Dịch Covid-19: Du học sinh Việt vượt khó để 'cùng nhau ở nhà' tại trời Âu

TGVN. Quyết định ở lại tâm dịch để tiếp tục học tập và làm việc dù nhiều du học sinh Việt Nam biết mình phải đối mặt với khó khăn.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
TIN LIÊN QUAN
dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au Dịch Covid-19: Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo du học sinh cân nhắc việc về nước thời điểm này
dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thông báo về tình hình du học sinh
dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au

Một bạn trẻ đeo khẩu trang phòng tránh lây nhiễm Covid-19 tại Paris, Pháp. (Nguồn: China Daily)

Từ đầu tháng 3 đến nay, khi dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19 bùng phát tại châu Âu, nhiều du học sinh Việt đã phải đối mặt với quyết định khó khăn là ở lại nơi dịch đang bùng phát chóng mặt hay trở về nước. Mỗi người một hoàn cảnh, nhưng nhiều người vẫn quyết định ở lại.

Chấp nhận thử thách...

Nghiên cứu sinh Hoàng Thắng, hiện sống cùng vợ và hai con nhỏ tại thành phố Hasselt (Bỉ). Cả hai vợ chồng Thắng đều đang trong năm cuối làm tiến sỹ. Thời gian này, trường cho phép nghiên cứu sinh được làm việc tại nhà để hạn chế tiếp xúc và tránh lây bệnh nên cả gia đình cũng khá yên tâm.

Hiện tại, việc đi lại bằng tàu hỏa và máy bay tiềm ẩn nguy cơ cao lây nhiễm bệnh, vợ chồng anh Thắng có hai con nhỏ nên không muốn chịu các rủi ro tiềm ẩn trên đường trở về. Anh cũng nhấn mạnh, mỗi cá nhân có thể tự bảo vệ trước nguy cơ lây nhiễm ở bất cứ nơi đâu, miễn là tuân thủ đúng các quy tắc phòng bệnh được các chuyên gia và giới chức khuyến cáo.

Nguy cơ cao lây nhiễm tại sân bay và trên máy bay trong hành trình dài cũng là yếu tố khiến Hữu Phúc - đang làm tiến sỹ tại Đại học Antwerp, quyết định ở lại. Anh nghĩ việc về nước thời điểm này có thể sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và cả hệ thống y tế của Việt Nam. Bên cạnh đó, yếu tố kinh tế cũng quan trọng vì chi phí đi lại rất đắt đỏ, nên mỗi cá nhân phải cân nhắc khả năng tài chính của bản thân.

Đối với Minh Thư, đang theo học thạc sỹ tại Brussels (Bỉ) hay Ngọc - sinh viên trường đại học Paris-Saclay (Pháp), dù sống tại nơi bệnh dịch đang hoành hành, vẫn xác định có thể học tập và sinh hoạt an toàn khi hạn chế đi ra ngoài.

Sang Pháp học từ hơn hai năm nay và đã quen với cuộc sống tự lập, Ngọc đã chuẩn bị thực phẩm và đồ dùng cần thiết đủ cho một tuần để có thể yên tâm ở nhà theo yêu cầu của chính quyền Pháp. Vốn ưa thích cuộc sống năng động, vừa đi học, vừa đi làm, nhưng Ngọc nhanh chóng tìm ra nguồn giải trí cho thời gian rảnh rỗi hiện nay.

“Tôi có cả một danh sách dài những phim hay, mà cuộc sống gấp gáp trước đây không cho phép tôi có thời gian để xem”, Ngọc tâm sự. Bên cạnh đó, ở nhà không có nghĩa là nghỉ học. Ngọc vẫn tham gia các lớp học trực tuyến, nghiên cứu bài vở nhiều hơn. Cô cho biết, để chuẩn bị cho việc đóng cửa trường học, Bộ Giáo dục Pháp đã triển khai một nền tảng dạy học trực tuyến rất hiệu quả, với khả năng tương tác cao.

Quang - sinh viên trường Đại học Sorbonne (Pháp), cũng cho rằng việc ở trong nhà phần lớn thời gian và tránh tiếp xúc gần với người khác sẽ ít nguy cơ bị nhiễm virus hơn nhiều so với việc lên máy bay trở về Việt Nam. Tại Pháp, với bảo hiểm y tế sinh viên, Quang được đảm bảo chữa trị nếu tình huống xấu nhất xảy ra. Bên cạnh đó, anh còn có sự trợ giúp lớn từ bạn bè sinh hoạt chung trong Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp.

