Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Xuân Sơn
Tại một góc bản làng của tỉnh Lâm Đồng, giữa nhịp sống hiện đại đang len lỏi vào từng nếp nhà, còn đó một cô gái người H’Mông âm thầm may vá, thêu thùa, níu giữ những nét văn hóa thổ cẩm truyền thống.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
(Ảnh: Xuân Sơn)
Đôi bàn tay khéo léo của Giàng Thị Pàng dệt nên những bộ trang phục mang đậm nét truyền thống của dân tộc H'Mông. (Ảnh: Xuân Sơn)

Tây Nguyên, vùng đất cao nguyên không chỉ nổi tiếng nhờ thiên nhiên kỳ vĩ, mà còn là nơi gìn giữ kho tàng văn hóa truyền thống phong phú của các dân tộc thiểu số. Trong số đó, nghề dệt thổ cẩm, đặc biệt là nghề may trang phục truyền thống của người H’Mông, được xem như một biểu tượng bản sắc, lưu giữ ký ức văn hóa qua từng đường kim, mũi chỉ. Câu chuyện của Giàng Thị Pàng, một cô gái 23 tuổi ở thôn 5, xã Rô Men, tỉnh Lâm Đồng, là minh chứng sống động cho nỗ lực giữ gìn và phục hồi giá trị truyền thống ấy.

Không chỉ mưu sinh

Giàng Thị Pàng bén duyên với nghề may trang phục truyền thống của dân tộc H’Mông cách đây một năm. Khác với nhiều người trẻ rời làng tìm kiếm cơ hội mới nơi đô thị, Pàng chọn quay về với bản làng, với khung cửi, kim chỉ và những họa tiết thổ cẩm vốn đã nuôi dưỡng tâm hồn cô từ thuở bé.

Cô chia sẻ, ban đầu việc học nghề không mấy khó khăn vì “đây là nghề em yêu thích”, dù bố mẹ phản đối, nhưng nhờ sự động viên của hai người chị, đặc biệt là chị ba, người cũng tự may mặc trang phục dân tộc trong nhà, Pàng đã quyết tâm theo đuổi đam mê.

Những bộ trang phục H’Mông do cô làm ra không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa, mà còn thể hiện kỹ thuật tỉ mỉ với những họa tiết, chuỗi hạt đính kết công phu. Tùy vào độ phức tạp, một bộ đồ có thể mất từ 1-4 ngày để hoàn thành. Dù đơn đặt hàng không thường xuyên, nhưng giá trị từng sản phẩm đủ giúp cô duy trì thu nhập ổn định.

Điều đáng trân trọng ở Pàng là cô không chỉ làm nghề để mưu sinh, mà còn mong muốn tạo dựng niềm tin nơi người mua. “Trong thôn em, mọi người thường đặt đồ trên mạng nhưng sợ bị lừa, nên em muốn tự may để ai muốn thì đến xem, ưng ý thì mua”, Pàng chia sẻ. Suy nghĩ giản dị ấy cho thấy khát vọng khẳng định giá trị của sản phẩm truyền thống, được làm ra từ chính bàn tay và tâm huyết của người trong cộng đồng.

(Ảnh: Xuân Sơn)
Những bộ trang phục H’Mông không chỉ mang đậm dấu ấn văn hóa, mà còn thể hiện kỹ thuật tỉ mỉ với những họa tiết, chuỗi hạt đính kết công phu. (Ảnh: Xuân Sơn)

Bừng lên sức sống mới

Tuy nhiên, thực tế cho thấy thách thức không nhỏ trong việc giữ gìn và phát triển nghề. Như Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã Rô Men, bà Nguyễn Thị Trang nhận định, dù trong thôn vẫn có tổ thêu dệt gồm 16 chị em phụ nữ, nhưng hầu hết chỉ tranh thủ làm lúc rảnh rỗi.

Cuộc sống mưu sinh, thiếu đầu ra và chênh lệch giữa công sức bỏ ra với thu nhập khiến nhiều người không còn mặn mà với nghề.

Để giải bài toán đó, địa phương đang triển khai một số chính sách thiết thực. Hội Liên hiệp Phụ nữ xã đã vận động thành lập tổ phụ nữ thêu dệt, tổ chức truyền nghề giữa các thế hệ, hỗ trợ chị em tiếp cận công nghệ số để giới thiệu sản phẩm trên mạng xã hội.

Bên cạnh đó, mô hình du lịch sinh thái gắn với trải nghiệm văn hóa truyền thống cũng đang được định hướng phát triển. Dù địa thế của thôn 5 không thuận lợi như các khu vực khác, nhưng đời sống văn hóa, trong đó có nghề thổ cẩm, các hương ước, lễ hội, vẫn là nguồn tài nguyên đặc sắc để thu hút du khách.

