Điện ảnh - nhịp cầu lan tỏa các giá trị văn hóa

MINH KHÔI
Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ sáu vừa qua đã trở thành diễn đàn để các nghệ sĩ và nhà hoạt động điện ảnh chia sẻ những kinh nghiệm trong việc kết nối và lan tỏa những giá trị văn hóa của quốc gia thông qua các tác phẩm điện ảnh...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
HANIFF 2022: Dấu ấn thích ứng và phát triển của điện ảnh sau đại dịch Covid-19
Sân khấu đậm sắc màu Hà Nội tại lễ bế mạc HANIFF 2022. (Ảnh: Lê An)

Mảnh đất hấp dẫn

Hà Nội - mảnh đất địa linh nhân kiệt đã đi vào thơ ca, nhạc, họa và cả những thước phim của môn nghệ thuật thứ bảy. Nhiều bộ phim về đề tài Hà Nội đã trở thành bất hủ và khắc sâu vào tâm khảm khán giả nhiều thế hệ như Sao Tháng Tám, Hà Nội mùa đông năm 1946, Hà Nội 12 ngày đêm, Em bé Hà Nội, Người Hà Nội, Sống mãi với Thủ đô

Không riêng Hà Nội, Thừa Thiên-Huế, Ninh Bình, Hà Giang…, những vùng đất nổi tiếng với những di tích lịch sử văn hóa, thắng cảnh kỳ quan thiên nhiên độc đáo, từng là phim trường cho nhiều bộ phim nổi tiếng trong và ngoài nước.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao Thừa Thiên-Huế cho biết, Huế đã xuất hiện trong nhiều bộ phim nổi tiếng như Đông Dương, Cô gái trên sông, Mắt biếc, Gái già lắm chiêu…

Tỉnh xác định điện ảnh là nền công nghiệp văn hóa chủ lực của địa phương cùng với các chính sách tạo mọi điều kiện cho các nhà làm phim đến quay và xây dựng phim trường lớn. Huế cũng phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm...) cùng cơ sở vật chất rất tốt phục vụ cho hội nghị, hội thảo và sự kiện.

Tương tự Huế, sơ hữu nhiều danh thắng kỳ thú, Ninh Bình có nhiều lợi thế trong phát triển các sản phẩm văn hóa sáng tạo dựa trên “mỏ vàng” di sản, trong đó có điện ảnh.

Ninh Bình ngày càng thu hút khách du lịch, được nhiều nhà làm phim chọn làm bối cảnh cho các bộ phim nước ngoài như Người Mỹ trầm lặng, Kong - skull island, Budapest - Nơi tình yêu bắt đầu, Câu chuyện chàng tân binh SAS... Một số phim trong nước như Tấm Cám - chuyện chưa kể, Thiên mệnh anh hùng, Trạng Tí… giúp địa phương lan tỏa hình ảnh tới đông đảo công chúng.

Từng là biên kịch phim Chuyện của Pao, nhà văn Đỗ Bích Thúy khẳng định, bộ phim này đã tác động sâu sắc đến đồng bào H'Mông ở Hà Giang.

Sau khi phim đoạt giải Cánh diều vàng 2005, ngay lập tức, bối cảnh chính của phim (Nhà của Pao) trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đặt chân đến vùng cực Bắc của Tổ quốc, đến cao nguyên đá...

Cũng từ đó, đồng bào dân tộc nhận thức một cách sâu sắc rằng, thời trang của dân tộc mình, nhà của mình… được người dân tộc khác yêu mến như thế nào. Họ được khơi dậy lòng tự hào và từ đó khôi phục những điều đã mất, gìn giữ những điều đang có.

Bà Đỗ Bích Thúy chia sẻ: “Nếu chúng ta làm những bộ phim đặc sắc, tôn vinh vẻ đẹp của dân tộc thì chúng ta không chỉ quảng bá văn hóa, mà những bộ phim đó còn tác động đến nhận thức của dân tộc rất lớn, họ trỗi dậy tự hào về dân tộc mình, không còn mặc cảm nữa.

Để làm được những bộ phim như thế ở các vùng dân tộc thiểu số thì những nhà làm phim phải thật sự dũng cảm và có tình yêu lớn với văn hóa, với con người dân tộc thiểu số, miền núi vì chi phí và khó khăn quá lớn”.

Nỗ lực đưa văn hóa lên màn ảnh

PGS.TS Đỗ Lệnh Hùng Tú - Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, khẳng định, bằng con đường cảm nhận nghe - nhìn, các giá trị văn hóa đã được lan tỏa, thẩm thấu đến mọi đối tượng khán giả. Mỗi bộ phim chất lượng có tính hấp dẫn cao thường mang đến cho người xem những xúc cảm, bài học đạo lý và cách ứng xử tinh tế.

Ông Tú nhấn mạnh, thời gian tới, phim ảnh hấp dẫn sẽ còn tiếp tục dẫn dắt công nghiệp thời trang, du lịch và phát huy thế mạnh để quảng bá kinh tế, văn hóa, xã hội của mỗi cộng đồng, quốc gia.