Với các sinh viên sang Bỉ cùng cả gia đình và có con nhỏ như Hoàng Thắng, học tập và nghiên cứu tại nhà vẫn phải kết hợp với trông con vì trường học đóng cửa. Đa số du học sinh Việt ở thành phố Antwerp đi học tự túc, nên nguồn thu nhập thêm của các sinh viên chính là nhờ làm việc bán thời gian. Trong tình hình dịch bệnh, các cửa hàng đóng cửa gần hết nên nguồn thu nhập thêm để trang trải một phần đời sống của họ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí là mất hoàn toàn.

Mặt khác, khi ở lại thì các sinh viên vẫn phải chi trả các khoản thuê nhà, tiền ăn cùng các chi phí sinh hoạt như điện, nước, Internet… trong khi công việc làm thêm lại bị giảm rất nhiều. Hơn nữa, việc học tập và nghiên cứu cũng gặp khá nhiều trở ngại, ví dụ việc sử dụng tài liệu sẽ khó khăn hơn nếu thiếu tài khoản online và không tiếp cận được thư viện; các cuộc gặp gỡ trao đổi về học thuật bị huỷ bỏ làm ảnh hưởng rất nhiều tiến độ hoàn thành công việc của sinh viên.

Lê Chiến - du học sinh tại thành phố Ghent (Bỉ) chia sẻ việc học và làm việc ở nhà làm ảnh hưởng khá nhiều đến kế hoạch và tiến độ công việc, đặc biệt đối với những người làm việc trong điều kiện phòng thí nghiệm. Các sinh viên theo học thạc sỹ cũng sẽ phải tham gia các lớp học trực tuyến cho tới hết năm học.

dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au
Người dân Bỉ ý thức cao với việc phòng chống dịch. (Nguồn: The Brussels Times)

... nhưng luôn có điểm tựa

Là một điểm tựa để các bạn du học sinh tìm đến khi gặp khó khăn, anh Phạm Văn Trong - phụ trách cộng đồng và sinh viên tại Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ, nhấn mạnh Đại sứ quán sẵn sàng hỗ trợ lưu học sinh khi họ cần, nhất là trong thời điểm bệnh dịch này.

Đại sứ quán đã thông tin kịp thời những thông tin từ trong nước đến các du học sinh, cung cấp đường dây nóng để các du học sinh có thể kết nối khi cần hỗ trợ nếu có biểu hiện nhiễm bệnh cũng như chia sẻ các quy định về y tế của nước sở tại để các bạn nắm bắt và tuân thủ.

Theo thông tin từ Đại sứ quán, hiện có khoảng hơn 200 du học sinh người Việt tại Bỉ, trong đó đa phần đang theo học thạc sỹ và tiến sỹ. Đợt này cũng có khoảng 10 sinh viên về Việt Nam vì nhiều lý do khác nhau, trong đó một số người đã kết thúc chương trình học.

Cộng đồng người Việt ở Bỉ nói chung, các lưu học sinh người Việt nói riêng đều quán triệt tinh thần tuân thủ nghiêm túc các quy định của Chính phủ Bỉ đề ra, cụ thể mới đây là lệnh hạn chế ra đường, tăng cường làm việc tại nhà và đóng cửa trường học. Ngoài ra, mỗi cá nhân đều ý thức được việc nâng cao sức khỏe bằng cách tăng cường ăn uống lành mạnh và tập thể dục.

Ngay khi nghe tin Bỉ có người mắc Covid-19, nhiều người Việt đã có ý thức tìm mua nước sát trùng, thuốc hạ sốt, găng tay… và một số còn tự may khẩu trang. Các gia đình hủy bỏ những kế hoạch tụ họp gặp gỡ đông người trong thời gian có dịch. Mọi người còn thường xuyên thông tin cho nhau về tình hình dịch và các biện pháp phòng chống mà Chính phủ Bỉ đề ra.

Hội sinh viên Việt Nam tại Bỉ hiện đang vận động đóng góp ủng hộ để gửi về hỗ trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Hành động đáng quý này thể hiện tinh thần trách nhiệm đối với quê hương, đất nước cùng truyền thống tương thân tương ái của những người con đất Việt, dù bản thân họ cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn nơi đất khách quê người.