Một điểm sáng đáng chú ý là các lễ hội dân tộc vẫn tổ chức thường niên, đặc biệt vào dịp Tết. Những trò chơi truyền thống như đánh cù, kéo co, đẩy gậy không chỉ giúp gắn kết cộng đồng mà còn tạo không gian để giới thiệu trang phục, sản phẩm thổ cẩm.

Hành trình của Giàng Thị Pàng không chỉ là lát cắt nhỏ về văn hóa thổ cẩm Tây Nguyên, mà còn gợi mở bức tranh lớn hơn: Di sản văn hóa không thể bảo tồn nếu thiếu sự tham gia và đồng hành của thế hệ trẻ. Trong một xã hội đang chuyển mình với tốc độ chóng mặt, những người trẻ như Pàng, dù ít ỏi, vẫn là ngọn lửa âm ỉ gìn giữ căn tính dân tộc.

Chỉ khi văn hóa không bị cất giữ trong tủ kính mà được sống giữa đời thường, được người trẻ tin yêu và lựa chọn, thì sắc màu thổ cẩm Tây Nguyên mới tiếp tục bừng lên, rực rỡ trên nền đất đỏ bazan ngàn đời.

Phép màu kinh tế tại xã miền núi Tây Nguyên

Phép màu kinh tế tại xã miền núi Tây Nguyên

Từ trong nắng gió khắc nghiệt của đại ngàn Tây Nguyên, chứng kiến sức sống vươn lên mãnh liệt của người dân xã Liêng S'rônh, ...

Bánh chưng với Tết cộng đồng ở nước ngoài

Bánh chưng với Tết cộng đồng ở nước ngoài

Cuộc đời ngoại giao của tôi đã trải qua nhiều nhiệm kỳ luân chuyển, khi ở Campuchia, khi ở New Zealand, rồi cuối cùng về Singapore. Hai ...

Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển đổi năng lượng hiệu quả, bền vững

Việt Nam chung tay cùng cộng đồng quốc tế tìm giải pháp đổi mới sáng tạo, hướng tới chuyển đổi năng lượng hiệu quả, bền vững

Sáng 17/4, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, Hà Nội đã diễn ra phiên thảo luận “Các giải pháp đổi mới sáng tạo trong ...

Việt Nam hoan nghênh tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế trong phát huy cơ chế tài phán biển

Việt Nam hoan nghênh tiếng nói chung của cộng đồng quốc tế trong phát huy cơ chế tài phán biển

Nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ Trần Công Trục khẳng định, chủ trương nhất quán của Việt Nam là giải quyết các tranh chấp ...

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Lâm Đồng: Gắn bó, hòa hợp và phát triển

Đời sống tôn giáo, tín ngưỡng tại Lâm Đồng: Gắn bó, hòa hợp và phát triển

Lâm Đồng - vùng đất cao nguyên giàu bản sắc văn hóa, là nơi hội tụ của nhiều cộng đồng dân cư với các tôn ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Đọc thêm

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Xuất khẩu giảm, đầu tư yếu - Bài toán hóc búa của kinh tế Hàn Quốc

Chính phủ Hàn Quốc nhận định áp lực suy giảm kinh tế đã kéo dài sáu tháng trong bối cảnh nhu cầu nội địa, gồm tiêu dùng và đầu tư ...
'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

'Thiên thời địa lợi', Brazil củng cố vị thế là một trong những nhà cung cấp lương thực hàng đầu thế giới

Sản lượng nông nghiệp của Brazil trong niên vụ 2024/25 sẽ đạt mức kỷ lục gần 333 triệu tấn, tăng 13,6% so với niên vụ trước.
Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Lời hẹn mùa vải tháng Sáu

Đại sứ Trung Quốc tại Việt Nam từng có một lời hẹn đặc biệt với phóng viên Việt Nam, một lời hẹn mùa vải tháng Sáu…
Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Mỹ truy quét nhập cư: Tổng thống Trump giành được một chiến thắng, thủy quân lục chiến lần đầu bắt dân thường ở Los Angeles

Tổng thống Mỹ có thể tiếp tục triển khai Vệ binh quốc gia tại Los Angeles khi các cuộc biểu tình phản đối truy quét nhập cư dự kiến sẽ ...
Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Thiếu hụt hướng dẫn viên trầm trọng, ngành du lịch Nhật Bản báo động tình trạng khủng hoảng nhân lực

Các chuyên gia nhận định, sử dụng công nghệ và đào tạo thế hệ kế cận là giải pháp trọng tâm để vượt qua khủng hoảng nhân lực ở Nhật ...
Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận: Ngọn gió mới trên bản đồ du lịch sáng tạo

Bình Thuận sở hữu hệ sinh thái du lịch đa dạng từ biển đảo, cồn cát, suối khoáng đến di sản văn hóa Chăm và làng nghề truyền thống.
Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về thảm hoạ da cam ở Việt Nam

