TIN LIÊN QUAN | |
Khủng hoảng ngoại giao vùng Vịnh: Đại sứ Qatar tại Ai Cập rời Cairo | |
Căng thẳng ngoại giao tại vùng Vịnh: Ai Cập trục xuất Đại sứ Qatar |
Ngày 9/6, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson nhấn mạnh, Mỹ ủng hộ các nỗ lực hòa giải của Quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al-Ahmad Al-Jaber Al-Sabah nhằm đem lại một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước trong Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC), cũng như tiến tới loại bỏ tất cả các hình thức hỗ trợ cho chủ nghĩa khủng bố, như hỗ trợ quân sự, tài chính, tinh thần...
Phát biểu tại Bộ Ngoại giao Mỹ, Ngoại trưởng Tillerson cũng tái khẳng định cam kết đảm bảo tinh thần của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Ả rập - Hồi giáo diễn ra tháng trước tại Saudi Arabia. Tại đây, Tổng thống Donald Trump cùng lãnh đạo các nước thành viên GCC tham dự với mục tiêu tăng cường quan hệ đối tác, phản đối chủ nghĩa cực đoan, thúc đẩy kế hoạch đánh bại chủ nghĩa khủng bố trong khu vực và trên thế giới.
Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson. (Nguồn: Reuters) |
Người đứng đầu Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết thêm, tình hình tại vùng Vịnh hiện gây ảnh hưởng tới Mỹ và nhiều nước trong khu vực. Căng thẳng ngoại giao nêu trên đã làm cản trở các hoạt động quân sự và kinh doanh của Mỹ trong khu vực, cũng như ảnh hưởng tới chiến dịch chống tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và gây ra nhiều hậu quả về nhân đạo.
Do đó, Ngoại trưởng Tillerson kêu gọi các bên bình tĩnh và giải quyết bất đồng thông qua đối thoại nhằm tránh làm căng thẳng leo thang; hối thúc Saudi Arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Bahrain và Ai Cập nới lỏng lệnh phong tỏa đối với Qatar. Tuy nhiên, ông nêu rõ Qatar cần có trách nhiệm trước những quan ngại của các quốc gia láng giềng liên quan vấn đề ngừng hỗ trợ tài chính và trục xuất các phần tử khủng bố ra khỏi đất nước. Bên cạnh đó, ông cho rằng các quốc gia khác cũng cần tiếp tục loại bỏ các phe phái hỗ trợ những tổ chức bạo lực cực đoan trong lãnh thổ của mình.
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng kêu gọi Qatar "ngừng tài trợ các nhóm tiến hành hoạt động khủng bố". Ông chủ Nhà Trắng đồng thời bày tỏ hy vọng hội nghị thượng đỉnh giữa Mỹ với các nước Ả rập - Hồi giáo ở thủ đô Riyadh của Saudi Arabia hồi tháng 5 vừa qua sẽ đánh dấu sự khởi đầu của tiến trình chấm dứt tài trợ khủng bố.
Cùng ngày, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan khẳng định, Ankara sẽ tiếp tục ủng hộ Qatar, bất chấp việc Saudi Arabia và các đồng minh cắt đứt quan hệ với quốc gia giàu tài nguyên khí đốt này. Phát biểu tại thành phố Istanbul, ông Erdogan yêu cầu dỡ bỏ hoàn toàn lệnh phong tỏa áp đặt đối với Qatar và hối thúc Saudi Arabia khẳng định vai trò của mình nhằm thúc đẩy các quan hệ tốt đẹp trong khu vực. Trong một động thái được coi là nhằm hỗ trợ chính quyền Doha, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng đã ký phê chuẩn một đạo luật được quốc hội nước này thông qua liên quan kế hoạch triển khai quân tới một căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ tại Qatar.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. (Nguồn: The Guardian) |
Cũng trong ngày 9/6, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ cho biết Ngoại trưởng Bahrain Sheikh Khalid bin Ahmed Al-Khalifa, một trong các quốc gia vùng Vịnh cắt đứt quan hệ ngoại giao với Qatar, dự kiến thăm Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 10/6 để thảo luận với người đồng cấp nước chủ nhà những diễn biến mới nhất trong khu vực.
Cùng ngày, Ngân hàng trung ương UAE yêu cầu các ngân hàng ở nước này hiện có giao dịch với các ngân hàng của Qatar đóng băng tất cả những tài khoản có liên quan tới 59 cá nhân và 12 tổ chức vừa bị liệt vào danh sách khủng bố.
UAE ngừng toàn bộ dịch vụ bưu chính với Qatar Ngày 8/6, Tập đoàn Bưu chính viễn thông của Các Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) tuyên bố đã ngừng toàn bộ các ... |
Để gỡ “quả bom” vùng Vịnh Việc cắt đứt quan hệ với Qatar là động thái đầy toan tính của một số nước Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh (GCC) nhằm ... |
Tổng thống Mỹ, Nga kêu gọi giải quyết căng thẳng tại vùng Vịnh Ngày 6/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm với Quốc vương Salman của Saudi Arabia, trong đó ông Trump nhấn mạnh ... |