TIN LIÊN QUAN | |
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam được ghi dấu bằng sự tin cậy mạnh mẽ | |
Thúc đẩy kết nối giáo dục Ấn Độ - Việt Nam |
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm một năm quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện (từ tháng 9/2016), 45 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao (1972–2017), 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược (2007–2017) và 25 năm thiết lập quan hệ Đối tác Đối thoại ASEAN - Ấn Độ (1992-2017).
Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái, cùng đại diện các Bộ, ban, ngành hữu quan; Về phía Ấn Độ có Quốc vụ khanh Vijay Kumar Singh, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam Parvathaneni Harish, cùng đại diện đại sứ quán các nước tại Hà Nội, các thành viên của Hội Hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ (VIFA), đại diện cộng đồng người Ấn đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam...
Đại sứ Parvathaneni Harish phát biểu khai mạc sự kiện. (Ảnh: MH) |
Phát biểu khai mạc sự kiện, Đại sứ Parvathaneni Harish khẳng định mối quan hệ hữu nghị sâu sắc giữa chính phủ và nhân dân hai nước Việt Nam và Ấn Độ trong suốt 45 năm qua. Đại sứ nêu rõ, mối quan hệ hữu nghị truyền thống Việt Nam - Ấn Độ là tài sản quý báu của nhân dân hai nước và Ấn Độ luôn coi trọng phát triển và thúc đẩy quan hệ hợp tác sâu rộng với Việt Nam.
Trước các sự kiện quan trọng, người Ấn Độ thường tiến hành các nghi lễ truyền thống. Tại sự kiện này, Quốc vụ khanh Vijay Kumar Singh, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã cùng thực hiện nghi lễ thắp đèn truyền thống của Ấn Độ. Tiếp theo đó, con gái Đại sứ Parvathaneni Harish đã biểu diễn một điệu múa cổ truyền cầu Thần Ganesha giúp mọi người vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống.
Quốc vụ khanh Vijay Kumar Singh, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng và Thứ trưởng Huỳnh Vĩnh Ái đã thực hiện nghi lễ thắp đèn truyền thống của Ấn Độ. (Ảnh: MH) |
Trong đêm nhạc ấm tình hữu nghị, các khách mời đã được thưởng thức các tiết mục múa truyền thống của Ấn Độ và các tiết mục âm nhạc giao hưởng. Phần múa “Nritya Dhwani” (hay còn gọi là Âm thanh của điệu múa) do nghệ sỹ bậc thầy Guru Jayarama Rao, người đã đoạt giải thưởng Padma Shri và 4 diễn viên múa trình diễn. Những điệu múa này kể lại câu chuyện huyền thoại về văn hóa lâu đời của Ấn Độ, về thần Shiva và thần Vishnu.
Cả khán phòng như lặng đi khi thưởng thức những tiết mục độc đáo, những kỹ thuật múa điêu luyện từ những ngón tay đến những bước chân của các nghệ sỹ. Mỗi tiết mục múa kết thúc là những tràng vỗ tay không ngớt.
Nghệ sỹ Guru Jayarama Rao và 4 nữ diễn viên múa trình diễn múa truyền thống Ấn Độ. (Ảnh: MH) |
Ở phần nhạc giao hưởng do Dàn nhạc giao hưởng Quân đội Ấn Độ và Dàn nhạc dân tộc, Nhà hát ca múa nhạc Quân đội Việt Nam và Trường Đại học Văn hóa Nghệ thuật Quân đội phối hợp biểu diễn, các khán giả đã được thưởng thức 10 tiết mục đặc sắc. Điển hình như độc tấu sáo Vande Maatram, hợp ca Kadam Kadam Badhaye Ja của Ram Singh, Raag-Kathak của Surat Singh hay ca khúc yêu nước Lakshya của Shankar Mahadevan…
Các đại biểu và các khán giả chăm chú xem biểu diễn. (Ảnh: MH) |
Không gian Nhà hát lớn càng trở nên đầm ấm khi trích đoạn tác phẩm Việt Nam nổi tiếng “Quê tôi”, do chính Dàn nhạc giao hưởng Quân đội Ấn Độ trình bày. Đặc biệt, điểm nhấn cho đêm nhạc là bản Đất nước Ấn Độ, do các nghệ sĩ Việt Nam và Ấn Độ cùng trình diễn. Tiết tấu nhanh, hành khúc của tác phẩm đã khép lại chương trình đêm nhạc vô cùng ấn tượng và hoành tráng.
Những nhà khoa học nữ xuất sắc của Ấn Độ Ngày càng có nhiều phụ nữ Ấn Độ dám vượt qua những rào cản xã hội nhiều định kiến để được tiếp cận với nền ... |
64 sắc thái ẩm thực Ấn giữa lòng Hà Nội Nhân kỉ niệm 70 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Ấn Độ và 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam – Ấn ... |
Ấn Độ công bố phát triển thành công máu nhân tạo Các nhà khoa học Ấn Độ mới đây công bố đã phát triển thành công tế bào hồng cầu từ tế bào gốc ở tủy ... |