Tuyên truyền sâu rộng hơn nữa về thảm hoạ da cam ở Việt Nam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam tổ chức phát động ủng hộ Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam.
Việt Nam cùng Liên hợp quốc khẳng định cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật

Việt Nam cùng Liên hợp quốc khẳng định cam kết bảo vệ và thúc đẩy quyền của người khuyết tật

Việt Nam sẵn sàng hợp tác nhằm bảo đảm hơn nữa quyền của người khuyết tật, hướng đến một xã hội công bằng, bao trùm và không ai bị bỏ lại phía sau.
Nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế

Nâng cao vai trò của nữ sĩ quan Công an nhân dân Việt Nam trong các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế

Ngày 12/6, Bộ Công an, UN Women tổ chức Diễn đàn 'Tăng cường sự tham gia của nữ sĩ quan cảnh sát trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc'.
Liên hợp quốc lần thứ hai kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi 11/6

Liên hợp quốc lần thứ hai kỷ niệm Ngày quốc tế Vui chơi 11/6

Các đại biểu kêu gọi tăng cường đầu tư vào các chính sách và chương trình thúc đẩy quyền vui chơi, bảo đảm không trẻ em nào bị bỏ lại phía sau.
Việt Nam công bố cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030

Việt Nam công bố cam kết quốc gia về kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030

Ngày 9/6, Bộ Y tế công bố cam kết quốc gia về chương trình kế hoạch hóa gia đình toàn cầu đến năm 2030 (FP2030) góp phần thúc đẩy quyền con người.
Phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025

Phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội phát động Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm 2025 với chủ đề 'Chấm dứt bạo lực, vun đắp yêu thương'.
Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Bảo đảm quyền riêng tư trong thời đại công nghệ số

Trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay, bảo vệ dữ liệu cá nhân khi tham gia vào quan hệ xã hội trên không gian mạng là hết sức cấp thiết.
Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Bảo đảm quyền tiếp cận giáo dục chất lượng cho trẻ em gái

Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc nâng cao tỷ lệ tiếp cận giáo dục cơ bản cho trẻ em, đồng thời thu hẹp khoảng cách giới...
Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Bảo đảm quyền con người, quyền công dân thông qua bảo vệ dữ liệu cá nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công an Lê Quốc Hùng, dữ liệu cá nhân cần được sử dụng hiệu quả, hợp lý, phù hợp với nguyên tắc bảo vệ quyền con người, quyền công dân.
Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Ngoại giao tôn giáo: Sức mạnh mềm trong hội nhập quốc tế

Tôn giáo là kênh đối ngoại hiệu quả, góp phần quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế quốc gia và củng cố sức mạnh mềm của Việt Nam trên trường quốc tế.
Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Khơi dậy nguồn lực phát triển vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Nhà nước triển khai nhiều chính sách quan trọng nhằm hỗ trợ phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi, bảo đảm đời sống cho người dân.
Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025: Khẳng định chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng của Việt Nam

Theo Thượng tọa Thích Đức Thiện, Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2025 là dịp để cộng đồng quốc tế hiểu về thực tiễn đời sống tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch xuyên quốc gia triệt phá đường dây tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em, 20 đối tượng sa lưới

Chiến dịch do cảnh sát Tây Ban Nha dẫn đầu, nhằm vào các đối tượng tàng trữ và phát tán tài liệu lạm dụng tình dục trẻ em.
Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Europol phát động chiến dịch truy tìm manh mối chống lạm dụng tình dục trẻ em

Cơ quan Cảnh sát hình sự châu Âu (Europol) triển khai chiến dịch quy mô lớn, huy động sự tham gia của cộng đồng, giúp phá giải vụ án lạm dụng tình dục trẻ em.
55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

55 bộ phim tham gia Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan

Liên hoan phim quốc tế dành cho phụ nữ Aswan (AIWFF) lần thứ 9 đã khai mạc tại thành phố bên bờ sông Nile của Ai Cập tối 2/5.
Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

Hơn một nửa người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ

77% trong số hơn 550 người tị nạn tại Nam Sudan là phụ nữ và trẻ em.
Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sau 6 thập niên, lần đầu tiên có phi hành đoàn toàn nữ

Sáu thành viên tham gia chuyến bay trên tàu vũ trụ New Shepard (NS-31) của Blue Origin, đưa NS-31 trở thành phi hành đoàn vũ trụ toàn nữ đầu tiên từ năm 1963.
Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Trung Quốc 'tiếp sức' cho phụ nữ bị bỏ lại ở nông thôn

Chính phủ Trung Quốc khởi động chương trình liên ngành nhằm đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm... cho những phụ nữ thuộc nhóm bị bỏ lại ở nông thôn.
Phiên bản di động