Đi sứ thời chiến ở Afghanistan

Afghanistan là một địa bàn khó khăn đối với bất kỳ nhà ngoại giao nào nhận nhiệm vụ đi sứ tại đây. Nhưng khi trò chuyện với Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Afghanistan Đỗ Ngọc Dương, những khó khăn khi làm công tác ngoại giao ở một quốc gia không ổn định về chính trị này được ông chia sẻ với góc nhìn nhẹ nhõm hơn rất nhiều.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Đại sứ Đỗ Ngọc Dương (phải) và Tổng thống Afghanistan Najibulah, tháng 11/1990. (Ảnh do Đại sứ Dương cung cấp)

Dù đã bước sang tuổi 86 nhưng Đại sứ Đỗ Ngọc Dương vẫn có được sự nhanh nhẹn và minh mẫn hiếm thấy của độ tuổi này. Trong căn phòng làm việc ngăn nắp của mình tại Hà Nội, Đại sứ Đỗ Ngọc Dương vui vẻ chia sẻ với tôi những câu chuyện thú vị trong quãng thời gian làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Afghanistan trong nhiệm kỳ từ năm cuối năm 1987 đến 1991 của ông.

Chuyến đi gian nan

Cuối tháng 12/1987, Đại sứ Đỗ Ngọc Dương nhận quyết định làm Đại sứ tại Afghanistan. Dù cái Tết Nguyên đán Mậu Thìn đã cận kề, Đại sứ cùng phu nhân vẫn nhanh chóng thu xếp công việc để sớm lên đường tới đất nước đang diễn ra rất nhiều bất ổn về chính trị này.

Vì thời điểm đó chưa có đường bay thẳng nên để tới được Thủ đô Kabul, hai vợ chồng Đại sứ đã đáp máy bay tới Mátxcơva và mất 1 tuần để đợi chuyến bay tới Kabul tại đây. Đại sứ nhớ lại: "Từ Mátxcơva, chúng tôi tới Kabul bằng máy bay quân sự. Đó là loại máy bay mà khói phụt ra có độ nóng hơn cả độ nóng của động cơ máy bay. Đây là sáng kiến của Liên Xô nhằm đối phó với tên lửa cảm biến nhiệt Stinger với tầm bắn 10km của lực lượng Mujahideen. Nhờ đó, các tên lửa này chỉ lao vào phần khói của máy bay do nhiệt độ tại đây lớn hơn phần động cơ ở thân máy bay".

Khi máy bay đáp xuống sân bay Kabul, Đại sứ Dương đã thấy anh em Đại sứ quán cùng Đại sứ hơn 10 nước XHCN tại Afghanistan ra đón. Quãng đường hơn 10km từ sân bay Kabul về tới Đại sứ quán là lúc các Đại sứ thông báo cho nhau về tình hình chính trị cũng như những diễn biến mới của cuộc xung đột giữa Đảng Dân chủ Nhân dân Afghanistan (PDPA) chống lại lực lượng nổi dậy Mujahideen.

Về đến Đại sứ quán khi trời nhập nhoạng tối nên Đại sứ Đỗ Ngọc Dương chưa nắm được địa thế quanh Đại sứ quán ngay. Ông chỉ thấy choáng ngợp trước tòa nhà mà Đại sứ quán thuê lại của một tư sản người Afghanistan rộng tới cả ngàn thước vuông. Anh em Đại sứ quán chỉ cho ông những cây cối tuyết phủ kín quanh nhà là vườn cây rất rộng gồm các loại đào, nho, táo, ổi... Phía xa xa, cách tòa nhà chính khoảng 100 mét là nhà báo vụ (nơi để điện đàm của Đại sứ quán). Ngay lúc đó, ông hiểu mình cần phải có một cuộc cải tổ Đại sứ quán để đảm bảo an toàn, cũng như đời sống cho anh em tại đây.

Kinh nghiệm Hà Nội ở Kabul

Sau khi ra mắt các lãnh đạo cấp cao phía bạn và giải quyết gấp một số nội dung hợp tác công việc giữa hai bên, Đại sứ Dương mới có thời gian nghiên cứu kĩ địa thế Sứ quán. Ông nhận thấy, tòa nhà Sứ quán tuy đồ sộ nhưng không đảm bảo an toàn nếu chẳng may trúng đạn pháo của lực lượng Mujahideen. Vườn cây quanh Sứ quán rất rộng. Nếu trong khi anh chị em đi hái rau quả mà có bắn đạn pháo bất ngờ thì không thể kịp chạy vào nhà. Như vậy vô cùng nguy hiểm.

