Nhỏ Bình thường Lớn

Đến Kon Tum, đi đâu và ăn gì?

Nhà thờ gỗ Kon Tum, Nhà rông Kon K'lor, Khu du lịch sinh thái Măng Đen, Khu di tích chiến thắng Đak Tô... thưởng thức gỏi lá, xôi măng là những trải nghiệm không thể bỏ qua khi đến với vùng đất Kon Tum đầy nắng gió của Tây Nguyên.
Một thiếu nữ dân tộc Ba Na tạo dáng chụp ảnh dưới cái nắng dịu nhẹ ven hồ Đak Ke. (Ảnh: Hà Nguyễn0
Một thiếu nữ dân tộc Ba Na tạo dáng chụp ảnh dưới cái nắng dịu nhẹ ven hồ Đak Ke. (Ảnh: Hà Nguyễn)

Kon Tum nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, có vị trí chiến lược, vùng lõi khu vực tam giác phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia. Đây là địa danh duy nhất tại Việt Nam sở hữu ngã ba Đông Dương nổi tiếng, nơi "một tiếng gà gáy sáng cả ba nước cùng nghe".

Ngoài những trang sử thi, những bản anh hùng ca huyền thoại, Kon Tum được thiên nhiên ưu đãi với nhiều thắng cảnh đẹp, văn hóa đặc sắc, là vùng đất có lịch sử lâu đời với đa dạng thành phần dân tộc thiểu số tại chỗ cùng nhiều giá trị văn hóa, ẩm thực độc đáo hấp dẫn du khách.

Những địa danh không thể bỏ qua

Nhà thờ gỗ Kon Tum: Được coi là biểu tượng của thành phố Kon Tum nói riêng và Tây Nguyên nói chung, nhà thờ là được làm hoàn toàn bằng gỗ cà chít, theo phong cách Roman kết hợp với kiến trúc nhà sàn của người Ba Na. Công trình được xây dựng 1913 kéo dài đến năm 1918 mới hoàn tất. Nhà thờ là một công trình khép kín gồm: giáo đường, nhà tiếp khách, nhà trưng bày các sản phẩm dân tộc và tôn giáo, nhà rông. Ngoài ra còn có cô nhi viện, cơ sở may, dệt thổ cẩm, cơ sở mộc.

Ngã ba Đông Dương: nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là vị trí tiếp giáp của ba nước Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Campuchia được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”. Cột mốc do tỉnh Kon Tum tổ chức thi công xây dựng tháng 12/2007 và hoàn thành vào đầu năm 2008, dưới sự giám sát của chuyên gia ba nước có chung đường biên giới. Cột mốc đặc biệt nặng 900 kg, làm bằng đá hoa cương hình trụ tam giác, cao 2 mét, trên mỗi mặt cột mốc quay về mỗi nước được gắn quốc huy trang trọng, năm cắm mốc và tên quốc gia đó bằng chữ màu đỏ của chính nước đó.

Mốc ngã ba biên giới là biểu tượng thể hiện rõ nét ý chí, nguyện vọng và quyết tâm của Chính phủ và nhân dân ba nước trong thiện chí hợp tác giải quyết vấn đề biên giới lãnh thổ, là minh chứng thể hiện sự tin cậy, hiểu biết và tinh thần hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam, Campuchia và Lào.

(Ảnh: Đặng Văn Tùng)
Ngã ba Đông Dương vốn được mệnh danh là nơi mà “một con gà gáy ba nước đều nghe”. (Ảnh: Đặng Văn Tùng)

Nhà ngục Kon Tum: Di tích lịch sử Ngục Kon Tum nằm cuối con đường Trương Quang Trọng, phường Quyết Thắng, thành phố Kon Tum. Nhà ngục xây dựng năm 1930, từng là nơi giam giữ tù chính trị và các chiến sĩ cách mạng đồng thời cung cấp công nhân khai phá miền cao nguyên, mở đường 14.

Nhà đày Kon Tum ( Ngục Kon Tum) có nhiều tên gọi khác nhau: Lao kẽm, Lao sắt, Lao mới hoặc Lao cầu mới thường gọi là Lao ngoài, còn Lao cũ trong thị xã (nhà Lao tỉnh Kon Tum, Prison de Kon Tum) thì gọi là Lao trong.

Ngục Kon Tum một thời được ví là “địa ngục trần gian”, nơi giam giữ và đọa đầy hơn 500 chiến sĩ cách mạng. Di tích lịch sử Ngục Kon Tum cùng với bảo tàng tổng hợp tỉnh như một điểm nhấn vào mắt du khách khi ngược xuôi trên con đường thiên lý Hồ Chí Minh chạy suốt từ Bắc vào Nam, đoạn qua miền Trung uốn lượn.

Nhà rông Kon K'lor: Biểu tượng của tình đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người dân nơi đây. Nhà rông Kon Klor nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng, có cầu treo Kon Klor nối đôi bờ bên này làng Kon Klor, phường Thắng Lợi với bờ bên kia làng Kon K’tu, xã Đăk Rơ Wa. Nhà cao 22m, rộng trên 6m và dài hơn 17 m giúp tạo nên ngôi nhà rông lớn nhất Kon Tum, và cùng là không gian tụ họp bậc nhất của vùng đất Tây Nguyên đại ngàn. Nhà rông sử dụng các chất liệu truyền thống gỗ, tranh, tre, nứa, lá và những họa tiết, hoa văn công phu, tỉ mỉ.

