Nhỏ Bình thường Lớn

Di sản bảo tồn tốt có thể giúp xóa đói giảm nghèo

Hội thảo quốc tế Các nguồn lực văn hóa cho phát triển bền vững: Lý luận, thực tiễn và các giải pháp chính sách do Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội phối hợp với các đơn vị tổ chức ngày 13 - 14/12.
TIN LIÊN QUAN
di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo UNESCO công nhận thành phố Rio de Janeiro là Di sản thế giới
di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo Hạn chế biến tướng trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu

Trong các phiên thảo luận ngày 13/12, chủ đề được tập trung là phát huy vai trò của di sản văn hóa trong đời sống đương đại để góp phần vào phát triển bền vững.

Trụ cột thứ 4

Đến giữa thế kỷ XX, văn hóa ít được quan tâm trong tư duy về phát triển, nhiều người vẫn nhận thức tăng trưởng kinh tế chỉ chú trọng tới yếu tố kỹ thuật. Phát triển theo hướng ấy, bên cạnh những thành tựu quan trọng, con người đối mặt với không ít thách thức về kinh tế, xã hội và môi trường, cũng như sự sáng tạo, nhận thức, sự đa dạng, thẩm mỹ, gìn giữ các giá trị văn hóa, bảo vệ di sản văn hóa.

PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam cho rằng, không thể phát triển bền vững mà không tính đến vai trò của văn hóa. Văn hóa chính là cầu nối vững chắc gắn kết 3 cột trụ (kinh tế, xã hội và môi trường) phát triển và tương hỗ với các cột trụ đó. “Trong các mục tiêu phát triển bền vững có nhiều mục tiêu liên quan trực tiếp đến văn hóa như giáo dục, các thành phố và cộng đồng bền vững, an ninh lương thực, môi trường… Văn hóa chính là cột trụ thứ 4 của phát triển bền vững” - PGS.TS. Nguyễn Quốc Hùng nhận định.

di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo
Khai thác tốt các di sản văn hóa sẽ đóng góp không nhỏ cho phát triển KT - XH

Di sản văn hóa là nơi lưu giữ kiến thức về thiên nhiên, văn hóa, khoa học và giáo dục của cộng đồng, do đó di sản văn hóa góp phần quan trọng đối với phát triển bền vững thông qua sự đa dạng của hàng hóa và dịch vụ. Một di sản bảo tồn tốt có thể góp phần trực tiếp xóa đói giảm nghèo. Người dân hiểu biết và cùng bảo tồn sự đa dạng của di sản văn hóa và thiên nhiên, khai thác những tiềm năng kinh tế do di sản văn hóa đem lại, sẽ giúp cho cộng đồng đồng cảm, đoàn kết, cùng phát triển.

Với Việt Nam, quốc gia có di sản văn hóa đa dạng (trong đó 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 8 di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại và 2 di sản được ghi vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, 3.200 di tích được xếp hạng cấp quốc gia, hơn 7.500 di tích cấp tỉnh), các di sản văn hóa đã và đang đóng góp trong phát triển kinh tế. Như du lịch văn hóa khai thác các di sản Vịnh Hạ Long, Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn... đang đóng góp không nhỏ vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Bên cạnh đó, các nghề thủ công truyền thống, hoạt động dịch vụ du lịch từ lễ hội, nghệ thuật trình diễn... không chỉ góp phần bảo tồn, quảng bá bản sắc văn hóa, mà còn tạo công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho chủ thể nắm giữ di sản.

Phù hợp với đời sống đương đại

Tiềm năng từ văn hóa truyền thống đang được nhiều quốc gia chú trọng khai thác. Người Nhật coi đó là tài nguyên văn hóa, người Trung Quốc thì là sản nghiệp văn hóa, còn Việt Nam là di sản văn hóa. Bảo tồn di sản văn hóa của nhiều nước được chia thành 3 quan điểm: Bảo tồn nguyên gốc, bảo tồn trên cơ sở kế thừa và bảo tồn - phát triển.

Theo TS. Nguyễn Thị Thu Hường, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia, quan điểm mới nhất trong quản lý di sản ở Việt Nam hiện nay là bảo tồn và phát triển. Theo đó, di sản cần được đánh giá bằng trải nghiệm cá nhân, được quản lý bằng sự tham gia và sáng tạo của cộng đồng, miễn sao phù hợp với đời sống đường đại. Quan điểm này dẫn đến các quyết định thực tế và logic hơn cho quá trình quản lý di sản.

di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo
Thánh địa Mỹ Sơn (Quảng Nam). (Nguồn: TTXVN)

Tuy nhiên, di sản văn hóa “có lúc là nguồn lực, có lúc không là nguồn lực, xuất phát từ quan điểm ứng xử của người làm, người hưởng thụ”, như GS. Lê Hồng Lý, Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam nhận định. Bên cạnh đó, phải nhận diện nguy cơ với các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể và phát triển bền vững, từ đó đưa ra phương hướng phát triển phù hợp.

Cùng quan điểm, TS. Fenchette Sylvie, Viện Nghiên cứu Dân số và Phát triển (IRD) nêu ví dụ, hiện nay, số lượng làng nghề thủ công Việt Nam nhiều, phân tán khắp các vùng miền, với lực lượng người tham gia lớn. Bước vào thời mở cửa, nghề thủ công chịu sự cạnh tranh khốc liệt. Tương lai làng nghề đang đứng trước các bài toán cần quan tâm như nắm bắt xu hướng, thị hiếu thẩm mỹ của khách hàng, chất lượng sản phẩm, việc tự động hóa, cơ giới hóa trong sản xuất sản phẩm thủ công để nâng cao năng suất, ô nhiễm môi trường do tác động của làng nghề.

Trong trường hợp này, rất cần có sự can thiệp đúng đắn để phát huy tiềm năng kinh tế của các làng nghề. Cộng đồng mong đợi điều này nhưng gần như không có. Đó cũng là hiện trạng chung, hạn chế những đóng góp của di sản văn hóa trong phát triển bền vững.

di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo Việt Nam được bầu vào Ban Tư vấn Di sản Văn hoá Phi Vật thể của UNESCO

Với số phiếu 21/24 đại diện của Việt Nam, Phó Giáo Sư, Tiến sĩ, Phó Viện Trưởng Viện Nghiên cứu Văn hoá Nghệ thuật Việt ...

di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo Nhận diện di sản tín ngưỡng thờ Mẫu và “bài toán” sau vinh danh

“Cùng với việc được vinh danh là trách nhiệm đặt ra đối với Việt Nam trong việc bảo tồn và phát huy giá trị của ...

di san bao ton tot co the giup xoa doi giam ngheo Năm chủ nhân của Giải thưởng Nobel kêu gọi bảo vệ di sản

Lời kêu gọi này nhằm hưởng ứng Hội thảo quốc tế Abu Dhabi về bảo vệ di sản văn hóa trong tình trạng nguy cấp ...

(theo Đại biểu nhân dân)