Đại sứ Dương kể lại: "Tôi đã tìm mua các phiến gỗ xoan xẻ dày và cùng anh em ghép những phiến gỗ này cùng với các bao cát làm thành một cái hầm chữ A trong phòng làm việc khá rộng rãi của tôi ở Đại sứ quán. Như vậy, khi có đạn pháo là toàn bộ 8 người trong Sứ quán có thể chui vừa chiếc hầm đó để tránh đạn. Tôi cũng đặt thi công 8 cái ống cống được đúc dày và cho chôn ngoài vườn để làm hố cá nhân y như cách làm ở Hà Nội trong thời chiến. Nếu anh chị em đang ở ngoài vườn mà nghe tiếng đạn pháo thì có thể lập tức nhảy xuống hố cá nhân để tránh đạn. Tôi cũng đề nghị không để đồng chí điện đàm ngủ ở Nhà báo vụ nữa mà chuyển cả vào ngủ ở trong nhà để đảm bảo an toàn".

Tám tháng sau đó, một quả đạn pháo bắn trúng căn bếp của Đại sứ quán vào buổi tối làm tan tành căn bếp và sức ép của nó làm vỡ toàn bộ cửa kính của tòa nhà. Rất may, anh em Sứ quán không có ai bị thương vong mà chỉ bị xây xước nhẹ. Đó là lần duy nhất đạn pháo của phía Mujahideen gây tổn thất cho Đại sứ quán.

Giữ thông tin là vấn đề cốt tử

Ngay sau khi "gia cố" xong Đại sứ quán, Đại sứ Dương bắt đầu tính đến chuyện làm sao để thông tin được thông suốt. Ông đã cùng Đại sứ các nước XHCN đề nghị phía Đại sứ quán Liên Xô tại đây hỗ trợ trang bị máy điện đàm cho các Sứ quán với 1 máy để tại cơ quan, 1 máy đặt trên xe ôtô có thể giữ liên lạc ngay cả khi Đại sứ hay các anh em có việc đi ra ngoài. Mặt khác, việc liên lạc về Việt Nam cũng thuận tiện hơn. Ông cũng đề nghị Đại sứ Liên Xô tại Afghanistan thiết lập một đường dây nội bộ giữa các Đại sứ quán với Đại sứ quán Liên Xô để phòng trường hợp có biến cố xảy ra hay phải đi di tản gấp thì các Đại sứ quán đều kịp thời nắm được thông tin để chủ động.

Tất cả những đề xuất của Đại sứ Việt Nam đều được Đại sứ quán Liên Xô đồng ý ngay. Đồng thời, phía bạn cũng hứa sẽ tạo điều kiện đưa anh em Đại sứ quán Việt Nam đi cùng trong trường hợp phải di tản.

Trong thời gian này, Đại sứ quán Việt Nam tại Afghanistan đã thiết lập được kế hoạch tổng hợp tin hàng tuần công khai gửi về Việt Nam, trong đó đánh giá về tình hình diễn biến cuộc xung đột. Đại sứ quán cũng thường xuyên tổng hợp dư luận báo chí ở Afghanistan để gửi về nhà. Việc làm này của Đại sứ quán Việt Nam tại Afghanistan được Bộ Ngoại giao đánh giá rất cao và sau này, ông vẫn duy trì hoạt động hữu ích này khi nhận nhiệm vụ làm Đại sứ Việt Nam tại Indonesia sau đó.

Kinh nghiệm "đồng tiền" và "khúc ruột"

Khi Đại sứ Dương nhận nhiệm vụ tại Afghanistan là thời điểm nền kinh tế nước nhà đối mặt với vô vàn khó khăn. Ngay khi nhận quyết định tới Afghanistan công tác, ông đã tính xem phương án nào có thể đảm bảo an toàn cho nguồn tài chính của Việt Nam khi chuyển qua ngân hàng của một đất nước đang có nhiều bất ổn mà vẫn đảm bảo được đời sống cho anh em.

