Nhỏ Bình thường Lớn

Đề xuất danh hiệu nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị tiến sĩ, liệu có hợp lý?

Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.
Đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính là tiến sĩ
Đề xuất nghệ sĩ nhân dân được tính là tiến sĩ. (Ảnh minh họa)

Tại buổi làm việc của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội với Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội (ngày 6/3) về việc thực hiện chính sách, pháp luật về đào tạo trình độ tiến sĩ, Trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội xin cơ chế đặc thù cho các giảng viên có danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, nghệ sĩ nhân dân được tính tương đương học vị thạc sĩ, tiến sĩ để phù hợp ngành nghề đào tạo.

Nhà trường cho rằng, theo quy chế tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ yêu cầu tiêu chuẩn của người hướng dẫn là tác giả chính bài báo khoa học đăng trên tạp chí được Hội đồng Giáo sư Nhà nước đánh giá tới 0,75 điểm trở lên là yêu cầu quá cao. Nhà trường đề xuất chỉ quy định khung điểm là 0,5, đồng thời đề nghị tăng số lượng giảng viên thỉnh giảng cho cơ sở đào tạo văn hóa nghệ thuật.

Trường ĐH Sân khấu Điện ảnh Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 372/CP ngày 17/12/1980 của Thủ tướng chính phủ, có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức theo Quyết định số 538/QĐ-BVHTTDL ngày 06 tháng 3 năm 2014 của Bộ Trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, hoạt động theo quy định của Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan. Hiện nhà trường đã và đang đào tạo được 7 khóa tiến sĩ, với 2 chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nghệ thuật sân khấu và Lý luận lịch sử phê bình nghệ thuật điện ảnh - truyền hình, hiện có 3 khóa đã tốt nghiệp.

Theo GS Nguyễn Văn Tuấn, Giám đốc Trung tâm Công nghệ y tế thuộc ĐH Công nghệ Sydney (Australia), nghệ sĩ nhân dân là một danh hiệu hay tước hiệu có nguồn gốc từ Liên Xô cũ. Theo như quy chế hiện hành thì danh hiệu này được trao tặng hay phong cho những nghệ sĩ có những đóng góp quan trọng cho nghệ thuật và xã hội.

Tiến sĩ là một bằng cấp do một đại học cấp sau khi đương sự đã đạt những tiêu chuẩn về nghiên cứu khoa học và học thuật. Thường người được cấp bằng tiến sĩ phải trải qua ít nhất là 3 năm học hành và nghiên cứu. Nghiên cứu phải thể hiện một đóng góp có ý nghĩa trong chuyên ngành.

Ngoài ra, còn có nhiều khác biệt giữa nghệ sĩ nhân dân và tiến sĩ đó là nghệ sĩ nhân dân không phải học trong môi trường khoa bảng, còn tiến sĩ phải qua đào tạo trong môi trường khoa bảng. Nghệ sĩ nhân dân không cần viết luận án và bảo vệ luận án, tiến sĩ phải thực hiện hai việc đó.

Nghệ sĩ nhân dân nếu đúng định nghĩa thể hiện một cái mà phương Tây gọi là "accomplishment", còn tuyệt đại đa số tiến sĩ không bao giờ đạt được cấp độ đó, mà chỉ ở mức "attainment".

“Xét về mức độ ảnh hưởng tôi nghĩ nghệ sĩ nhân dân có ảnh hưởng hơn nhiều so với đa số tiến sĩ”, GS Tuấn nói.

Ông Tuấn cho rằng, hiện đang có nhiều hiểu lầm về văn bằng tiến sĩ. Trước đây có quy định rằng trong ngành y các giảng viên đại học có bằng bác sĩ "chuyên khoa II" được xem là tương đương tiến sĩ. Nay đến bên ngành nghệ thuật cũng hiểu lầm và đòi 'tương đương hoá' như thế. Như vậy người ta sẽ hỏi nếu nghệ sĩ nhân dân là tương đương với tiến sĩ thì nghệ sĩ ưu tú tương đương với bằng cấp gì?

"Một nghệ sĩ có bằng tiến sĩ nhưng có thể suốt đời không bao giờ đạt được danh hiệu nghệ sĩ nhân dân. Ngược lại một nghệ sĩ nhân dân không có bằng cấp thì không thể là tiến sĩ. Do vậy đề xuất ra ý tưởng này hiểu sai về bản chất của hai thực thể. Không nên và không thể xem nghệ sĩ nhân dân tương đương với tiến sĩ. Nếu cần thì nên ban hành quy chế về bằng ‘tiến sĩ danh dự’, chứ không thể đánh đồng nghệ sĩ nhân dân là tiến sĩ được", GS Tuấn thẳng thắn.

3 phương thức tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Hà Nội

3 phương thức tuyển sinh năm 2023 của Trường Đại học Hà Nội

Về ngưỡng chất lượng đầu vào, thí sinh phải có tổng điểm 3 môn thi Toán, Ngữ Văn, Ngoại ngữ hoặc Toán, Vật lý, Tiếng ...

Tuyển sinh Đại học năm 2023: Lần đầu tiên quy định mới về điểm ưu tiên có hiệu lực

Tuyển sinh Đại học năm 2023: Lần đầu tiên quy định mới về điểm ưu tiên có hiệu lực

Trong kỳ tuyển sinh năm 2023, Quy chế tuyển sinh mà Bộ GD&ĐT ban hành năm 2022 tiếp tục được áp dụng.

Để dạy thật, học thật trong giáo dục không dừng ở lời kêu gọi

Để dạy thật, học thật trong giáo dục không dừng ở lời kêu gọi

Muốn dạy thật học thật, xóa bỏ bệnh thành tích trong giáo dục cần bắt đầu từ việc thay đổi tư duy của nhà quản ...

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xóa lớp không chuyên trong trường THPT chuyên

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu xóa lớp không chuyên trong trường THPT chuyên

Trong Thông tư mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên.

Điểm danh thành tích 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Điểm danh thành tích 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2022

Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam vừa công bố 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu ...

(theo Vietnamnet)