Đường vào thị trấn Măng Đen, một điểm chụp ảnh yêu thích của khách du lịch. Ảnh: Mangdentrongtoi
Đường vào thị trấn Măng Đen, một điểm chụp ảnh yêu thích của khách du lịch. (Nguồn: Mangdentrongtoi)

Khu du lịch sinh thái Măng Đen: Nằm ở thị trấn Măng Đen, huyện Kon Plông, cách trung thành phố Kon Tum khoảng 60km, Măng Đen từ lâu đã trở thành điểm đến không nên bỏ lỡ của hàng nghìn du khách tứ phương. Nằm ở độ cao hơn 1.000m so với nước biển, khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiều hồ thác, suối đá, nơi đây cũng được xem như là Đà Lạt thứ hai của Việt Nam.

Măng Đen sở hữu thảm thực vật hoang sơ, đồi cà phê xanh ngát giúp du khách dễ dàng hoà mình với thiên nhiên. Đến khu du lịch sinh thái Măng Đen, du khách có thể tham quan tượng Đức Mẹ Sầu Bi, công trình kiến trúc được xây dựng từ thời kháng chiến chống Pháp, hay núi Ngọc Lễ, hồ Đắc Ke, chùa Khánh Lâm…

Khu di tích chiến thắng Đắk Tô: Khu di tích chiến thắng Đắk Tô nằm trên quả đồi cao khoảng 600m và cách thị trấn Đăk Tô 1km về hướng Tây Nam. Đây từng là chiến trường ác liệt nhất của khu vực Tây Nguyên, là căn cứ mạnh nhất của quân ngụy Sài Gòn và đế quốc Mỹ. Đối với người dân Kon Tum, đây là khu di tích lịch sử có ý nghĩa rất lớn thể hiện tinh thần dân tộc và đoàn kết. Hiện tại, du khách đến khu di tich chiến thắng Đắk Tô có thể tham quan 15 điểm du lịch về văn hóa, sinh thái, lịch sử, trong đó nổi bật nhất là khu tượng đài.

Ăn gì ở Kon Tum

Xôi măng: một món ăn khá lạ với nhiều người và là món ăn không thể bỏ qua khi đến Kon Tum. Xôi măng được kết hợp từ món ăn rất đơn giản là gạo nếp đồ và măng xào. Do đặc trưng ăn cay của người Kon Tum nên thường trong mỗi bát sẽ thêm một quả ớt đỏ. Khi ăn, cái giòn của măng kèm với vị dẻo của xôi, cay cay của ớt khiến món này lấy lòng nhiều du khách khi đến đây và thưởng thức.

Đến Kon Tum, đi đâu và ăn gì?
Xôi măng, món ăn sáng dân dã, rẻ mà ngon, đến Kon Tum không thử thì rất phí. (Nguồn: Facebook)

Gỏi lá: món ăn độc đáo của người Kon Tum khi kết hợp hơn 40 loại lá rừng cùng thịt heo luộc thía mỏng, tôm và ăn cùng với nước chấm làm từ gạo nếp lên men, hành khô, mẻ, sa tế. Công thức ăn móng gỏi lá chuẩn bài là cuốn lá cải hoặc lá mơ bên ngoài, bên trong điểm thêm các loại lá chua và loại lá tuỳ theo sở thích mỗi người, cuối thành phễu nhỏ, bỏ thịt và tôm vào trong. Gỏi lá mang đến một hương vị bùi, chua và pha lẫn vị chan chát lạ lẫm.

cuốn chung tới hơn 30 loại lá và là một đặc sản nức tiếng vùng Tây Nguyên
Loại gói cuốn chung tới hơn 30 loại lá và là một đặc sản nức tiếng vùng Tây Nguyên. (Ảnh: @tungngv07)

Ngoài xôi măng, gỏi lá, những món ăn đặc trưng khác như cá gỏi kiến vàng, lá mì muối chua, gà rừng trộn lá mí, thịt chuột đồng nước, rau dớn… là những món ăn sẽ khiến du khách ăn mãi không ngừng.

Khám phá thác Kôi Tó, điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Kon Tum

Khám phá thác Kôi Tó, điểm du lịch nổi tiếng ở tỉnh Kon Tum

Dù là giữa mùa khô nhưng lượng nước ở thác Kôi Tó vẫn đủ dòng và xanh trong, từng con nước tuôn trào mạnh mẽ, ...

Ngã ba Đông Dương: Điểm đến ‘hút khách’ ở Kon Tum

Ngã ba Đông Dương: Điểm đến ‘hút khách’ ở Kon Tum

Ngã ba Đông Dương nằm tại địa phận của xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, là vị trí tiếp giáp của ba ...

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi (Kon Tum)

Khám phá vẻ đẹp thác Đăk Ruồi (Kon Tum)

Nằm giữa khung cảnh núi rừng hùng vĩ, hoang sơ, thác Đăk Ruồi là một trong những điểm đến lý tưởng cho những tín đồ ...

Nữ Bí thư Huyện ủy khơi lên khát vọng biên cương

Nữ Bí thư Huyện ủy khơi lên khát vọng biên cương

Trên vùng biên giới Ia H’Drai, tỉnh Kon Tum đang diễn ra “cuộc cách mạng” khơi dòng, hợp sức trí tuệ của đội ngũ cán ...

Đánh thức Tây Nguyên

Đánh thức Tây Nguyên

Kon Tum và Gia Lai là hai trong số năm tỉnh của vùng Tây Nguyên đang nỗ lực tận dụng các tiềm năng khác biệt ...