trẻ em, Luật An ninh mạng, Luật An toàn thông tin mạng, Luật Tiếp cận thông tin… Điều 54 của Luật Trẻ em quy định cụ thể về trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng. Trẻ em đang lạm dụng công nghệ? Làm sao để kéo con ra khỏi màn hình ti vi, máy tính, điện thoại?

Có thể nói, sự phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin, Internet mang lại rất nhiều lợi ích cho con trẻ. Các em có thể xem phim, học tập, sử dụng mạng xã hội, theo dõi các nhân vật của công chúng, tìm kiếm thông tin, trò chuyện với bạn bè, người thân…

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đã giúp trẻ mở mang thêm kiến thức một cách tự do và độc lập, hoàn toàn tự tin trở thành một công dân toàn cầu. Và sự tiến bộ này còn giúp ích cho ngành giáo dục trong việc cải cách, tìm ra trung tâm của giáo dục.

Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội, hiện trẻ em ở nước ta sử dụng từ 5 - 7 tiếng/ngày vào Internet, cao hơn 2-3 lần so với khuyến cáo. Với nhiều trẻ em, thói quen sử dụng điện thoại, máy tính và tivi mỗi ngày đã trở nên phổ biến.

Một thực tế đáng lo ngại là thời gian trẻ dành cho các thiết bị điện tử để giải trí nhiều hơn là phục vụ cho việc học tập. Theo các chuyên gia tâm lý, trẻ đang phụ thuộc ngày càng nhiều vào các thiết bị điện tử, tình trạng này có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ. Cùng với đó, việc biết áp dụng công nghệ vào học tập sẽ trở thành một công cụ đắc lực trong việc phát triển tư duy của trẻ.

Chia sẻ tại một diễn đàn, bà Nguyễn Thúy Uyên Phương, nhà nghiên cứu và thực hành giáo dục khẳng định: “Thế giới công nghệ tạo nên không hề ảo như mọi người vẫn thường ví von, mà ngược lại nó đã mang lại những giá trị rất thực. Nếu như những trường ở vùng sâu vùng xa, không thể trang bị những chiếc máy tính đắt tiền cho các em, nhưng nếu mỗi em học sinh ở đây có cho mình những chiếc điện thoại có thể kết nối mạng là đã dễ dàng sử dụng thêm nhiều tiện ích và chính từ đó, các em sẽ được mở mang tầm mắt, được học thêm rất nhiều điều”.

Rõ ràng, khoa học công nghệ đã mở ra một thế giới phẳng, nơi mà không có giới hạn nào được đặt ra để cho trẻ có thể thỏa thích tìm tòi. Bên cạnh đó cũng có những mặt trái mà phụ huynh và con trẻ cần nhận thức rõ để có thể sử dụng công nghệ trong thời đại số một cách đúng đắn và hiệu quả.

Các chuyên gia cũng cảnh báo, trẻ em sẽ phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn, bạo lực, xâm hại trẻ em qua môi trường mạng nguy hiểm không kém gì đời thực, bởi những nội dung, hình ảnh, clip được phát tán khắp nơi.

Vì vậy, để môi trường số trở nên an toàn, lành mạnh hơn với trẻ em, giải pháp nào cho các bậc phụ huynh, để giúp các em trong việc cải thiện thói quen dùng mạng xã hội, tránh lạm dụng quá nhiều vào việc giải trí?

PGS. TS. Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục (ĐHQGHN) cho rằng, để trang bị cho trẻ năng lực miễn dịch số khi tham gia môi trường mạng, kinh nghiệm các nước đều có chiến lược giúp học sinh tiếp xúc với giáo dục an toàn mạng từ sớm (giai đoạn 6-8 tuổi). Bởi lẽ, đây là lứa tuổi đã được cha mẹ cho sử dụng mạng một cách độc lập và có nguy cơ cao nhất.

Theo ông Nam, cha mẹ cần được cập nhật kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ hoạt động trực tuyến của trẻ, hiểu rõ về lợi ích và nguy cơ tồn tại ở thế giới số và những kỹ năng để nhận diện khi trẻ có nguy cơ bị lạm dụng trực tuyến cũng như biết cách ứng phó, nơi tìm kiếm sự hỗ trợ.

"Muốn dạy trẻ bơi thì người dạy cũng phải biết bơi và biết phương pháp huấn luyện bơi, trên 'đại dương số' cũng như thế", PGS. TS. Trần Thành Nam nói.

Ngày 3/6/2020 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình chuyển đổi số quốc gia và Việt Nam sẽ trở thành quốc gia số vào năm 2030. Nếu phụ huynh cấm con sử dụng Internet là lấy mất các cơ hội kết nối, giải trí, cập nhật thông tin và tự giáo dục của đứa trẻ. Điều này sẽ làm trẻ tụt hậu và không thể trở thành công dân toàn cầu được.

Nhưng để cho con có thể sử dụng an toàn trên môi trường ảo, cha mẹ cũng cần cởi mở để tự cập nhật bản thân mình với các kỹ năng công dân số. Đồng thời, ở trong gia đình, cha mẹ cũng phải trở thành tấm gương cho việc sử dụng mạng an toàn vì thực tế không ít bậc người lớn cũng đang mắc các lỗi sử dụng mạng không an toàn.

Trong khi đó, theo bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục trẻ em, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội cho rằng, tạo “vaccine số” cho trẻ em là cần thiết, để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những nội dung độc hại trên mạng xã hội. Nên giáo dục trẻ cách ứng xử thông minh, sử dụng mạng xã hội an toàn để tránh nguy cơ sa vào những “hố đen” trên thế giới ảo. Muốn vậy, cần cung cấp cho trẻ em kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân và tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng.

