Nhỏ Bình thường Lớn

Dịch Covid-19: EU lần đầu tiên kích hoạt 'điều khoản thoát hiểm', cho phép thành viên tự do chi tiêu

TGVN. Các bộ trưởng tài chính Liên minh châu Âu (EU) đã đồng ý đình chỉ các quy tắc nghiêm ngặt về quản lý thâm hụt công của khối, lần đầu tiên trong lịch sử cho phép các quốc gia thành viên tự do chi tiêu để giải quyết những tác động của đại dịch Covid-19.
TIN LIÊN QUAN
dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu Ấn Độ: Người dân và du khách sáng tạo nhiều cách để cổ vũ chống dịch Covid-19
dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu Dịch Covid-19: Chung kết UEFA Champions League bị hoãn vô thời hạn
dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu
EU phải kích họa 'điều khoản thoát hiểm' cho phép thành viên tự do chi tiêu chống Covid-19. (Nguồn: Irish Times)

Theo thông cáo chung sau cuộc họp trực tuyến ngày 23/3, "điều khoản thoát hiểm" mang lại cho các chính phủ sự linh hoạt cần thiết để thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, hỗ trợ các hệ thống bảo vệ sức khỏe và an sinh cũng như bảo vệ nền kinh tế của EU.

Biện pháp tình thế này khiến sự giám sát chặt chẽ của Brussels đối với chi tiêu của các quốc gia tạm thời được đóng băng. Đây là nỗ lực lớn nhất của các quốc gia thành viên EU để cùng nhau đối mặt với tai họa Covid-19.

Quyết định này được đặc biệt chào đón ở Italy, quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 và là nước thường bị “tuýt còi” vì vi phạm các quy tắc của khối.

Pháp và Bỉ cũng đã bỏ qua các quy định của EU khi thông báo bổ sung hàng chục tỷ Euro để chống đại dịch, vốn đang làm ngưng trệ nền kinh tế của các nước này.

Nước Đức, thường rất chặt chẽ về cân bằng ngân sách, đã mở kênh riêng với thông báo dành 156 tỷ Euro cho các khoản vay mới nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực tới nền kinh tế.

"Điều khoản thoát hiểm" được tạo ra vào năm 2011, lúc đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng nợ tại Eurozone. Các quy tắc về nợ và thâm hụt đã được thắt chặt trong một nỗ lực bảo vệ khối tiền tệ chung khỏi những cú sốc tiếp theo. "Điều khoản thoát hiểm" cũng cho phép các quốc gia chi tiêu không giới hạn cho thiết bị y tế, thực thi các biện pháp cách ly và mở rộng các bệnh viện.

Trong khi đó, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã công bố gói kích thích tiền tệ trị giá 750 tỷ Euro để trấn an thị trường và giải phóng các ngân hàng với khoản cho vay 1,8 nghìn tỷ Euro.

Các biện pháp mạnh trên được đưa ra trong bối cảnh Viện nghiên cứu kinh tế Ifo của Đức nhận định, dịch Covid-19 sẽ gây thiệt hại cho nền kinh tế lớn nhất châu Âu "hàng trăm tỷ Euro", cao hơn rất nhiều so với những gì mà nước này từng phải hứng chịu trong các cuộc khủng hoảng kinh tế hay thiên tai những thập kỷ gần đây.

Theo tính toán của Ifo, nền kinh tế Đức sẽ giảm 7,2% xuống còn 20,6%, tương ứng với thiệt hại từ 255 đến 729 tỷ Euro (khoảng 780 tỷ USD). Trong 3 tháng tạm ngừng một phần các hoạt động kinh tế do dịch bệnh, nền kinh tế Đức sẽ thiệt hại ít nhất 354 tỷ Euro. Trong trường hợp tiếp tục kéo dài tình trạng này, Chính phủ Đức sẽ phải mất thêm khoản chi phí bổ sung từ 15 đến 57 tỷ Euro/tuần.

Bên cạnh đó, cuộc khủng hoảng Covid-19 cũng sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng lớn đến thị trường lao động Đức. Có tới 1,8 triệu việc làm ở Đức có thể bị cắt giảm và hơn 6 triệu nhân viên bị ảnh hưởng do giảm giờ làm. Các biện pháp và gói cứu trợ kinh tế của Chính phủ Đức là rất cần thiết trong thời điểm hiện nay để giúp nền kinh tế vượt qua giai đoạn khó khăn.

Trước đó cùng ngày, Chính phủ LB Đức đã thông qua gói cứu trợ khẩn cấp có tổng giá trị lên tới 750 tỷ Euro để ổn định nền kinh tế trước những hậu quả do Covid-19 gây ra. Dự kiến, Hạ viện Đức sẽ nhanh chóng thông qua gói biện pháp này vào ngày 25/3 và sau đó 2 ngày sẽ được Thượng viện phê chuẩn.

Các bộ trưởng tài chính EU sẽ tiếp tục họp trực tuyến trong ngày hôm nay (24/3) để thảo luận về những biện pháp khác với mục đích hợp lực chống lại hiểm họa về một cuộc suy thoái trên toàn bộ lục địa và cả nền kinh tế thế giới.

dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu Covid-19: WHO cảnh báo dịch tăng tốc, Liên hợp quốc kêu gọi ngừng bắn toàn cầu 'ngay lập tức'

TGVN. Ngày 23/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới ...

dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu IMF: Suy thoái do Covid-19 có thể tồi tệ hơn năm 2009, cần phản ứng 'chưa từng có tiền lệ'

TGVN. Ngày 23/3, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva cho biết, kinh tế thế giới đang đối mặt với thiệt hại ...

dich covid 19 eu lan dau tien kich hoat dieu khoan thoat hiem cho phep thanh vien tu do chi tieu Slovakia: Dịch Covid-19 lan nhanh, Chính phủ mới thành lập nêu ưu tiên hàng đầu

TGVN. Theo Hãng thông tấn Slovakia (TASR), Tổng thống Zuzana Caputova đã bổ nhiệm ông Igor Matovic, lãnh đạo Phong trào Những người bình dân ...

Văn Chu (theo AFP)

Tin cũ hơn

Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều Giá vàng hôm nay 12/11/2024: Giá vàng giảm, phản ứng với 'làn sóng đỏ' hậu bầu cử Mỹ, Nga không ngừng tích trữ, trong nước thuận chiều
Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU Trung Quốc có động thái đánh dấu bước leo thang mới nhất với EU
Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này? Giá vàng hôm nay 11/11/2024: Giá vàng lao dốc vào thời điểm 'mua tin đồn bán sự thật', chuyên gia dự báo không khả quan về thị trường tuần này?
Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế 'khủng' trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD
Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030 Nhật Bản đặt mục tiêu khai thác 1,5 triệu kilowatt năng lượng địa nhiệt vào năm 2030
Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững Kinh tế tuần hoàn - con đường phát triển bền vững
Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân Thị trường ẩm thực Trung Quốc: Cuộc đua giành khách hàng độc thân
Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump Giá vàng hôm nay 10/11/2024: Giá vàng đứt phanh lao dốc, làm đau tim nhà đầu tư, thị trường chao đảo với chiến thắng của ông Trump
EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập EU ra Tuyên bố Budapest 'hối hả' tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập
Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump? Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?
Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới? Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng 'nỗ lực' ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá mới?
Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua Chỉ số giá lương thực thế giới tháng 10/2024 cao nhất trong 18 tháng qua