Bệnh viện quân y 175 trao tặng thiết bị y tế cho bệnh viện St.Georg của Đức. (Nguồn: QDND) |
Số hàng vật tư y tế mà Bệnh viện St. Georg nhận được gồm 10.000 khẩu trang y tế, 1.000 bộ đồ bảo hộ cũng như kính bảo vệ, găng tay... Số hàng này đã được hãng hàng không quốc gia Việt Nam Vietnam Airlines vận chuyển miễn phí tới Frankfurt/Main với sự kết nối trung gian của Tiến sĩ Kambiz Ghawami - Chủ tịch Tổ chức Hỗ trợ Đại học thế giới CHLB Đức (WUS), trong khuôn khổ chuyến bay hồi hương người Đức ở Việt Nam.
Theo Thị trưởng Burkhard Jung, trong những lúc khủng hoảng mới thấy được tầm quan trọng của hợp tác quốc tế lâu năm của thành phố Leipzig với các đối tác trên khắp thế giới. Ông đặc biệt gửi lời cảm ơn Bệnh viện Quân y 175, hãng Hàng không Vietnam Airlines, cũng như các đối tác khác đã tạo điều kiện để số hàng vật tư y tế này đến được Leipzig.
Ông cũng nhấn mạnh, nếu không có sự phối hợp của các bên, trong đó có sự hỗ trợ về chính sách của Việt Nam cũng như phía Đức, số hàng trao tặng sẽ không thể được chuyển đi do những quy định về xuất khẩu vật tư y tế ở Việt Nam.
Trong khi đó, Giám đốc Bệnh viện St. Georg - Iris Minde, cũng bày tỏ hết sức vui mừng với số hàng trao tặng từ Việt Nam, đồng thời cho biết, sự hợp tác giữa hai bệnh viện trong nhiều năm qua rất thành công và hai bên cũng đã thiết lập một trung tâm y tế Đức – Việt để tiện cho việc trao đổi kinh nghiệm và chuyên môn giữa hai bên.
Leipzig là thành phố kết nghĩa với TP. Hồ Chí Minh. Hai bên đã phát triển quan hệ hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực và Leipzig hiện cũng là thành phố duy nhất của Đức có văn phòng đại diện ở TP. Hồ Chí Minh. Bệnh viện St. Georg và Bệnh viện Quân y 175 là đối tác trong nhiều năm qua và đã thực hiện hiệu quả nhiều chương trình đào tạo, trao đổi tại Việt Nam và Đức.
Liên quan đến tính hình chống dịch tại Việt Nam, trang điện tử Ojodigital của Argentina mới đây đã có bài viết với tiêu đề "Cuộc chiến chống SARS-CoV-2: Mô hình Việt Nam - Hình mẫu thế giới" ca ngợi những thành công của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Bài viết có đoạn, "trong gần 3 tháng qua, virus SARS-CoV-2 - tác nhân gây bệnh Covid-19, đã lây lan mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu, "đánh sập" hệ thống y tế của nhiều nước trên thế giới. Sự chủ quan ban đầu đã khiến cho nhiều nước phải trả giá với những số liệu chưa từng có về số người mắc bệnh và tử vong.
Trong bối cảnh đó, vẫn có những điểm sáng trên thế giới về công tác phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của đại dịch để đưa vào thực tế như một hình mẫu cho thế giới. Đó là trường hợp của Việt Nam - quốc gia nằm gần sát với ổ dịch lớn đầu tiên trên thế giới, với dân số lên tới hơn 95 triệu người song tới thời điểm hiện tại mới chỉ có 262 ca dương tính với SARS-CoV-2, trong đó 144 người đã khỏi bệnh và không có trường hợp tử vong".
Nhắc lại lịch sử đấu tranh kiên cường của Việt Nam, bài báo cho rằng, không phải ngẫu nhiên mà Việt Nam có được những kết quả khả quan: "Điều mà người ta tưởng là một sự thần kỳ nhưng trên thực tế hoàn toàn không phải ngẫu nhiên. Để hiểu được vì sao Việt Nam lại có được những thành công tuyệt vời đến như vậy thì có lẽ cần phải hiểu rõ hơn về lịch sử dân tộc Việt Nam, một đất nước đã trải qua nhiều năm tháng chiến tranh với những thế lực hùng cường hàng đầu thế giới. Cũng chính từ những năm tháng đấu tranh hy sinh gian khổ như vậy mà Việt Nam đã chứng minh được sự đoàn kết là sức mạnh, tạo ra được một niềm tin gần như tuyệt đối vào sự lãnh đạo chính trị. Những ngày tháng khó khăn vì bệnh dịch vừa qua một lần nữa cho thấy người dân luôn ủng hộ những quyết sách mà chính phủ đưa ra, bảo đảm cho sự thành công của việc thực hiện lệnh giãn cách xã hội. Rõ ràng, chỉ có một sự quản lý nhà nước đáng tin cậy mới có khả năng huy động toàn dân xung quanh một mục tiêu, tạo nên một điểm sáng trong khủng hoảng".
