'Điểm danh' những hố tử thần khổng lồ xuất hiện 'bất thình lình'
Kha Ninh
21:06 | 03/08/2022
Mới đây, một hố tử thần to gần bằng sân tennis đã được phát hiện ở sa mạc Atacama, Chile. Tất nhiên, đây không phải hố sụt khổng lồ duy nhất trên thế giới.
Ngày 1/8, một hố tử thần, hay còn gọi là hố sụt đã được phát hiện tại một khu khai thác gần thị trấn Tierra Amarilla, ở Copiapo, Chile. Theo Cơ quan Địa chất và khai thác quốc gia Chile, hố sụt rộng 25 m và sâu khoảng 200 m, nằm gần mỏ đồng do công ty Lundin Mining vận hành tại địa điểm Alcaparrosa, cách thủ đô Santiago khoảng 665 km về phía Bắc. Sự việc đã gây xôn xao mạng xã hội trong những ngày qua. (Nguồn: Reuters)
Trước đó, nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã xuất hiện hố sụt tử thần có kích thước lớn. Trong ảnh: Một hố sụt xảy ra sau trận mưa lớn đổ xuống Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc, ngày 16/9/2015. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt khổng lồ ở TP. Guatemala (Guatemala) ngày 31/5/2010. (Nguồn: Reuters)
Theo cơ quan chức năng TP. Guatemala, hố rộng 20m, sâu 30m. Các nhà khoa học cho rằng, một trận mưa lớn do cơn bão nhiệt đới Agatha là nguyên nhân gây ra hiện tượng sụt đất và tạo ra hố trên. (Nguồn: Reuters)
Người phụ nữ bị mắc kẹt khi ô tô của cô rơi vào một hố sụt lớn ở Toledo, Ohio, Mỹ, ngày 3/7/2013. (Nguồn: Reuters)
Chiếc máy xúc bị "nuốt chửng" bởi một hố sụt trên đường Saint-Catherine ở trung tâm TP. Montreal, Canada, ngày 5/8/2013. (Nguồn: Reuters)
Một phần của Summer Bay Resort bị sụp đổ sau khi xuất hiện một hố sụt lớn trong khuôn viên của khách sạn này ở Clermont, Florida, Mỹ, ngày 12/8/2013. (Nguồn: Reuters)
Công nhân sửa chữa hố sụt trên một con đường ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc, ngày 27/5/2012. (Nguồn: Reuters)
Cảnh sát kiểm tra đoạn ngã tư bị sập ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, ngày 8/8/2009. (Nguồn: Reuters)
Hình ảnh từ trên không ghi lại phần đổ sụp của một nhà dân và con đường bị phá hủy ở làng Nachterstedt, Đức, ngày 18/7/2009. (Nguồn: Reuters)
Công nhân đứng xung quanh một hố sụt ở giữa đường phố Bắc Kinh, ngày 16/2/2014. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt ở thị trấn Schmalkalden, miền Trung nước Đức, ngày 1/11/2010. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt gần trường tiểu học Qingquan ở thị trấn Dachegnqiao, Ningxiang, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc, ngày 15/6/2010. (Nguồn: Reuters)
Mọi người đang cố gắng cẩu chiếc ô tô bị mắc kẹt dưới hố sụt ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, ngày 7/9/2008. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt ở thị trấn Gallipoli, miền Nam, Italy, ngày 30/3/2007. (Nguồn: Reuters)
Công nhân kiểm tra một hố sụt xuất hiện sau trận mưa lớn bên ngoài một khu nhà nằm gần dinh thự của cựu Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull ở Sydney, ngày 8/2/2017. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt có đường kính 25m xuất hiện tại một ngôi làng ở Quảng Nguyên, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, ngày 28/2/2013. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt được phát hiện trên bờ Biển Chết, Israel, ngày 27/7/2015. (Nguồn: Reuters)
Đường cao tốc Gran Marical de Ayacucho bị hư hại ở bang Miranda bên ngoài Caracas, Venezuela, ngày 1/12/2010. (Nguồn: Reuters)
Hố sụt lớn xuất hiện ngay trên đường phố, sau khi một đường ống nước ở Tây An, tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc bị vỡ, ngày 27/10/2013. (Nguồn: Reuters)
Một hố khổng lồ sâu 150m xuất hiện ở thành phố Guatemala ngày 23/2/2007 và chôn vùi nhiều ngôi nhà. Các nhà khoa học cho rằng, một phần phía Bắc của thành phố Guatemala dễ xuất hiện "hố tử thần" vì nó được xây dựng trên lớp trầm tích của núi lửa. (Nguồn: Reuters)
Ở Việt Nam cũng ghi nhận sự xuất hiện nhiều hố tử thần. Gần đây nhất, ngày 27/5, người dân bản Na Hiêng ở xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, Nghệ An giật mình khi nghe tiếng động mạnh từ dưới lòng đất. Theo thống kê tại thời điểm xảy ra hiện tượng trên, địa bàn xã Châu Hồng có tới 299 giếng nước bị khô không có nước sinh hoạt, 24 hố sụt lún, 191 hộ gia đình bị lún nhà, nứt tường hư hỏng. Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tìm ra nguyên nhân gây sụt lún gây ra "hố tử thần" là do tụt nước ngầm, tuy nhiên nguyên nhân dẫn đến sụt nước ngầm thì vẫn chưa tìm được. (Nguồn: PLO)
Trở lại Nhà Trắng một cách mạnh mẽ, áp đảo, Tổng thống đắc cử Donald Trump sẽ 'đối đãi' với thế giới như thế nào trong nhiệm kỳ 2.0 vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Chuyên gia Trung Quốc: Bài viết 'Chống lãng phí' của Tổng Bí thư Tô Lâm nêu bật nhiệm vụ quan trọng của Việt Nam trước cơ hội lịch sử của “kỷ nguyên vươn mình".