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tư tưởng trọng dân, hiểu dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim mỗi người Việt Nam

ĐBQH Bùi Hoài Sơn: Tư tưởng trọng dân, hiểu dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chạm đến trái tim mỗi người Việt Nam

Tư tưởng trọng dân, gần dân, hiểu dân, học dân và có trách nhiệm với Nhân dân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thực ...

Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Vẻ đẹp nhân phẩm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh thức lòng dân và sự đoàn kết

Có lẽ chính hình ảnh về cuộc đời tận hiến, thanh sạch và trước những nỗ lực nhằm mang lại một xã hội tốt đẹp ...

'Giá trị văn hóa Nguyễn Phú Trọng'

'Giá trị văn hóa Nguyễn Phú Trọng'

GS. Mạch Quang Thắng đã nhấn mạnh về "Giá trị văn hóa Nguyễn Phú Trọng" trong chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - tấm gương sáng của người cộng sản

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, GS. Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, ...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng - nhà lãnh đạo liêm khiết, giản dị trong lòng mỗi người dân Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là một trong những biểu tượng đẹp nhất của con người Việt Nam hiện đại. Ông kết tinh được ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Xem nhiều

Đọc thêm

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Đối thoại biển Việt Nam-Pháp lần thứ nhất

Ngày 18/12 tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam và Bộ Ngoại giao Pháp phối hợp tổ chức Đối thoại Biển lần thứ nhất.
Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Ấn Độ-Sri Lanka: Láng giềng cần nhau

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake khẳng định Colombo sẽ không để lãnh thổ được sử dụng 'theo cách gây bất lợi cho lợi ích của Ấn Độ'.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa ...
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp về dự thảo Đề án thành lập Đảng bộ Chính phủ

Thủ tướng chỉ đạo nghiên cứu, đề xuất cơ cấu tổ chức, bộ máy tham mưu, giúp việc của Đảng ủy Chính phủ bảo đảm tinh, gọn, mạnh, hiệu lực, ...
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc

Tổng Bí thư đề nghị Bộ Quốc phòng và Quân đội hai nước triển khai hiệu quả các cơ chế đã có, nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác trên các ...
Triển khai hỗ trợ 50.000 người dân vượt qua khó khăn sau bão số 3

Triển khai hỗ trợ 50.000 người dân vượt qua khó khăn sau bão số 3

Hội nghị triển khai dự án 'Viện trợ quốc tế khẩn cấp để hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả sau bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu sau bão', ngày 19/12 tại ...
Thời hạn cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ ngày 1/1/2025 là bao lâu?

Thời hạn cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ ngày 1/1/2025 là bao lâu?

Thời hạn cấp lại chứng nhận đăng ký xe, biển số xe từ ngày 1/1/2025 được quy định tại Thông tư 79/2024/TT-BCA do Bộ Công an ban hành.
Hình ảnh vụ cháy nghiêm trọng tại phố Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hình ảnh vụ cháy nghiêm trọng tại phố Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Đêm 18/12, vụ cháy nhà 4 tầng ở số 258 đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội khiến 11 người tử vong, hiện trường được dựng rào phong tỏa.
Khởi tố đối tượng đốt quán cà phê làm 11 người tử vong tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Khởi tố đối tượng đốt quán cà phê làm 11 người tử vong tại quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội

Đêm 18/12, do mâu thuẫn với nhân viên quán, C.V.H mua xăng đổ vào khu vực tầng 1 của quán cà phê rồi châm lửa đốt khiến 11 người tử vong.
Vinh danh 77 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024

Vinh danh 77 kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN năm 2024

Kỹ sư chuyên nghiệp ASEAN là danh hiệu nghề nghiệp cao quý khẳng định trình độ, năng lực và đạo đức nghề nghiệp của kỹ sư.
Năm 2025, nhiệt độ toàn cầu theo xu hướng tăng, khả năng Việt Nam có nắng nóng khốc liệt

Năm 2025, nhiệt độ toàn cầu theo xu hướng tăng, khả năng Việt Nam có nắng nóng khốc liệt

Sáng 18/12, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Hỗ trợ các nạn nhân vụ cháy quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng, TP. Hà Nội

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP. Hà Nội trích Quỹ Cứu trợ để hỗ trợ 5 triệu đồng/người tử vong, 3 triệu đồng/người bị thương trong vụ cháy.
Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Những bí quyết chọn kem dưỡng ẩm phù hợp mùa hanh khô

Chuyên gia da liễu Kseniya Kobets khuyên dùng dưỡng ẩm dạng gel với làn da mụn, nhiều dầu và dạng kem đặc cho da khô nẻ.
Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.
Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân bằng nước gừng hằng ngày giúp cải thiện sức khỏe

Ngâm chân trong nước gừng mỗi ngày có thể cải thiện tuần hoàn máu, giảm cảm lạnh, sổ mũi...
7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

7 lý do nên bổ sung quả bơ vào bữa sáng

Thêm quả bơ vào bữa sáng giúp no lâu, cải thiện tiêu hóa, điều chỉnh lượng đường trong máu hay cung cấp năng lượng cho cả ngày.
Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiện

Dấu hiệu suy giảm hệ miễn dịch và cách cải thiện

Luôn thấy mệt mỏi, cảm lạnh quanh năm, đường ruột khó chịu hay ngủ kém... là những dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch đang suy yếu.
Phiên bản di động