Không chỉ là dịch Covid-19, bài báo nhắc lại những thành công và kinh nghiệm của Việt Nam khi đối phó với Hội chứng viêm đường hô hấp cấp SARS năm 2003: "Với một loạt các biện pháp ngăn chặn mạnh ngay từ đầu, từ việc lập ra một ủy ban chỉ đạo tập trung bao gồm các nhà quản lý và chuyên gia y tế hàng đầu, cách ly những người nhiễm bệnh tại một số bệnh viện chuyên ngành, xác định sớm nguồn lây nhiễm từ bên ngoài để thực hiện việc kiểm soát chặt các cửa khẩu biên giới, cũng như thực hiện việc khử trùng toàn bộ các khu vực có người nhiễm bệnh.
Khi bùng phát đại dịch Covid-19 lần này, những kinh nghiệm của lần chống dịch trước đó đã giúp Việt Nam hoàn toàn chủ động, huy động sự vào cuộc của toàn xã hội và sự điều hành hiệu quả của Chính phủ. Có thể thấy mặc dù không có được tiềm lực như các nước khác trong khu vực, song Việt Nam đã kiểm soát tốt mọi diễn biến của dịch bệnh. Từ việc khoanh vùng các ca lây nhiễm, kiểm soát toàn bộ những người nhập cảnh từ các vùng dịch và yêu cầu phải cách ly bắt buộc trong thời gian 14 ngày, quyết định giãn cách toàn xã hội, cho tới việc điều trị và chăm sóc y tế cho các bệnh nhân, là minh chứng cho thấy Việt Nam đã có những bước đi bài bản trong lộ trình phòng chống và ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh".
Theo bài viết, thành công của Việt Nam trong chiến dịch đối phó với Covid-19 đã được chính phủ các nước và tổ chức quốc tế đánh giá cao trong thời gian vừa qua. Không chỉ xử lý tốt những diễn biến dịch bệnh trong nước, Việt Nam còn thể hiện sự hợp tác với nhiều nước trên thế giới trong cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu này thông qua việc gửi tặng trang bị bảo hộ y tế cho Italy, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Anh, Lào và Campuchia...
Bài báo kết luận: "Rõ ràng, đối với Việt Nam hay bất kỳ quốc gia nào khác, chắc chắn để quay trở lại bình thường sau đại dịch lần này sẽ có cái giá phải trả. Nền kinh tế cũng sẽ bị tác động rất lớn bởi dịch bệnh, song những gì chính phủ Việt Nam đã làm để đối phó với Covid-19 là hoàn toàn có thể tự hào và đáng nể trọng khi nhìn vào bức tranh tổng thể trên toàn thế giới trong giai đoạn khó khăn vừa qua".
Cập nhật 7h ngày 13/4: Số ca nhiễm Covid-19 toàn cầu sẽ vượt 2 triệu người trong 3 ngày nữa, mức độ lây lan tại New York có dấu hiệu chậm lại TGVN. Theo trang thống kê Worldometers, tính đến 6h ngày 13/4, dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19 do virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) gây ra ... |
Dịch Covid-19: Nam Á ghi nhận 14.500 ca nhiễm, Ấn Độ gia hạn lệnh phong tỏa 21 ngày TGVN. Tính đến ngày 12/4, toàn khu vực Nam Á ghi nhận 14.500 người nhiễm bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó Ấn Độ ... |
Dịch Covid-19: Israel phát triển phương pháp chẩn đoán virus SARS-CoV-2 từ xa bằng tia laser TGVN. Ngày 12/4, Đại học Bar Ilan (BIU) ở miền Trung Israel tuyên bố phát triển thành công một phương pháp chẩn đoán virus SARS-CoV-2 từ ... |