ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh kéo dài thời gian nộp lệ phí xét tuyển. (Nguồn: Tuổi trẻ) |
Thời gian nộp lệ phí đến hết ngày 31/8, thay vì kết thúc vào hôm qua (28/8) như thông báo ban đầu.
Thí sinh đăng ký xét tuyển vào trường bằng phương thức tổng hợp sẽ nộp lệ phí xét tuyển trực tiếp về trường, với 25.000 đồng/nguyện vọng. Nhà trường sẽ thực hiện khấu trừ phần lệ phí xét tuyển với những thí sinh đã đăng ký xét tuyển vào trường bằng điểm kỳ thi đánh giá năng lực trước đó.
Thí sinh sẽ nộp lệ phí theo 4 bước cụ thể gồm:
Bước 1: Đăng nhập vào cổng tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ mybk.hcmut.edu.vn >> Đăng ký xét tuyển sinh ĐH-CĐ >> trang chủ >> Xét tuyển tổng hợp.
Bước 2: Khai báo “số nguyện vọng” đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tại cổng của Bộ GD&ĐT và nhấn nút “xác nhận”.
Bước 3: Thanh toán số tiền nộp lệ phí (nếu có) theo nội dung trong mục “Thông tin thanh toán”.
Bước 4: Nộp biên lai nộp lệ phí lên cổng tuyển sinh của Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh tại mục “Hồ sơ ảnh >> Minh chứng nộp tiền”.
Năm nay điểm sàn điểm sàn cho các tiêu chí học lực trong phương thức 5 (phương thức kết hợp nhiều tiêu chí) của Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 2022 gồm:
Điểm sàn đánh giá năng lực: 650 (thang 1.200)
Điểm sàn từ điểm thi tốt nghiệp THPT: 18 (thang 30)
Điểm học bạ THPT: 18 (thang 30)
Nhà trường khuyến cáo, đây là ngưỡng điểm để đảm bảo cơ hội cho tất cả các thí sinh, kể cả các thí sinh tự do, trong việc tham gia xét tuyển vào Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh năm 2022.
Thí sinh tự đánh giá các dữ kiện điểm của mình dựa trên đối sánh với điểm chuẩn trúng tuyển từng thành phần (tiêu chí) các năm gần nhất của nhà trường, phổ điểm thi tốt nghiệp THPT và đánh giá năng lực từng năm.
Ngoài ra, thí sinh cần lưu ý về vấn đề bù điểm trong công thức tính điểm của Phương thức 5 để lựa chọn và sắp xếp thứ tự nguyện vọng phù hợp vào Trường ĐH Bách khoa TP. Hồ Chí Minh.
Trường hợp không dự thi Đánh giá năng lực, Hội đồng tuyển sinh của nhà trường sẽ cân nhắc dùng điểm thi tốt nghiệp THPT để thay thế với một tỷ lệ quy đổi nhất định cũng như ngược lại đối với nhóm được đặc cách thi tốt nghiệp THPT. Tỷ lệ này sẽ được thông báo sau.
| Những lưu ý về xét tuyển đại học 2022 Nhằm đảm bảo công tác xét tuyển được thực hiện đúng Quy chế, Bộ GD&ĐT tiếp tục lưu ý về công tác xét tuyển đại ... |
| GS. TS. Trần Thị Lý: Việt Nam có thể phát huy khả năng 'xuất khẩu' giáo dục Theo nhà khoa học, GS. TS. Trần Thị Lý, Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy khả năng quốc tế hóa giáo dục thay ... |
| Bộ GD&ĐT nói gì về lỗi thanh toán trực tuyến phí xét tuyển đại học? Bộ GD&ĐT thừa nhận, trong những ngày đầu tiên thực hiện thanh toán trực tuyến, hệ thống kết nối các nền tảng có một số ... |
| TS. Trịnh Lê Anh: Cần đầu tư xứng tầm để du lịch MICE trở thành 'đặc sản' của Việt Nam Muốn du lịch MICE thực sự trở thành “đặc sản” của du lịch Việt Nam, các địa phương, từng doanh nghiệp, từng điểm đến cần ... |
| Điểm danh những tỉnh, thành có thí sinh bỏ xét tuyển đại học nhiều nhất cả nước, Hà Nội dẫn đầu Hà Nội có số thí sinh bỏ xét tuyển đại học cao nhất với gần 22.200, Thanh Hóa nhiều thứ hai với hơn 15.700 em. |