Tại Pháp, ông Vũ Đoàn Kết - Trưởng phòng lãnh sự Đại sứ quán Việt Nam, cho biết các bậc phụ huynh ở Việt Nam không nên quá lo lắng vì thực tế đối với người lao động hợp pháp và du học sinh, việc đăng ký bảo hiểm y tế tại nơi làm việc và trường học là bắt buộc, chưa kể bảo hiểm bổ sung tự nguyện cho những ai có nhu cầu.

Hơn nữa, hệ thống an sinh xã hội của Pháp rất tốt. Thậm chí đối với những người nhập cư bất hợp pháp, khi phải vào viện vẫn được điều trị. Trong trường hợp khó khăn, bệnh nhân có thể đề nghị các tổ chức từ thiện hỗ trợ thanh toán.

Phương pháp tiếp cận chống dịch hiện nay của Pháp là ưu tiên cho những người có nguy cơ lớn, là người cao tuổi và nhân viên y tế, trong đó nhân viên y tế là xương sống của kế hoạch chống dịch. Vì vậy, Pháp không làm xét nghiệm và nhập viện đại trà như một số nước khác. Đối với những người nghi nhiễm, hoặc đã nhiễm virus nhưng sức khỏe đảm bảo thì được khuyến cáo theo dõi và tự cách ly tại nhà, để tránh quá tải cho bệnh viện và nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.

Công dân Việt Nam đang sinh sống, lao động và học tập tại Pháp phải tuyệt đối tuân thủ các hướng dẫn và quy định của chính quyền và cơ quan y tế nước sở tại. Ngoài số điện thoại nóng (01 44 14 64 44) và địa chỉ e-mail ([email protected]), công dân Việt Nam cần đăng ký ngay trên Trang bảo hộ công dân trong dịch COVID-19, để sớm cập nhật các hướng dẫn, các biện pháp và chương trình hỗ trợ mà Đại sứ quán sẽ triển khai.

Đại sứ quán cũng giữ mối liên kết chặt chẽ với Hội người Việt Nam tại Pháp và Hội Sinh viên Việt Nam tại Pháp để hỗ trợ kịp thời các trường hợp cần giúp đỡ, nhờ có sự tình nguyện của các thực tập sinh, sinh viên Việt Nam theo học ngành y tại Pháp.

dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au Dịch Covid-19: Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến cáo du học sinh cân nhắc việc về nước thời điểm này

TGVN. Khi đại dịch Covid-19 đang lan rộng, du học sinh cần hết sức cân nhắc việc về Việt Nam. Trường hợp thật sự cần ...

dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au Dịch Covid-19: Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thông báo về tình hình du học sinh

TGVN. Bà Vũ Thị Liên Hương, phụ trách Bộ phận Giáo dục Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cho biết, đến nay chưa có du ...

dich covid 19 du hoc sinh viet vuot kho de cung nhau o nha tai troi au Du học sinh có nên về nước khi dịch Covid-19 đang hoành hành ở châu Âu?

TGVN. Đại sứ Việt Nam tại Phần Lan Đặng Thị Hải Tâm cho biết, có 3 lý do không nên đưa con về Việt Nam vào ...

A.B (theo TTXVN)

Bài viết cùng chủ đề

Dịch virus corona

Đọc thêm

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Vụ kiện chất độc da cam của bà Trần Tố Nga sẽ được xét xử vào ngày 7/5

Tòa án phúc thẩm Paris sẽ mở phiên điều trần liên quan đến vụ kiện dân sự giữa bà Trần Tố Nga, công dân Pháp gốc Việt, và các tập ...
XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay thứ 2 ngày 29/4/2024. dự đoán XSMB 29/4

XSMB 29/4 - KQXSMB thứ 2. Trực tiếp kết quả xổ số miền Bắc hôm nay 29/4/2024. SXMB 29/4. xổ số hôm nay 29/4. dự đoán XSMB hôm nay. KQSXMB ...
Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Lần đầu tham dự Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev, cả 10/10 học sinh của Việt Nam đều giành huy chương

Tại cuộc thi Olympic Hóa học quốc tế Mendeleev (IMChO) lần thứ 58 được tổ chức tại Thâm Quyến (Trung Quốc), đoàn Việt Nam xếp thứ ba, sau Trung Quốc ...
Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Gần 1.600 người Việt cùng thi tìm hiểu pháp luật Nhật Bản

