Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế

Kỳ Hân
Là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, song do thiếu liên kết, Trung du và miền núi Bắc Bộ (TD&MNBB) vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước.
Theo dõi Baoquocte.vn trên

Phát biểu tại Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chỉ đạo, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp tổ chức chiều 27/9, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI nhấn mạnh, vùng TD&MNBB có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước; là vùng có nhiều tiềm năng, lợi thế, thuận lợi kết nối giao thương với Trung Quốc và ASEAN.

Trong đó, tiềm năng lớn để phát triển kinh tế biên mậu, là vùng giàu tài nguyên, khoáng sản; thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản; hội tụ đầy đủ nhiều tiềm năng du lịch đặc sắc; đặc biệt, đây là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Diễn đàn Liên kết doanh nghiệp thúc đẩy phát triển bền vững vùng TD&MNBB, chiều 27/9. (Nguồn: VCCI)

Nhận diện rào cản,thách thức

Dù vậy, ông Phòng cho rằng, lợi thế của vùng vẫn chưa được khai thác hợp lý và phát huy hiệu quả. Trong đó, vùng TD&MNBB vẫn là "vùng trũng" trong phát triển kinh tế và là "lõi nghèo" của cả nước, liên kết vùng còn chưa chặt chẽ.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, vùng TD&MNBB đã có nhiều đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế-xã hội của cả nước song quy mô còn khiêm tốn (chỉ chiếm khoảng 8-9% GRDP cả nước), chưa địa phương nào trong vùng tự cân đối được ngân sách, phát triển vùng ở nhiều lĩnh vực còn thấp hơn mức trung bình cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng năm 2022 là 22%, gấp gần 3 lần bình quân cả nước.

Còn theo ông Trương Đức Trọng, chuyên gia dự án PCI, Ban pháp chế VCCI, một nhà đầu tư khi đến với địa phương cần rất nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng cho đến các vấn đề về chính sách và các hoạt động tạo thuận lợi cho doanh nghiệp. Vì vậy, môi trường đầu tư kinh doanh tại khu vực TD&MNBB rất được quan tâm.

Tin liên quan
VCCI và niềm tin về đường hướng phát triển của các quốc gia trong khu vực trũng của kinh tế thế giới VCCI và niềm tin về đường hướng phát triển của các quốc gia trong khu vực trũng của kinh tế thế giới

Dù vậy, các yếu tố về vị trí địa lý của vùng chưa thực sự thuận lợi, bởi vì địa hình các tỉnh phần lớn bị chia cắt bởi đồi núi và các địa hình cao, tương đối khó khăn cho cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế. Ngược lại, chúng ta có những thuận lợi để phát triển các loại hình nông, lâm nghiệp, đặc biệt là trồng các loại cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới, phù hợp trong việc phát triển kinh tế của địa phương trong tương lai.

Hạn chế mà các lãnh đạo nhiều địa phương đề cập nhiều nhất đó là cơ sở hạ tầng. Trong khảo sát Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của VCCI, chỉ số cơ sở hạ tầng của khu vực miền núi Bắc bộ có điểm số thấp nhất so với các khu vực khác trên toàn quốc, là một trong những bất lợi lớn trong việc thu hút nhà đầu tư đến địa phương.

Theo vị chuyên gia, một yếu tố nữa tất được nhà đầu tư quan tâm đó là điều kiện kinh tế gồm quy mô thị trường, thu nhập dân cư, sự phát triển các chuỗi cung ứng... Có thể thấy, đây là một điều bất lợi của các tỉnh miền núi Bắc bộ khi GDP bình quân đầu người theo thống kê trong vùng chỉ nhỉnh hơn khu vực Tây Nguyên.

Còn nhiều chỉ tiêu kinh tế khác của vùng cũng tương đối khiêm tốn so với các vùng khác, như số doanh nghiệp đang hoạt động, số lượng các siêu thị, chợ, trung tâm thương mại, các khu công nghiệp, khu chế xuất... Để đánh giá mức độ phát triển của địa phương thì cũng chỉ hơn khu vực Tây Nguyên.

Riêng về mức độ phát triển của doanh nghiệp địa phương trên địa bàn tương đối thấp so với mức độ trung bình cả nước. Nếu so với một khu vực gần đó là Đồng bằng sông Hồng thì cũng thấp hơn khá nhiều, có một số địa phương có giá trị tương đối gồm Lào Cai, Thái Nguyên với khoảng 4 doanh nghiệp/1000 dân, gần với giá trị trung bình của vùng Đồng bằng sông Hồng (6 doanh nghiệp/1000 dân).

