Di tích lịch sử quốc gia Đền Đươi thuộc địa phận xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đây là nơi thờ Quốc mẫu Nguyên phi Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan.
Quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Đươi. (Ảnh: Quang Tiệp) |
Tin liên quan |
Đại biểu cùng hiến kế cho công tác người Việt Nam ở nước ngoài |
Vương phi Ỷ Lan còn có tên gọi khác Linh Nhân Hoàng thái hậu, bà là phi tần của Hoàng đế Lý Thánh Tông và là thân mẫu của hoàng đế Lý Nhân Tông – hai vị vua triều nhà Lý (ở thế kỷ XI).
Quốc mẫu Ỷ Lan được lịch sử tôn vinh là bậc nữ kiệt, có tài trị nước. Sinh thời, bà từng hai lần đăng đàn nhiếp chính, có nhiều công lớn gây dựng triều đình nhà Lý và phát triển Phật giáo Việt Nam.
Dấu ấn của thăng trầm lịch sử
Với gần một nghìn năm tồn tại, đền Đươi đã trải qua những biến cố, thăng trầm thời cuộc, chịu ảnh hưởng của thiên nhiên, mưa nắng và chiến tranh tàn phá. Nhiều hạng mục của đền xuống cấp nghiêm trọng.
Vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, di tích còn giữ lại các hạng mục công trình mang dấu ấn kiến trúc niên đại thời Hậu Lê (thế kỷ XVII) và thời Nguyễn kiến trúc kiểu chữ “quốc”, bao gồm: các toà Tiền tế, Trung từ và Hậu cung, hai dãy giải vũ nối 2 toà Tiền tế với Trung từ.
Trong khuôn viên quần thể di tích còn có ngôi chùa Quỳnh Hoa, nhà mẫu cũng xuống cấp nghiêm trọng. Để đáp ứng mong mỏi và nhu cầu sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của nhân dân địa phương và du khách thập phương, quần thể di tích đền Đươi được đầu tư tu bổ tôn tạo các hạng mục cơ bản, gồm: các tòa Tiền tế, Trung từ và Hậu cung, hai dãy hành lang tả hữu, nghi môn nội và một số hạng mục phụ trợ.
Đền Đươi lưu giữ được nhiều đồ thờ, tế tự và cổ vật có giá trị. (Ảnh: Quang Tiệp) |
Trong hai năm 2023-2024, Đền Đươi sau khi được tu bổ vẫn giữ nguyên bố cục kiến trúc. Các hạng mục được tôn tạo, tu bổ và nâng cấp bề thế, khang trang.
Toà Tiền tế gồm ba gian, kiến trúc kiểu chữ “nhất” với bốn vì kèo chính. Hệ thống cột, đầu dư, vì kèo làm bằng gỗ lim, kết cấu “chồng rường, giá chiêng” cùng các bức chạm khắc tinh xảo.
Hai tòa Tiền tế và Trung từ của ngôi đền kết nối bởi hai dãy giải vũ, tạo thành một không gian khép kín. Toà hậu cung có ba gian, trong đó có một gian cung cấm, bài trí khám thờ và tượng Nguyên phi Hoàng Thái hậu Ỷ Lan.
Đặc biệt, Đền Đươi còn lưu giữ được nhiều đồ thờ, tế tự và cổ vật có giá trị, như bốn bộ kiệu, một long đình, bốn ngai thờ, một bộ bát bửu, hai câu đối, một bát hương đồng và hai nghê đá từ thế kỷ XVII.
Người dân địa phương thực hiện các nghi lễ văn hoá tại Lễ hội truyền thống Đền Đươi. (Ảnh: Quang Tiệp) |
Lưu giữ giá trị văn hoá cùng lễ hội truyền thống
Trải qua hai năm tích cực thi công, đến tháng 8/2024, quần thể di tích lịch sử quốc gia Đền Đươi đã hoàn thành các hạng mục cơ bản, bảo đảm các yếu tố kỹ thuật và mỹ thuật.
Quần thể này có khuôn viên thoáng rộng, có cảnh quan đẹp mắt. Các hạng mục bề thế, nguy nga, tố hảo, làm tôn thêm vẻ uy nghiêm của di tích.
Đền Đươi bảo tồn các giá trị di sản văn hóa, đặc biệt về kiến trúc nghệ thuật. Các đồ thờ, tế tự được bài trí tại nội điện bảo đảm tính hài hòa, khoa học.
Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc với cảnh quan, ngôi đền mang đậm nét văn hóa Á Đông, là công trình văn hóa tâm linh, bảo lưu nhiều giá trị lịch sử, kiến trúc nghệ thuật và truyền thống của quê hương.
Lễ khánh thành công tác tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia và Lễ hội truyền thống đền Đươi năm nay có nhiều chương trình hoạt động phong phú.
Hoạt động khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi năm 2023. (Ảnh: Quang Tiệp) |
Phần lễ gồm các lễ nghi: lễ cáo yết, lễ mộc dục, lễ rước bộ, lễ khánh thành và dâng hương. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao, trò chơi dân gian như: biểu diễn múa rồng, lân, trống hội, chương trình văn nghệ chào mừng, biểu diễn múa rối nước, liên hoan diễn xướng hầu Thánh và các trò chơi dân gian cờ người, bắt vịt, kéo co, giải bóng chuyền hơi, bóng đá…
Theo Ban tổ chức, công tác chuẩn bị cho Lễ khánh thành và Lễ hội truyền thống Đền Đươi xã Thống Nhất, huyện Gia Lộc năm 2024 từ ngày 25-27/8 đến nay cơ bản hoàn thành.
Đây là sự kiện văn hóa đặc biệt với quy mô lớn, thu hút rất đông các vị đại biểu, khách quý từ tỉnh đến cơ sở, cán bộ và nhân dân địa phương và từ các vùng quê lân cận, cùng du khách thập phương.
| Hải Dương khai hội tôn vinh truyền thống hiếu học xứ Đông và văn hóa đọc Việt Nam Ngày 24/3, tại Văn miếu Mao Điền, Hải Dương, đã diễn ra lễ khai hội truyền thống Văn miếu Mao Điền và khai mạc Ngày ... |
| Người Việt Nam ở nước ngoài: Tinh thần của những sứ giả Giới thiệu và quảng bá đất nước là ý thức, trách nhiệm và niềm tự hào của người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN). Bên ... |
| Để kiều bào phát huy tốt vai trò là sứ giả văn hóa và ngôn ngữ Việt Việc giữ gìn, bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa và truyền thống dân tộc trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài ... |
| Đại sứ Lương Thanh Nghị: Nhận thức sâu sắc từ cơ quan đại diện về phát huy nguồn lực kiều bào Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam về công tác phát huy nguồn lực chuyên gia, trí thức kiều bào, Đại sứ Việt ... |
| Kiều bào khao khát trở về đầu tư, làm giàu cho quê hương, góp sức cùng phát triển đất nước Tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) toàn thế giới lần thứ tư, phiên chuyên đề 'Doanh nghiệp, doanh nhân kiều bào ... |