Dịch Covid-19: Cuba dần khôi phục hoạt động kinh tế, Guatemala 'thay máu' ngành y tế

Minh Quân
TGVN. Đúng 100 ngày kể từ khi bắt đầu chống dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19, chính phủ Cuba đã bắt đầu giai đoạn đầu tiên của tái khởi động nền kinh tế - xã hội tại 13/15 tỉnh, thành.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
Dịch Covid-19: Tín hiệu lạc quan ở Pháp, Italy kêu gọi thận trọng, Ba Lan khống chế ổ dịch ở mỏ than
Dịch Covid-19: Trung Quốc phát hiện gần 30 ca mắc mới, số ca dương tính với SARS-CoV-2 ở Hàn Quốc lại tăng
dich covid 19 cuba dan khoi phuc hoat dong kinh te guatemala thay mau nganh y te
Nền y học phát triển, thể hiện qua công tác chống dịch hiệu quả khiến các bác sỹ Cuba được chào đón tại nhiều quốc gia Nam Mỹ. (Nguồn: Reuters)

Tại Cuba, 2 địa phương duy nhất vẫn buộc phải duy trì các biện pháp cách ly và phòng chống dịch là thủ đô La Habana và tỉnh lân cận Matanzas. Đây là 2 địa phương vẫn ghi nhận các ca nhiễm Covid-19 trong thời gian qua, trong khi các tỉnh còn lại đã trải qua ít nhất 1 tuần không ghi nhận ca lây nhiễm nào.

Trong giai đoạn đầu quá trình khôi phục hoạt động kinh tế - xã hội, Cuba đã cho phép mở cửa trở lại một số hàng quán, dịch vụ dân sinh, giao thông công cộng, song vẫn hạn chế tối đa tụ tập đông người và người dân vẫn buộc phải sử dụng khẩu trang khi ra đường.

Dự kiến trong thời gian tới, Cuba sẽ mở lại một số dịch vụ du lịch nội địa, tiếp đó là một số dịch vụ du lịch quốc tế tại các cù lao vốn biệt lập hầu như hoàn toàn với các khu dân cư. Chính phủ Cuba và các chính quyền địa phương cũng xem xét từng bước nối lại hoạt động của các cơ sở giáo dục đại học, trong khi học sinh các cấp phổ thông trên toàn quốc sẽ nghỉ tới tháng 9 tới để tiếp tục chương trình học còn dang dở.

Tính tới ngày 19/6, Cuba đã ghi nhận 2.305 ca mắc Covid-19, trong đó 85 người tử vong, 2.037 người đã khỏi bệnh và chỉ còn 139 người vẫn đang được điều trị. Dù đã bắt đầu quá trình mở cửa trở lại và là một trong những nước phòng chống Covid-19 hiệu quả nhất tại Mỹ Latinh, chính phủ Cuba vẫn liên tục khuyến cáo người dân áp dụng các biện pháp phòng ngừa, cũng như cảnh báo nguy cơ về làn sóng lây nhiễm thứ hai.

Tại Guatemala, ngày 19/6, Tổng thống Alejandro Giammattei đã công bố quyết định thay thế Bộ trưởng Y tế Hugo Monroy, trong bối cảnh cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 cẫn diễn biến phức tạp với các ca mắc liên tục gia tăng.

Tổng thống Giammattei thông báo người thay thế vị trí của ông Monroy là tiến sĩ Maria Amelia Flores Gonzalez, chuyên gia trong ngành virus học. Ngoài ra, nhà lãnh đạo Guatemala bổ nhiệm một số vị trí lãnh đạo mới trong các vị trí chủ chốt của ngành y tế như Thứ trưởng Vụ Chăm sóc sức khỏe ban đầu, Thứ trưởng phụ trách hệ thống bệnh viện, Thứ trưởng Kỹ thuật và Vụ trưởng Hành chính y tế.

