Điểm danh những loại tội phạm nổi cộm ở các tỉnh biên giới

An Nhiên
Baoquocte.vn. Với đường biên giới đất trên liền dài 5.032km cùng đường bờ biển dài 3.260km, Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với nhiều loại tội phạm, hình thức vi phạm pháp luật trên các tuyến biên giới với phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, phức tạp.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điểm danh những loại tội phạm nổi cộm ở các tỉnh biên giới
Bộ đội Biên phòng Quảng Trị bắt giữ đối tượng vượt biên trái phép và vận chuyển ma túy tổng hợp từ Lào đưa vào nội địa tiêu thụ, ngày 12/11. (Nguồn: Biên phòng)

Tội phạm ma túy

Ở địa bàn ngoại biên, các đối tượng tội phạm vận chuyển ma túy từ các tỉnh nội địa của Lào về tập kết tại các địa điểm sát biên giới với Việt Nam sau đó tìm cách câu kết, móc nối để hình thành đường dây vận chuyển ma túy qua biên giới vào Việt Nam tiêu thụ hoặc tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba.

Đáng chú ý, hoạt động mua bán, vận chuyển trái phép ma túy với số lượng lớn diễn ra tại địa bàn tỉnh Bolikhamsai, Khammouane của Lào.

Tại Campuchia, thời gian qua, do tác động bởi dịch Covid-19 nên hoạt động mua bán, vận chuyển ma túy có xu hướng giảm, tuy nhiên còn tiềm ẩn phức tạp.

Nguồn ma túy chủ yếu từ Lào qua các tỉnh phía Bắc Campuchia về tập kết tại địa bàn các tỉnh tiếp giáp với biên giới Việt Nam (Takeo, Kandal, Svay Rieng, Prey Veng), sau đó lợi dụng thời cơ để vận chuyển vào Việt Nam qua địa bàn biên giới các tỉnh Đồng Tháp, Tây Ninh, Long An, An Giang…

Ở địa bàn nội biên, hoạt động của tội phạm ma túy diễn biến phức tạp, số lượng ma túy mua bán, vận chuyển ngày càng lớn. Trên tuyến biên giới Việt Nam-Trung Quốc, hoạt động của tội phạm ma túy tuy giảm nhưng còn tiềm ẩn phức tạp.

Trên tuyến biên giới Việt Nam-Lào, do lực lượng chức năng Việt Nam ngăn chặn triệt để ở địa bàn Sơn La nên các đối tượng chuyển hướng hoạt động mạnh sang địa bàn Điện Biên và các tỉnh Bắc miền Trung rồi tiếp tục vận chuyển đi nước thứ ba. Đáng chú ý là nổi lên hoạt động của toán, nhóm vận chuyển ma túy có vũ khí từ Lào vào Việt Nam qua khu vực biên giới tỉnh Nghệ An, Quảng Trị.

Trên tuyến biên giới Việt Nam-Campuchia, do lực lượng chức năng hai nước tăng cường tuần tra, kiểm soát chặt chẽ biên giới để phòng, chống dịch nên hoạt động của tội phạm ma túy giảm, tuy nhiên vẫn diễn biến phức tạp.

Trên tuyến biên giới biển, trong những năm gần đây, lực lượng chức năng đã phát hiện hoạt động vận chuyển cần sa từ nước ngoài vào Việt Nam qua cảng Đình Vũ (Hải Phòng), hoạt động mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép ma túy xảy ra ở địa bàn biên giới các tỉnh, thành phố (Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cà Mau…).

Đáng chú ý, tháng 12/2020, tại vùng biển Kiên Giang, Bộ đội Biên phòng và các lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ 82 kg ma túy tổng hợp dạng đá trôi dạt trên biển.

Buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới

Theo thống kê của bộ đội biên phòng, trên tuyến biên giới đất liền, hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép pháo, hàng hóa tiêu dùng, dược liệu, thực phẩm đông lạnh, nội tạng động vật, gia súc (trâu)... diễn biến phức tạp tại khu vực biên giới các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Quảng Ninh.

Trong khi đó, tại khu vực biên giới các tỉnh Kon Tum, Đồng Tháp, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, An Giang, Kiên Giang và Quảng Trị, diễn ra tình trạng buôn lậu, vận chuyển trái phép pháo, thuốc lá, đường, sữa, mỹ phẩm, thuốc tân dược, máy tính, điện thoại, gỗ, kim loại quý (vàng),...

Đáng chú ý, tình trạng đối tượng buôn lậu chống người thi hành công vụ xảy ra tại khu vực biên giới tỉnh Kiên Giang.

Ở tuyến biên giới biển, hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng điện tử đã qua sử dụng, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, rượu ngoại, than, xăng dầu, kim loại quý (vàng, kim cương), xương động vật, sừng tê giác,… thường xảy ra trên vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Bình Định, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Thủ đoạn nổi lên là lợi dụng hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, lập các công ty “ma” để buôn lậu hàng hóa với số lượng lớn, cất giấu hàng cấm trong các container để xuất, nhập khẩu...