Ông chia sẻ: “Một đất nước có nền điện ảnh và phim truyện truyền hình phát triển luôn cung cấp cho khán giả các bức toàn cảnh về lịch sử, văn hóa truyền thống cũng như những biểu trưng văn minh vật chất, văn minh tinh thần đang diễn ra trong cuộc sống đương đại. Nhờ sự quảng bá có hiệu quả này mà khán giả có dịp mở rộng hiểu biết, thiện cảm hơn với các dân tộc, vùng miền”.

Để có thể thành công trong việc đưa văn hóa lên màn ảnh, theo PGS. TS Lê Thị Bích Hồng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Văn hóa Văn nghệ, Ban Tuyên giáo Trung ương, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh Hà Nội, cần có chiến lược khai thác văn hóa dân tộc và văn hóa dân gian trong xây dựng tác phẩm điện ảnh, cũng như tham khảo kinh nghiệm của các quốc gia có chiến lược và thành công trong việc phát triển công nghiệp điện ảnh như Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Mỹ...

Bà Hồng dẫn chứng, Việt Nam có nhiều bộ phim như Song Lang đã khơi dậy giá trị của cải lương trong tâm thức người Việt, Trạng Quỳnh quảng bá trò chơi thả diều dân gian, hay Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh đã góp phần giúp Phú Yên trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều du khách.

Diễn viên Mai Thu Huyền, nhà sản xuất phim Kiều cho biết, mỗi bộ phim mà chị tham gia với vai trò diễn viên, đạo diễn hay sản xuất đều luôn luôn ý thức về những giá trị văn hóa, nhân văn trong tác phẩm, cũng như chú trọng quảng bá văn hóa, đất nước, con người Việt.

Bên cạnh công tác sản xuất phim, việc tổ chức các sự kiện điện ảnh thú vị như HANIFF 2022 vừa qua cũng là một nhịp cầu quảng bá đất nước và con người Việt Nam, đồng thời góp phần lan tỏa tích cực hình ảnh về Hà Nội - “Thành phố vì hòa bình” đến đông đảo đại biểu trong và ngoài nước.

Hoa hậu Mai Phương, Á hậu Phương Nhi và các người đẹp 'đổ bộ' thảm đỏ Liên hoan phim

Hoa hậu Mai Phương, Á hậu Phương Nhi và các người đẹp 'đổ bộ' thảm đỏ Liên hoan phim

Hoa hậu Mai Phương, Á hậu Phương Nhi, diễn viên Lan Phương và nhiều người đẹp quyến rũ trên thảm đỏ Liên hoan phim quốc ...

HANIFF 2022: Dấu ấn thích ứng và phát triển của điện ảnh sau đại dịch Covid-19

HANIFF 2022: Dấu ấn thích ứng và phát triển của điện ảnh sau đại dịch Covid-19

Diễn ra từ ngày 8-12/11, Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2022 thu hút sự quan tâm của khán giả thủ đô Hà ...

Chuyên gia điện ảnh Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam

Chuyên gia điện ảnh Hàn Quốc chia sẻ kinh nghiệm với Việt Nam

Hội thảo 'Tiêu điểm điện ảnh Hàn Quốc' – một hoạt động ý nghĩa nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam- ...

Lan tỏa những giá trị của hòa bình

Lan tỏa những giá trị của hòa bình

Lễ cầu Quốc thái dân an, hòa bình thế giới diễn ra tại chùa Bái Đính có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh nền ...

Hội Sách Hà Nội năm 2022:  Lan tỏa và nâng cao văn hóa đọc

Hội Sách Hà Nội năm 2022: Lan tỏa và nâng cao văn hóa đọc

Diễn ra ngày 7-9/10, Hội sách Hà Nội lần thứ VII sẽ tổ chức tại Khu vực sân vườn hoa Tượng đài Vua Lý Thái ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Sự cố đứt cáp ngầm ở Biển Baltic: Nga gạt phắt cáo buộc dính líu, Mỹ thận trọng không suy đoán, Đức cảnh báo 'chiến tranh hỗn hợp'

Hai sự cố đứt cáp viễn thông ngầm ở Biển Baltic hồi cuối tuần trước đã dấy lên những đồn đoán về hành vi phá hoại cũng như chủ mưu ...
Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11: Xung đột Nga-Ukraine leo thang căng thẳng, giá dầu tăng vọt

Giá xăng dầu hôm nay 22/11, tăng gần 2% khi xung đột Nga -Ukraine gia tăng nhanh chóng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô.
Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Siêu cảng Chancay hiện thực hóa con đường Inca

Sau tám năm thi công, giai đoạn đầu tiên của khu phức hợp siêu cảng Chancay trong khuôn khổ Sáng kiến Vành đai và con đường khánh thành tại Peru.
Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Tiểu sử Tổng thống Bulgaria Rumen Radev - Nguyên thủ quốc gia đầu tiên được Chủ tịch nước Lương Cường tiếp đón chính thức tại Việt Nam

Từ ngày 24-28/11, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân sẽ thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường.
Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Báo cáo quốc gia lần thứ hai thể hiện trách nhiệm và nỗ lực của Việt Nam trong thực thi Công ước chống tra tấn