Việc cải tổ một loạt vị trí lãnh đạo trong cơ quan y tế Guatemala diễn ra trong bối cảnh chính phủ nước này đang phải hứng chịu hàng loạt chỉ trích vì cách điều hành trong công tác đối phó với đại dịch. Ngoài ra, một số quan chức y tế nước này bị cáo buộc tham nhũng trong các hợp đồng mua bán thuốc men và vật tư y tế phục vụ công tác chống dịch, dẫn tới việc hai thứ trưởng kỹ thuật và hành chính bị buộc phải từ chức.

0Tính tới ngày 18/6, Guatemala đã ghi nhận 11.868 ca mắc Covid-19 và 449 trường hợp tử vong.

Tại Costa Rica, cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Daniel Salas thông báo Chính phủ sẽ tạm dừng việc mở cửa trở lại nền kinh tế do sự gia tăng số ca mắc Covid-19 trong những ngày gần đây. Các cửa hàng và trung tâm mua sắm, các bãi biển, nhà thờ và các hoạt động khác sẽ tiếp tục đóng cửa. Giải bóng đá quốc gia cũng sẽ tạm ngừng cho tới khi có thông báo tiếp theo.

Trong 24 giờ qua, Costa Rica ghi nhận thêm 119 ca mắc, mức tăng kỳ lục, đưa tổng số ca mắc tại nước này lên 2.058 ca. Đã có 12 người tử vong do dịch bệnh nguy hiểm này. Số liệu chính phủ cho thấy trong giai đoạn từ tháng 2 - tháng 4, tỷ lệ thất nghiệp tại quốc gia Trung Mỹ này đã tăng tới 15,7%, khi 100.000 việc làm bị mất. Ngân hàng trung ương Costa Rica dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trong năm nay có thể giảm 3,6%.

Tại Peru, Ngân hàng Trung ương Peru (BCRP) ngày 19/6 dự báo kinh tế nước này sẽ sụt giảm 12,5% trong năm nay do tác động của dịch Covid-19. Đây là mức giảm lớn nhất trong 100 năm trở lại đây và lớn hơn rất nhiều so với mức dự báo sụt giảm từ 2,3% đưa ra hồi cuối năm ngoái.

Theo Chủ tịch BCRP Julio Velarde, dự báo kinh tế Peru sụt giảm 12,5% trong năm nay thậm chí còn mang tính “lạc quan" so với thực tế, mặc dù ông hy vọng sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong năm 2021 với tăng trưởng 11,5%. Trong tháng 4, nền kinh tế Peru đã giảm 40,5% so với cùng kỳ năm ngoái -mức tồi tệ nhất trong lịch sử. Ông Velarde cho biết xu hướng này sẽ tiếp tục với mức giảm 30% trong tháng 5 và khoảng 20% vào tháng 6.

Chủ tịch BCRP nhận định khủng hoảng Covid-19 khiến hàng triệu người mất việc làm và thu nhập, do đó, nghèo đói ở Peru sẽ tăng từ mức 20,5% của năm 2019 lên mức 27,4% trong năm nay. BCRP cũng ước tính thâm hụt tài khóa năm nay ở mức tương đương 9,7% GDP và đến năm 2021, ước tính thâm hụt tài chính là 4,4% GDP.

Để vực dậy nền kinh tế, chính quyền của Tổng thống Martín Vizcarra đã đưa ra một gói kích thích kinh tế lịch sử tương đương với gần 17% GDP để hỗ trợ các doanh nghiệp và đảm bảo thu nhập của người dân, cũng như tài trợ cho cuộc chiến chống lại Covid-19. Theo thống kê chính thức, hiện Peru đã ghi nhận trên 244.388 ca mắc Covid-19, trong đó có 7.461 người tử vong, đứng thứ 2 tại Mỹ Latinh sau Brazil.

Cập nhật 7h ngày 20/6: Chống Covid-19 Trung Quốc lập chiến dịch toàn quốc về thực phẩm nhập khẩu, Brazil 'vỡ trận', Nga 'tung' thuốc điều trị

Cập nhật 7h ngày 20/6: Chống Covid-19 Trung Quốc lập chiến dịch toàn quốc về thực phẩm nhập khẩu, Brazil 'vỡ trận', Nga 'tung' thuốc điều trị

TGVN. Toàn cầu ghi nhận 8.749.211 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới SARS-CoV-2 gây ra, trong đó ...