Nghĩ tới nghĩ lui, Đại sứ Dương đề xuất Bộ Ngoại giao cấp kinh phí bằng tiền mặt cho Đại sứ quán trong liền 1 năm để ông mang đi. Ông lường trước tình huống nếu Bộ Ngoại giao chuyển tiền qua ngân hàng của bạn mà có biến cố xảy ra, ngân hàng sụp đổ thì toàn bộ khoản tiền đó sẽ mất hết và nguy hiểm nhất là không có kinh phí để lo cho anh em, nhất là trong trường hợp phải di tản. Đề xuất của ông được Bộ Ngoại giao đồng ý ngay, dù việc này chưa từng có tiền lệ nhưng đó là cách ứng phó hợp lý và an toàn nhất trong điều kiện công tác tại một đất nước có chiến tranh.

Mặt khác, với nguồn thực phẩm vô cùng bấp bênh ở Kabul khi đó, chủ yếu do phía Liên Xô cung cấp, Đại sứ Dương luôn nghĩ làm thế nào để đảm bảo anh em có đủ thực phẩm sinh hoạt, tránh tình trạng trong túi còn tiền mà lại bị đứt bữa, không đảm bảo sức khỏe công tác. Ông quyết định trích kinh phí để mua một chiếc tủ lạnh công nghiệp lớn, có sức chứa tối đa 1 tấn đặt trong Đại sứ quán. Cứ 6 tháng một lần, phía Liên Xô cung cấp thực phẩm (chủ yếu là thịt gà), họ thường ưu ái cho Đại sứ quán Việt Nam số lượng nhiều hơn. Vì thế, chiếc tủ lạnh lớn này giúp cả Đại sứ quán yên tâm có đủ thực phẩm ngay cả khi những chuyến tiếp tế sau của phía Liên Xô bị chậm trễ hoặc bị quân Mujahideen đánh úp trên đường vận chuyển.

Nhớ lại nhiệm kỳ công tác đầy hiểm nguy nhưng cũng nhiều thú vị này, Đại sứ Đỗ Ngọc Dương bằng lòng với những gì mình làm được cho anh em, từ điều kiện vật chất đến tinh thần làm việc - để anh em yên tâm hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình tại đây. Ông cũng không khỏi xúc động khi nhắc tới một cán bộ cao tuổi của Đại sứ quán đã qua đời tại Afghanistan do bị bệnh nặng mà giấu không cho mọi người biết, sợ mọi người lo lắng trong tình trạng Đại sứ quán gặp nhiều khó khăn như vậy. Và, trong điều kiện xung đột vô cùng ác liệt ấy của nước bạn, Đại sứ Đỗ Ngọc Dương đã tìm mọi cách để hỏa thiêu an toàn thi hài cán bộ này để gửi lọ tro về Việt Nam, cùng với bệnh án của bệnh viện quân đội Liên Xô tại Afghanistan khi đó.

Khánh Nguyễn (ghi)



 

Xem nhiều

Đọc thêm

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ thừa nhận 'cởi trói' cho Ukraine trong sử dụng vũ khí tầm xa, Nga tố vượt mọi ranh giới đỏ

Mỹ đã hướng dẫn cho lực lượng vũ trang Ukraine về cách lựa chọn mục tiêu tấn công ở Nga bằng tên lửa đạn đạo chiến thuật ATACMS.
Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Quỳnh Kool đẹp như nàng thơ

Diễn viên Quỳnh Kool, Hoa hậu Mai Phương Thúy hóa nàng thơ, Hoa hậu Kỳ Duyên khoe vai trần gợi cảm.
Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Hôm nay 26/11, Quốc hội dành cả ngày nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật

Quốc hội nghe, thảo luận về công tác phòng, chống tội phạm, tham nhũng, kiếu nại tố cáo, thông qua 3 luật sửa đổi: Công chứng; Quy hoạch đô thị ...
Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Điểm tin thế giới sáng 26/11: Vũ khí hóa học Syria gây quan ngại, Moscow cân nhắc triển khai tên lửa ở châu Á

Báo Thế giới và Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 26/11.
Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024: Giá vàng bất ngờ ‘quay xe’, chịu sức ép từ quyết định của ông Trump, vàng nhẫn và vàng miếng đồng loạt lao dốc

Giá vàng hôm nay 26/11/2024, Giá vàng bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Hai yếu tố gây sức ép lên kim loại quý. Giá vàng nhẫn, vàng miếng thuận đà ...
Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024: Thị trường chưa có dấu hiệu tác động mạnh, đà tăng vẫn được đánh giá cao

Giá tiêu hôm nay 26/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 140.000 đồng/kg.
Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Ủy ban pháp lý Đại hội đồng Liên hợp quốc đồng thuận thông qua Nghị quyết về Hợp đồng tự động do Việt Nam điều phối