Ngày 22/11, Hội thảo 'Giới thiệu Báo cáo quốc gia lần thứ hai của Việt Nam về thực thi Công ước chống tra tấn' được tổ chức tại Hà Nội.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

Australia: Ngành du lịch kỳ vọng tăng trưởng tốt nhờ công cụ mới

LIVE Framework là một công cụ tương tác, thân thiện với người dùng, giúp doanh nghiệp, tổ chức và chính phủ truy cập thông tin kịp thời và chính xác.
Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Festival Huế 2024: Những trải nghiệm mới trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

Từ ngày 22-24/11, Tuần lễ du lịch Chăm sóc sức khỏe - Wellness Tourism Weekend sẽ diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội mùa Đông của Festival Huế 2024.
Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Nhật Bản: Trải nghiệm đặc biệt vào ban đêm với đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số

Những hành khách trên 'đoàn tàu nghệ thuật kỹ thuật số' chạy ban đêm ở Osaka (Nhật Bản) sẽ có dịp chiêm ngưỡng khung cảnh theo cách đặc biệt.
Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài (Đồng Nai): Nơi giao thoa giữa văn hóa và thiên nhiên

Tà Lài không chỉ nổi bật với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ, mà còn là một địa phương giàu bản sắc văn hóa của tỉnh Đồng Nai.
Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Phục vụ nhu cầu đi lại dịp Tết Nguyên đán 2025, 6 sân bay sẽ tăng thời gian khai thác đêm

Cục Hàng không Việt Nam sẽ tổ chức theo dõi tình hình đặt giữ chỗ, giá vé máy bay trên các đường bay nội địa trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.
Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan tăng số ngày nghỉ lễ trong năm 2025 để kích cầu du lịch

Thái Lan sẽ có 21 ngày nghỉ chính thức, không kể ngày nghỉ bù, vào năm 2025 để để thúc đẩy du lịch và nền kinh tế nói chung.
Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Một lễ hội của các ngôn ngữ châu Âu

Ngày Ngôn ngữ châu Âu năm nay sẽ được tổ chức vào ngày 23/11 tại Goethe-Institut Hà Nội dành cho bất kỳ ai quan tâm đến châu Âu, ngôn ngữ và văn hóa.
Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Định vị thương hiệu Thủ đô qua phẩm chất thanh lịch của người Hà Nội

Baoquocte.vn. Hào hoa, thanh lịch là nét văn hóa ứng xử có tính chuẩn mực của người Hà Nội xưa và nay, trở thành một thương hiệu riêng của Thủ đô ngàn năm văn hiến.
18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

18 họa sĩ không chuyên tôn vinh nét đẹp Hà Nội

Chiều tối 20/11, tại 93 Đinh Tiên Hoàng (Hoàn Kiếm, Hà Nội), Triển lãm màu nước 'Tôi vẽ Hà Nội' đã chính thức khai mạc.
Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin – Giá trị cốt lõi làm nên kỳ tích trong giáo dục

Niềm tin vào thầy cô sẽ được chuyển hóa thành sức mạnh, mang lại hy vọng và quả ngọt cho sự nghiệp 'trồng người'.
Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Hòa nhạc kỷ niệm 100 năm ngày mất của nhà soạn nhạc vĩ đại Gabriel Fauré

Viện Pháp Việt Nam tổ chức các buổi hòa nhạc độc tấu piano của nghệ sĩ dương cầm tài năng Olivier Moulin, trong chuyến lưu diễn tại các thành phố lớn.
Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Sôi động lễ hội Kanagawa Nhật Bản 2024 tại Hà Nội

Lễ hội Kanagawa giới thiệu những nét văn hóa độc đáo mang đậm màu sắc truyền thống Nhật Bản thông qua nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Vịnh Hạ Long và những lần được thế giới trao 'vương miện'

Cách đây gần 30 năm, ngày 17/12/1994, tại Thái Lan, lần đầu tiên Vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới.
Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Di sản văn hóa phi vật thể: 15 năm bảo tồn, phát huy giá trị Dân ca Quan họ Bắc Ninh

Bắc Ninh đã không ngừng nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại Dân ca Quan họ với nhiều cơ chế đặc thù.
Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Khám phá xác tàu đắm bí ẩn nhiều thế kỷ trong hồ lớn nhất Na Uy

Một xác tàu đắm được các nhà nghiên cứu Na Uy phát hiện ra tại Hồ Mjøsa của nước này, được xác định là có niên đại khoảng 7 thế kỷ trước.
Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Bộ sưu tập lấy cảm hứng từ các bảo vật quốc gia của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam

Mang tên 'Khơi dậy tinh hoa, nối dài di sản', bộ sưu tập độc đáo đến từ thượng hiệu lụa DeSilk đã được giới thiệu tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam.
Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Nghiên cứu xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'

Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã có Công văn gửi UBND tỉnh Quảng Trị về việc xây dựng Bảo tàng Quốc gia 'Ký ức chiến tranh và khát vọng hòa bình'.
Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Trung Quốc

Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng tổ chức trưng bày chuyên đề 'Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc'.
Phiên bản di động