Đáng chú ý, thu hút vốn FDI cũng không phải thế mạnh của địa phương khi sự chênh lệch rất rõ rệt. Qua khảo sát, hiện nay chỉ có Bắc Giang là tam giác thu hút vốn FDI của vùng cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ. Ở các địa phương còn lại có rất ít các dự án FDI.

“Chúng tôi tính toán số lượng doanh nghiệp tích lũy từ năm 1988 sẽ thấy, Bắc Giang là một trong những điểm sáng trong thời gian gần đây, còn Thái Nguyên thì có dự án đầu tư lớn từ Samsung, góp phần vào kết quả của địa phương. Các tỉnh như Điện Biên, Lai Châu, Bắc Kạn thì số dự án đầu tư nước ngoài rất ít ỏi".

Theo ông Trọng, dù điểm tích cực là số lượng, lao động của các tỉnh trong khu vực khá dồi dào, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc tại địa phương cao hơn mức trung bình của cả nước. Tuy nhiên, một thách thức với các địa phương trong vùng đó là vấn đề người lao động có xu hướng di cư đi khỏi địa phương. Vấn đề này biểu hiện rõ rệt ở một số địa phương như Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Cao Bằng.

Điều đáng nói, tỷ lệ lao động tại địa phương đáp ứng được nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp không cao. Nếu trung bình toàn quốc là 39% vẫn là con số tương đối thấp, thì ở các địa phương trong khu vực miền núi Bắc Bộ còn thấp hơn. Điều đó cho thấy vấn đề chất lượng lao động là một trở ngại địa phương, dẫn đến rất nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn lao động”, ông Trọng nêu.

Tư duy mới, tầm nhìn mới để "thoát nghèo"

Ông Hoàng Quang Phòng thông tin, Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Mục tiêu phát triển vùng TD&MNBB trở thành vùng phát triển xanh, bền vững và toàn diện và là hình mẫu phát triển xanh của cả nước.

Để đạt được các mục tiêu đề ra, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 96/NQ-CP ngày 1/8/2022 với 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, đồng thời đề ra 17 nhiệm vụ cụ thể, 33 dự án liên vùng, kết nối và phân công cho các bộ, ngành triển khai thực hiện với lộ trình thời gian cụ thể.

Theo Phó Chủ tịch VCCI, Nghị quyết của Đảng và Nhà nước nói tới rất nhiều điểm “mới”. Với tư duy mới, tầm nhìn mới, lộ trình phát triển mới, vận hội mới… chính là nền tảng quan trọng, giúp “vùng lõi nghèo” miền núi Bắc Bộ phát triển đột phá trong thời gian tới...“Tư duy mới là khi không chỉ Chính phủ, các cơ quan hoạch định chính sách, mà từng địa phương đều hiểu rõ rằng, liên kết là để phát triển và muốn phát triển thì phải liên kết…”, ông Phòng khẳng định.

Để Trung du và miền núi Bắc Bộ không còn là 'vùng trũng' trong phát triển kinh tế
Bộ Chính trị đã chỉ đạo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 37 và ban hành Nghị quyết 11 về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng TD&MNBB đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. (Nguồn: Báo Dân tộc& Phát triển)

Ông Phòng lưu ý, liên kết chặt chẽ là khi không chỉ chính quyền mà ngay cả doanh nghiệp cũng cần cùng chung tay xây dựng một quy hoạch chung cho toàn vùng. Liên kết để hình thành và phát triển hệ thống đô thị kết nối nội vùng với các đô thị lớn vùng Đồng bằng sông Hồng, phát triển các chuỗi liên kết, trung tâm kinh tế đô thị vùng gắn với các đô thị vùng biên giới.

"Liên kết để hình thành một số cực tăng trưởng và trung tâm kinh tế của vùng, song hành với phát triển hành lang kinh tế, gắn với không chỉ hệ thống giao thông kết nối, mà còn với tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng, tránh cạnh tranh lẫn nhau bằng mọi giá.

Chính sự liên kết toàn diện này sẽ giúp các địa phương trong vùng biến thách thức thành cơ hội, biến tiềm năng thành tiềm lực, biến tiềm lực thành nguồn lực, để vùng TD&MNBB có thể phát triển đột phá, bắt kịp các vùng kinh tế động lực khác.