Covid-19 ở Việt Nam sáng 20/6: Cách ly 10.500 người tiếp xúc gần và nhập cảnh, bệnh nhân phi công hồi phục phổi rất nhanh, mong về quê hương

Covid-19 ở Việt Nam sáng 20/6: Cách ly 10.500 người tiếp xúc gần và nhập cảnh, bệnh nhân phi công hồi phục phổi rất nhanh, mong về quê hương

TGVN. Bản tin của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch Covid-19 ngày 20/6 cho biết, đã 65 ngày Việt Nam không có ca ...

Cập nhật 19h ngày 19/6: Ổ dịch Covid-19 ở Bắc Kinh là 'bài học cay đắng', cẩn trọng thuốc điều trị Covid-19 có thể  giúp virus nhân lên trong cơ thể

Cập nhật 19h ngày 19/6: Ổ dịch Covid-19 ở Bắc Kinh là 'bài học cay đắng', cẩn trọng thuốc điều trị Covid-19 có thể giúp virus nhân lên trong cơ thể

TGVN. Từ một nơi được coi là an toàn hàng đầu tại Trung Quốc, Thủ đô Bắc Kinh trở thành ổ dịch nghiêm trọng nhất ...

(Theo Reuters)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 30/12/2024: Sư Tử có cơ hội tỏa sáng

Tử vi 12 cung hoàng đạo Thứ Hai ngày 30/12/2024: Sư Tử có cơ hội tỏa sáng

Tử vi hôm nay 30/12/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 30/12/2024: Tuổi Tuất công việc tăng tiến

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 30/12/2024: Tuổi Tuất công việc tăng tiến

Xem tử vi 30/12 - tử vi 12 con giáp hôm nay 30/12/2024 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Vietlott 30/12, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 30/12/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 30/12, kết quả xổ số Vietlott Max 3D thứ 2 ngày 30/12/2024. xổ số Max 3D hôm nay

Vietlott 30/12 - xổ số Vietlott Max 3D 30/12. Cập nhật trực tiếp kết quả xổ số Vietlott hôm nay 30/12/2024 từ trường quay. Vietlott 3D hôm nay.
Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 30/12/2024, Lịch vạn niên ngày 30 tháng 12 năm 2024

Lịch âm hôm nay 2024: Xem lịch âm 30/12/2024, Lịch vạn niên ngày 30 tháng 12 năm 2024

Lịch âm 30/12. Lịch âm 30/12/2024? Âm lịch hôm nay 30/12. Lịch vạn niên 30/12/2024. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Tổng hợp 10 sự kiện quốc tế nổi bật năm 2024

Năm 2024 đánh dấu những biến động sâu sắc trong bức tranh toàn cảnh thế giới, và 10 sự kiện dưới đây không chỉ góp phần định hình cục diện ...
Hòa Bình là điểm đến đẹp nhất thế giới, nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài bất tận

Hòa Bình là điểm đến đẹp nhất thế giới, nổi bật với những cánh đồng lúa trải dài bất tận

Hòa Bình của Việt Nam nằm trong danh sách những điểm đến đẹp nhất thế giới của Tạp chí du lịch danh tiếng Condé Nast Traveller (CNTraveller).
Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Bức tranh 2024 và phác thảo thế giới 2025

Thế giới trải qua một năm đầy biến động, thách thức, đan xen những mảng màu sáng tối trên các lĩnh vực. Bức tranh năm mới có gì?
Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Châu Âu: Khi ‘đầu tàu’ trật bánh

Biến động trong bộ máy lãnh đạo tại Pháp và Đức có thể tác động không nhỏ tới quỹ đạo phát triển của châu Âu hiện nay.
Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Tổng thống Sri Lanka thăm Ấn Độ: Định hình quỹ đạo quan hệ láng giềng, nêu gương về hợp tác vượt biên giới