Chiều 28/4, Lễ trao giải Cuộc thi 'Tìm hiểu pháp luật Nhật Bản' đã được tổ chức tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản.
XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Trung hôm nay thứ Hai ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024

XSMT 29/4 - KQXSMT thứ 2. Trực tiếp cập nhật kết quả xổ số miền Trung hôm nay - XSMT thứ 2 ngày 29/4/2024. SXMT 29/4/2024. xổ số hôm nay ...
XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4, trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay thứ Hai 29/4/2024. xổ số hôm nay 29/4

XSMN 29/4 - xổ số hôm nay 29/4. Trực tiếp kết quả xổ số miền Nam hôm nay 29/4/2024. SXMN 29/4/2024. KQXSMN thứ 2. kết quả xổ số ngày 29 ...
Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Iran-Pakistan: Tình thân láng giềng

Sau những sóng gió, tình thân láng giềng giữa Iran và Pakistan đang nồng ấm trở lại.
Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Bầu cử Hạ viện Ấn Độ: Khẳng định ‘con đường Modi’

Dù cuộc bầu cử Hạ viện Ấn Độ phải đến 4/6 mới công bố kết quả, nhưng đương kim Thủ tướng Narendra Modi được dự báo nắm chắc chiến thắng...
Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Xung đột Iran-Israel trước nguy cơ leo thang, toan tính và những kịch bản nguy hiểm

Đằng sau cuộc tấn công của Iran, khả năng Israel trả đũa và ngày càng nhiều lời kêu gọi kiềm chế từ cộng đồng quốc tế...
Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Thủ tướng New Zealand công du Đông Nam Á: Đánh thức quan hệ tiềm năng

Để đánh thức tiềm năng của ASEAN, Thủ tướng New Zealand sẽ tìm cách khai thác những ưu thế trong quan hệ với từng nước mà ông sẽ đến thăm.
Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Trung Quốc-Pháp: Đối tác chứ không phải đối thủ

Chuyến thăm Bắc Kinh của Ngoại trưởng Pháp Stephane Sejourne đã mở ra những cơ hội mới trong quan hệ giữa hai nước.
Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

Thế giới giữa hai cuộc siêu bầu cử (Kỳ cuối)

2024 là năm đặc biệt, siêu bầu cử, hơn 2 tỷ cử tri bỏ phiếu, ở khoảng 50 quốc gia, trong đó có Nga và Mỹ.
Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Đại diện cấp cao EU: Thừa nhận cái giá phũ phàng từ ‘chảo lửa’ Trung Đông, EU chìm trong ‘ảo tưởng’ quá lâu, đặt an ninh vào tay Mỹ quá lâu

Liên minh châu Âu (EU) cần thay đổi mô hình về sự hội nhập và mối quan hệ với phần còn lại của thế giới.
Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Liên minh Mỹ-Nhật: Tăng cường an ninh và mở rộng hợp tác

Nhật Bản và Mỹ nhất trí tăng cường liên minh an ninh ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời cam kết trở thành đối tác toàn cầu.
Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Những điểm nhấn trong chuyến thăm Trung Quốc của Ngoại trưởng Nga

Trong chuyến thăm Trung Quốc từ ngày 8-9/4, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã thảo luận nhằm tăng cường hợp tác an ninh trước nhiều thách thức.
Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Sẽ thế nào nếu NATO vắng bóng Mỹ?

Liệu NATO có thể củng cố quốc phòng và an ninh tập thể để thích ứng với chiến thắng có thể xảy ra của ông Donald Trump tại bầu cử Mỹ 2024 không?
Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Tác động của việc Triều Tiên thử thành công vũ khí siêu thanh chiến lược

Việc Triều Tiên thử nghiệm tên lửa siêu thanh mới cho thấy bước tiến về khả năng răn đe hạt nhân, đồng thời gia tăng cẳng thẳng khu vực.
Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ tấn công khủng bố ở Moscow sẽ thay đổi cục diện xung đột Nga-Ukraine như thế nào?

Vụ khủng bố đẫm máu ở Moscow hôm 22/3 có thể tác động lớn đến chính sách đối ngoại của Nga, tạo ra bước ngoặt của xung đột Nga-Ukraine.
Phiên bản di động