Tin liên quan
Giải bài toán liên kết vùng Giải bài toán liên kết vùng

Nếu liên kết vùng tại tất cả các vùng được đẩy mạnh, thì tình hình kinh tế - xã hội của từng vùng và của cả nước chắc chắn sẽ có bước đột phá. Quan trọng hơn cả, khi liên kết nội vùng được phát triển, doanh nghiệp sẽ tìm thấy sức hút riêng có của Vùng. Đất có lành, chim mới đậu - liên kết vùng Trung du miền núi Bắc Bộ không chỉ đem đến động lực mới cho vùng mà còn đem đến sự kết nối từ chính mối dây doanh nghiệp…", Phó Chủ tịch VCCI cho hay.

Để trong thời gian tới có thể tăng cường liên kết trong vùng TD&MNBB, ông Trương Đức Trọng đưa ra một số kiến nghị ở một số lĩnh vực:

Thứ nhất, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Có những địa phương đã có mô hình rất tốt như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai thì có thể lan tỏa sang những địa phương còn lại trong vùng; chia sẻ kinh nghiệm.

Thứ hai, liên kết trong thương mại. Đôi khi một địa phương không đủ mà cần phải có một vùng nhiều địa phương cùng tham gia.

Thứ ba, liên kết về hạ tầng giao thông, logistics và phát triển chuỗi cung ứng. Đây là một đề tài rất rộng cần thảo luận thêm, đặc biệt là vấn đề về giao thông.

Thứ tư, liên kết trong đề xuất chính sách. Một địa phương có tiếng nói chưa đủ, nhưng nhiều địa phương chắc chắn sẽ được Chính phủ, các bộ ngành lắng nghe nhiều hơn.

Thứ năm, liên kết trong đào tạo nguồn nhân lực, liên kết bảo vệ môi trường cũng là một chủ đề cần thiết.

Tại Diễn đàn, ông Phan Thế Tuấn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đề nghị VCCI với kinh nghiệm quốc tế sâu rộng quan tâm nghiên cứu giải pháp để hỗ trợ các địa phương xây dựng các cơ chế, chính sách nhằm thúc đẩy việc liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI, qua đó xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu bền vững theo đúng Quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 đã được Quốc hội ban hành tại Nghị quyết 81/2023/QH15. Đồng thời, tích cực tư vấn, hỗ trợ các địa phương cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các thành phần kinh tế, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh toàn vùng.

Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc

Kết nối địa phương, doanh nghiệp Việt Nam-Hàn Quốc

Ngày 30/5, trong khuôn khổ Chương trình quảng bá địa phương Việt Nam tại Hàn Quốc, Tọa đàm “Kết nối địa phương Việt Nam với ...

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ: Tăng cường hợp tác địa phương, kết nối doanh nghiệp

Việt Nam-Thổ Nhĩ Kỳ: Tăng cường hợp tác địa phương, kết nối doanh nghiệp

Đại sứ Đỗ Sơn Hải vừa có chuyến công tác tại thành phố Istanbul để tham dự Triển lãm về chế biến lương thực thực ...

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương, trường đại học và doanh nghiệp của Hàn Quốc

Hiệp hội VKBIA tăng cường kết nối địa phương, trường đại học và doanh nghiệp của Hàn Quốc

Ngày 28/8, ông Choi Dae-ho, Thị trưởng TP. Anyang (Hàn Quốc) đã tiếp và làm việc với đoàn công tác Hiệp hội Doanh nhân & ...

Hàng trăm doanh nghiệp Hà Nội sẽ được vinh danh tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023

Hàng trăm doanh nghiệp Hà Nội sẽ được vinh danh tại Lễ tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp Thăng Long 2023

Hàng trăm doanh nghiệp của Hà Nội nỗ lực sản xuất, kinh doanh, đóng góp ngân sách, tạo việc làm và có trách nhiệm xã ...

Việt Nam-Bulgaria tăng cường kết nối doanh nghiệp và tìm hiểu về cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa hai nước

Việt Nam-Bulgaria tăng cường kết nối doanh nghiệp và tìm hiểu về cơ hội đầu tư, kinh doanh giữa hai nước

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Bulgaria, chiều 25/9 (giờ địa phương), tại thủ đô Sofia, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính khảo sát tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Chiều 22/12, Thủ tướng đã khảo sát dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng và dự lễ khởi công dự án nhà ở xã ...
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Những tiêu chí đặc biệt giúp Bắc Ninh bứt phá ngoạn mục, thu hút FDI đứng đầu cả nước

Bắc Ninh bất ngờ bứt phá ngoạn mục khi thu hút vốn FDI gấp hơn 3 lần năm trước, giữ vững ngôi đầu cả nước.
Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Quốc gia lớn nhất Đông Nam Á công bố 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo

Ngày 21/12, Bộ Kinh tế Sáng tạo Indonesia đề xuất 3 xu hướng phát triển kinh tế sáng tạo năm 2025.
Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Nghị sĩ lưỡng viện Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật ngay trong đêm, chính phủ 'được cứu', ông Biden lên tiếng

Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký phê chuẩn thành luật dự luật cấp ngân sách cho chính phủ liên bang đến giữa tháng 3/2025.
Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

Lệnh cấm chồng chất, EU vẫn tăng cường mua dầu Nga ở mức tối đa, nước nào nhập nhiều hàng nhất?

