TIN LIÊN QUAN | |
Không có vaccine phòng Covid-19 đừng kỳ vọng hồi phục kinh tế | |
Chủ tịch ECB: Kế hoạch phục hồi kinh tế EU là tham vọng và có mục tiêu |
Biểu tượng đồng euro tại Frankfurt, Đức. (Ảnh: AFP) |
Theo đó, Hà Lan, Áo, Đan Mạch và Thụy Điển - được mệnh danh là "Bộ tứ căn cơ" - sẽ đưa ra một gói cứu trợ khác bên cạnh đề xuất trị giá 500 tỷ Euro (546 tỷ USD) do Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Angela Merkel đưa ra ngày 18/5.
Tuy nhiên, gói cứu trợ của bộ tứ này đòi hỏi có sự đảm bảo các nước nhận viện trợ sẽ phải tiến hành cải cách, và bất kỳ sự hỗ trợ nào cũng phải ở dạng cho vay chứ không phải khoản tài trợ không hoàn lại.
Phát biểu trong một cuộc họp báo, Thủ tướng Rutte nhấn mạnh các đề xuất của Hà Lan và ba nước còn lại nêu rõ nếu một nước đưa ra yêu cầu cần được giúp đỡ, nước đó phải thực hiện những cải cách thực sự sâu rộng để đảm bảo họ có thể tự chăm sóc bản thân vào lần khủng hoảng tới.
Pháp và Đức là hai trong số các nền kinh tế mạnh nhất trong EU và cùng chiếm khoảng một nửa nền kinh tế Khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone). Điều này đồng nghĩa bất cứ quyết sách quan trọng nào ở cấp EU cũng đều cần có sự ủng hộ của Pháp và Đức. Do vậy, việc Berlin bất ngờ chấp nhận kế hoạch hồi phục kinh tế hậu Covid-19 dựa trên việc phát hành các khoản nợ chung được nhiều người coi là “mang tính lịch sử”.
Nhưng những quốc gia nổi tiếng về tiết kiệm như Hà Lan đã tỏ ra không đồng tình với gói hỗ trợ trên trước thềm hội nghị thượng đỉnh EU vào tuần tới, nơi kế hoạch dự kiến sẽ được đưa ra ký kết. Chính điều này đã gây nên căng thẳng giữa những quốc gia đó với các thành viên EU có mức nợ cao như Italy và Tây Ban Nha, vốn cũng là những nước phải gánh chịu tác động tồi tệ nhất từ đại dịch Covid-19 tại châu Âu.
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz trước đó đã viết trên trang Twitter cá nhân rằng ông vừa có một cuộc trao đổi với các Thủ tướng Đan Mạch, Hà Lan và Thụy Điển về vấn đề nói trên.
Ông Sebastian Kurz nhấn mạnh, quan điểm của các nhà lãnh đạo này vẫn không thay đổi ở chỗ họ sẵn sàng giúp đỡ hầu hết các quốc gia bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 thông qua các khoản vay, nhưng vẫn không muốn tăng ngân sách tổng thể của EU trong nhiều năm tới.
Chủ tịch ECB: Kế hoạch phục hồi kinh tế EU là tham vọng và có mục tiêu TGVN. Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde ngày 18/5 hoan nghênh kế hoạch phục hồi nền kinh tế Liên minh châu ... |
Anh đối mặt với suy thoái kinh tế tồi tệ nhất kể từ năm 1709 TGVN. Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) đưa ra dự báo vào tuần trước rằng, cuộc khủng hoảng Covid-19 sẽ đẩy nền kinh tế Anh vào một đợt ... |
WB: Chống chịu tốt ở phương diện kinh tế đối ngoại, kinh tế Việt Nam sẽ khởi sắc trở lại TGVN. Kinh tế Việt Nam có dấu hiệu suy giảm trong tháng 4, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) vẫn ghi nhận trong kinh ... |