Việc Việt Nam điều phối thành công quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và được thông qua bằng đồng thuận phán ánh tính kịp thời của Nghị quyết...
Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Việt Nam đóng góp tích cực tại Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10

Đại diện Việt Nam đã tham dự Hội nghị An ninh Istanbul lần thứ 10 từ ngày 21-22/11.
Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Việt Nam - Điểm đến và hợp tác quan trọng của các địa phương Argentina

Từ ngày 21-23/11, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt, đã có chuyến công tác tới thành phố Reconquista, tỉnh Santa Fe, miền Bắc Argentina.
Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Phim Việt Nam lay động trái tim khán giả tại Riyadh

Đại sứ quán Việt Nam tại Saudi Arabia tổ chức chiếu phim 'Lật mặt 7: Một điều ước' trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế 'Ambassador’s Choice' lần thứ 12.
Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Việt Nam-Ấn Độ diễn tập khả năng phối hợp trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc

Diễn tập song phương giữa Việt Nam và Ấn Độ về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc năm 2024 lần thứ 5 đã diễn ra thành công tại bang Haryana, Ấn Độ.
Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt

Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản đã tổ chức lễ trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho hai đồng Chủ tịch Ủy ban Kinh tế Nhật-Việt.
Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023: Để chính sách song hành với thực tiễn bảo đảm quyền của người di cư

Theo Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 cho thấy những kết quả đạt được trong xây dựng hoàn thiện chính sách liên quan đến di cư.
Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Đại diện Phái đoàn IOM: Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 phản ánh nỗ lực thúc đẩy di cư an toàn

Theo Quyền Trưởng đại diện Phái đoàn IOM, Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023 đã góp phần củng cố vị thế quốc gia đi đầu trong việc triển khai Thỏa thuận GCM.
Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam với nhiều nội dung mới lần đầu tiên được cập nhật

Sáng ngày 29/10, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao Việt Nam phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội thảo công bố Hồ sơ Di cư Việt Nam 2023.
Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Công dân Việt Nam tại Trung Đông cần chủ động tìm nơi trú ẩn

Theo thông tin mới nhất từ cơ quan đại diện Việt Nam tại khu vực Trung Đông, các công dân Việt Nam hiện vẫn đang an toàn.
Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Đại sứ quán Việt Nam khuyến cáo cộng đồng người Việt đang sinh sống, học tập và làm việc tại Israel

Căn cứ tình hình tại Israel và để đảm bảo an toàn về con người và tài sản, Đại sứ quán Việt Nam gửi thông báo đến cộng đồng người Việt tại Israel.
Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Tiếp tục khuyến cáo công dân Việt Nam rời khỏi Lebanon trước nguy cơ xung đột

Ngày 26/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Ai Cập kiêm nhiệm Lebanon tiếp tục đề nghị công dân Việt Nam rời khỏi quốc gia đang có nguy cơ xung đột.
Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Tìm hiểu các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại

Chiều 22/3, đã diễn ra sinh hoạt chuyên đề với chủ đề 'Các nguyên tắc trong việc lựa chọn thực đơn chiêu đãi đối ngoại'.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 2)

Là một quốc gia Đông Nam Á, Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng nước này có 86% dân số theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Khám phá văn hóa giao tiếp của đất nước vạn đảo Indonesia (Phần 1)

Là quốc gia Đông Nam Á nên Indonesia gần gũi với Việt Nam, nhưng 86% dân số nước này theo Hồi giáo tạo nên khác biệt trong văn hoá giao tiếp.
Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Những điều cần biết để không bỡ ngỡ khi đến xứ sở hoa tulip Hà Lan

Khi gặp một người Hà Lan bất kì, thật khó để nhận xét về địa vị hay khả năng tài chính của họ thông qua vẻ bề ngoài...
Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Đôi điều cần biết về văn hóa giao tiếp ở Bỉ - 'trái tim của châu Âu'

Cùng khám phá đôi nét về văn hóa giao tiếp và con người Bỉ để hiểu rõ hơn về đất nước được coi là 'trái tim châu Âu' qua bài viết dưới đây!
Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Những nước nào có Ngày Quốc khánh trong tháng 12?

Trong tháng 12 có 12 quốc gia kỷ niệm Ngày Quốc khánh, bao gồm Romania, Lào, UAE, Thái Lan, Phần Lan, Burkina Faso, Kenya, Bhutan, Niger, Qatar...
Phiên bản di động