EU đã mua dầu Nga với tổng trị giá 687,5 triệu EUR trong tháng 10/2024. Đây là mức tối đa kể từ tháng 2 năm nay.
Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ông Putin lộ điểm yếu nền kinh tế, thị trường bất ngờ về Ngân hàng Trung ương Nga

Ngân hàng Trung ương Nga đã khiến thị trường ngạc nhiên khi giữ nguyên lãi suất cơ bản ở mức 21%.
Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Dân Trung Quốc đổ xô đến đầu tư, thị trường bất động sản một quốc gia Đông Nam Á tăng trưởng nóng

Khi thị trường bất động sản trong nước chìm sâu trong suy thoái, ngày càng có nhiều nhà đầu tư Trung Quốc chuyển hướng sang Thái Lan để tìm kiếm cơ hội.
Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary đã 'có chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, vẹn nguyên huyết mạch kinh tế

Thủ tướng Hungary Viktor Orban đã tung 'chiêu' bảo vệ nguồn khí đốt Nga, nhằm vẹn nguyên huyết mạch kinh tế cho đất nước.
Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Bất động sản: Chung cư không còn sốt nóng, ‘soi’ bảng giá đất mới nhất tại Hà Nội, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ

Thị trường địa ốc Thủ đô hạ nhiệt, Hà Nội ban hành bảng giá đất mới, bãi bỏ 5 văn bản liên quan việc cấp sổ đỏ… là tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Vốn FDI tác động tích cực tới thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội vẫn giữ vị trí nổi bật. Trong 3 năm tới, sẽ có khoảng hơn 2.000 căn hộ dịch vụ được đưa ra phục vụ thị trường Thủ ...
Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Bất động sản: Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, 3 yếu tố tác động giá địa ốc, thủ tục xác nhận thu nhập khi mua nhà ở xã hội

Thủ tướng ban hành Công điện yêu cầu chấn chỉnh công tác đấu giá đất, người trẻ gặp khó khi mua nhà… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Những nơi đáng sống, làm việc và phát triển nhất được vinh danh tại Giải thưởng Bất động sản châu Á

Hơn 130 chủ đầu tư, đơn vị thiết kế hàng đầu đã hội tụ tại đêm chung kết Giải thưởng Bất động sản châu Á Propertyguru 2024 tổ chức tại Bangkok (Thái Lan).
Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Bất động sản: Không phải chung cư, đây mới là phân khúc ‘đẻ ra tiền’; phác họa chân dung và tâm lý người thuê, Hà Nội rà soát hơn 700 dự án

Nên rót tiền vào đầu tư chung cư hay đất nền? Người thuê địa ốc ưa thích phân khúc dưới 10 triệu đồng/tháng… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Bất động sản: Cửa hàng ‘đất vàng’ Hà Nội ế khách thuê, giá nhà tăng chóng mặt, thu nhập cao cũng khó mua

Nhóm người có thu nhập cao nhất cũng khó mua nhà; cửa hàng trên 'đất vàng' Hà Nội ế khách thuê… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12: USD tăng phi mã, vượt mốc 108, Won Hàn Quốc 'ì ạch'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 20/12 ghi nhận đồng USD tăng trên mốc 108, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12: USD 'tỏa sáng', leo đỉnh hai năm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 19/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ khác, đạt mức cao nhất trong hai năm.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12: USD và Yen Nhật đi cùng đường, EUR tiếp tục giảm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 18/12 ghi nhận đồng USD tăng so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12: EUR tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầy biến động

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 17/12 ghi nhận đồng USD giảm nhẹ so với các loại tiền tệ chính.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12: USD hướng đến tuần tăng tốt nhất

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 16/12 ghi nhận đồng USD hướng đến tuần tăng tốt nhất trong một tháng.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Lợi suất trái phiếu chính phủ Đức sẽ đi về đâu?

Ngày 14/12, thị trường tài chính châu Âu chứng kiến sự gia tăng mạnh mẽ của lợi suất trái phiếu chính phủ Đức (Bund), đánh dấu mức tăng mạnh nhất trong vòng 8 tháng qua.
Phiên bản di động