Ấn Độ là điểm đến đầu tiên trong chuyến công du nước ngoài của ông Anura Kumara Dissanayake kể từ khi đắc cử Tổng thống Sri Lanka cách đây 3 tháng.
Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Đại sứ Nguyễn Quang Khai bình luận về cơn địa chấn bất ngờ ở Syria và tương lai khu vực

Chỉ 11 ngày dưới sự tấn công của lực lượng đối lập HTS, Tổng thống Bashar al-Assad đã phải rời khỏi Syria...
Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Thủ tướng Anh tới Trung Đông và Cyprus: Chuyến thăm mở đường

Chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng Anh Keir Starmer tới Trung Đông phản ánh ưu tiên và quan điểm của xứ sở sương mù trong hợp tác với khu vực này.
Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Nepal-Trung Quốc: ‘Phá lệ’ để thành công?

Việc Thủ tướng Nepal KP Sharma Oli chọn Trung Quốc làm điểm dừng chân trong chuyến công du đầu tiên phản ánh thay đổi đáng chú ý từ Kathmandu.
Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Cáp quang - Hệ vũ khí chiến lược dưới lòng biển

Hệ thống cáp quang dưới lòng đại dương đang trở thành trận địa trong cạnh tranh chiến lược giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc.
AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

AI phân tích và sự khác biệt với AI tạo sinh

Các tổ chức mới phát hiện ra công nghệ AI có nguy cơ bỏ qua một dạng AI cũ hơn và đã được thiết lập tốt hơn, gọi là 'AI phân tích'.
Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Cuộc cạnh tranh việc làm giữa con người và AI

Nhiều chuyên gia nhận định rằng trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ thay đổi căn bản nền kinh tế toàn cầu, đồng thời đe dọa thay thế con người trong một số ngành nghề.
Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Phát ngôn gây sốc của ông Trump về việc mua Greenland: Không phải là lần đầu tiên, tại sao lại 'chấp niệm'?

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã làm dậy sóng dư luận khi nhắc lại tuyên bố gây sốc muốn mua lại Greenland.
Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Kênh đào Panama - chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần

Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ, Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12.
Từ thiết quân luật đến luận tội

Từ thiết quân luật đến luận tội

Cụm từ 'thiết quân luật' từ lâu đã bị coi là điều cấm kỵ ở Hàn Quốc do vết thương mà lệnh này mang lại trong lịch sử.
Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Lộ trình ngoại giao của Ấn Độ trước thềm kỷ nguyên mới

Chính sách đối ngoại hiện đang là một chủ đề nóng tại Ấn Độ, thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ truyền thông, giới học thuật và toàn xã hội.
Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Bài toán Syria không khó, quan trọng ở người giải

Trước mớ rối ren như hiện nay, Syria có thể đi chệch hướng theo nhiều cách và nhân tố có thể 'nắn chỉnh' đúng hướng chính là Mỹ.
Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Dư luận quốc tế đánh giá cao 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng vừa được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua

Sau khi Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua Công ước LHQ về Tội phạm mạng (Công ước Hà Nội), nhiều quan chức LHQ đã lên tiếng đề cao văn kiện này.
Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine ngấm ngầm hồi sinh một sức mạnh vô song bị 'ngủ quên', hy vọng một phép màu

Ukraine từng dẫn đầu thế giới trong ngành chế tạo tên lửa, và nước này đang có những tính toán thận trọng để lấy lại phong độ.
Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Dự đoán xung đột Nga-Ukraine năm 2025: Khắc nghiệt với cả hai, 'cuộc mặc cả lớn' liệu có xuôi, ai là người nhượng bộ trước?

Năm 2025 sẽ là một năm đầy khó khăn với cả Ukraine và Nga trước nhiều yếu tố bất định.
Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Truyền thông quốc tế đưa tin đậm nét về Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 đã thu hút sự chú ý lớn từ truyền thông quốc tế, khẳng định vị thế của Việt Nam trong hợp tác quốc phòng toàn cầu.
Phiên bản di động