Điểm danh những loại tội phạm nổi cộm ở các tỉnh biên giới
Bộ đội Biên phòng thành phố Hải Phòng kiểm tra, xử lý tàu vận chuyển dầu không rõ nguồn gốc, xuất xứ, ngày 10/9. (Nguồn: Biên phòng)

Tội phạm mua bán người

Trong những năm gần đây, phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm mua bán người ngày càng tinh vi, phức tạp. Các đối tượng câu kết hình thành các tổ chức, đường dây khép kín, hoạt động trên nhiều địa bàn từ nội địa ra biên giới và đi nước ngoài.

Đối tượng triệt để lợi dụng các trang mạng xã hội (zalo, facebook...) để lập các hội nhóm kín, sau đó tìm kiếm, môi giới, dụ dỗ, lừa gạt phụ nữ và trẻ em để bán ra nước ngoài. Hoạt động của loại tội phạm này nổi lên tại địa bàn các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Ninh, Nghệ An, Bạc Liêu, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau.

Trong khi đó, hoạt động lừa gạt nam giới để đưa lên các tàu đánh cá xảy ra tại địa bàn biên giới tỉnh Kiên Giang, Bến Tre, Cà Mau.

Đáng chý ý, hoạt động “đẻ thuê” hoặc tìm phụ nữ có thai ngoài ý muốn để đưa ra nước ngoài đẻ và bán trẻ sơ sinh vẫn diễn biến phức tạp, rất khó khăn cho công tác đấu tranh.

Xuất, nhập cảnh trái phép

Trên các tuyến biên giới đất liền và vùng biển phía Nam, tình trạng xuất, nhập cảnh trái phép thường xuyên là một trong những vấn đề “nóng”, trong đó, nổi lên hoạt động tổ chức, môi giới đưa dẫn người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để lao động “chui” hoặc tiếp tục xuất cảnh trái phép sang Lào, Campuchia.

Trong những năm qua, các đơn vị Bộ đội Biên phòng đã phát hiện, đấu tranh triệt phá nhiều đường dây tổ chức, môi giới đưa người Trung Quốc xuất nhập cảnh trái phép.

Tình hình dịch Covid-19 bùng phát ở các nước láng giềng dẫn đến tình trạng một số lượng lớn người Việt Nam lao động, cư trú tại Trung Quốc, Lào, Campuchia nhập cảnh trái phép về nước trốn cách ly gây sức ép lớn trong công tác quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch của Bộ đội Biên phòng.

Tội phạm và vi phạm pháp luật khác

Bên cạnh đó, một số loại tội phạm, hành vi vi phạm pháp luật đáng kể tại khu vực biên giới các tỉnh Tây Bắc, miền Trung, Tây Nguyên là đánh bạc, cố ý gây thương tích, gây rối trật tự công cộng, khai thác trái phép lâm sản, thủy sản, khoáng sản, tàng trữ, sử dụng vũ khí tự chế, mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép vật liệu nổ, vi phạm quy chế về khu vực biên giới,...

Ngoài ra, ở khu vực cửa sông, cửa biển các tỉnh, thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Tiền Giang, TP. Hồ Chí Minh, còn xuất hiện tình trạng khai thác, vận chuyển trái phép cát, sỏi.

Thúc đẩy hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia

Thúc đẩy hợp tác và phát triển các tỉnh biên giới Việt Nam-Campuchia

Việt Nam-Campuchia nhất trí phối hợp chặt chẽ tiếp tục thực hiện có hiệu quả các văn bản pháp lý liên quan đến công tác ...

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên: Cuộc chiến không khoan nhượng với tội phạm ma túy

Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên: Cuộc chiến không khoan nhượng với tội phạm ma túy

Với sự mưu trí, dũng cảm, các chiến sĩ Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm, Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Điện Biên ...

Bài viết cùng chủ đề

Đường biên hòa bình

Xem nhiều

Đọc thêm

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

C asean Vietnam tổ chức thành công Buổi chia sẻ 'Việt Nam trong ASEAN'

Sự kiện diễn ra vào ngày 20/12 có sự tham dự và chia sẻ của các diễn giả đã và đang công tác tại Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa, ...
Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thứ trưởng Hoàng Xuân Chiến: Triển lãm Quốc phòng giúp người dân tin tưởng vào sức mạnh Quân đội

Thông qua Triển lãm Quốc phòng, người dân có thêm hiểu biết về nền công nghiệp quốc phòng quốc gia, tin tưởng vào sức mạnh của Quân đội.
Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024: Tiếp đà giảm, thị trường bị ảnh hưởng bởi đồng USD và dòng tiền đổ về cà phê

Giá tiêu hôm nay 23/12/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục giảm ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 144.000 - 145.500 đồng/kg.
Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, thận trọng với 'điểm rơi' của giá Bitcoin trong năm 2025?

Giá vàng hôm nay 23/12/2024: Giá vàng 'chao đảo', kim loại quý chuẩn bị vào đợt tăng mới, 'điểm rơi' của Bitcoin là năm 2025?
Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Trong khuôn khổ Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (19 – 23/12/2024), duy nhất mô hình Trung Nguyên E-Coffee – Cộng đồng 3 nền văn minh cà ...
Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Putin đe dọa sẽ hủy diệt Ukraine, khẳng định Nga sẽ 'luôn đáp trả mọi thách thức' đến từ phương Tây

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 22/12 đã tuyên bố sẽ mang tới Ukraine nhiều 'sự hủy diệt' hơn nữa.
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động