TIN LIÊN QUAN | |
Hơn 40% doanh nghiệp tại vùng Vịnh bị tấn công mạng trong 12 tháng qua | |
Iran đề xuất thành lập “diễn đàn đối thoại khu vực” |
Thực trạng này sẽ ảnh hưởng đến các lợi ích thương mại của bên thứ ba, đồng thời gia tăng sức ép quốc tế để đạt được một giải pháp cho tranh cãi này.
Khi tài chính là sức mạnh
Saudi Arabia và UAE đang có nhiều bước đi mới nhằm buộc cộng đồng quốc tế và các tổ chức đa phương phải đứng về phe mình, trong chiến dịch cấm vận đã kéo dài 11 tháng này. Theo tờ Wall Street Journal, trong thông báo với Qatar tháng trước, Giám đốc điều hành Ngân hàng JPMorgan và HSBC cho biết, sẽ không tham gia phát hành trái phiếu trị giá 12 tỷ USD của quốc gia vùng Vịnh này, bởi nó có thể làm tổn hại quan hệ của họ với Saudi Arabia.
Hồi tháng Tư, Saudi Arabia đã vội vã phát hành 11 tỷ USD trái phiếu quốc tế trong đợt phát hành thứ 4, để đảm bảo chúng được lưu hành trên thị trường trước khi Qatar hành động.
Trước nỗ lực của liên minh nhằm thuyết phục các định chế tài chính hạn chế, nếu không muốn nói là ngừng giao dịch với Qatar, Doha đã đáp trả bằng cách từ chối làm việc với một số Giám đốc ngân hàng và cố vấn làm việc tại Dubai. Động thái đáp trả của Qatar đã buộc một số định chế tài chính phương Tây phải giao dịch với quốc gia vùng Vịnh này qua các văn phòng ở London. Hơn thế nữa, một số Giám đốc ngân hàng và Giám đốc điều hành đã bị giữ chân tại các sân bay của UAE, bởi họ có thị thực Qatar trong hộ chiếu.
Các ngân hàng và định chế tài chính đa quốc gia đang bị Saudi Arabia và UAE lôi kéo nhằm tiếp tục cô lập Qatar. (Nguồn: Bloomberg) |
Hành động “ăn miếng trả miếng” lặng lẽ giữa Qatar và các ngân hàng quốc tế cho thấy, Saudi Arabia và UAE vốn tức giận trước việc Doha chứng tỏ được sức bật của họ chống lại các yêu cầu của liên minh, đã quyết định gia tăng sức ép.
Đáng chú ý, việc Wall Street Journal công bố các động thái “ăn miếng trả miếng” của Doha với các định chế tài chính diễn ra chỉ vài ngày sau khi tân Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên trên cương vị mới đã nói với các lãnh đạo ở Riyadh rằng, “mọi việc là quá đủ” và cuộc khủng hoảng vùng Vịnh phải được chấm dứt.
Việc ngăn chặn tổn thất và đẩy lui tác động của cuộc khủng hoảng với các định chế tài chính đa quốc gia chắc chắn không phải lý do duy nhất khiến ông Pompeo tăng cường sức ép với Saudi Arabia và UAE. Mỹ muốn thấy một mặt trận thống nhất giữa các đồng minh Trung Đông, trong lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chuẩn bị cho việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran vào ngày 12/5 tới.
Tuy nhiên, việc buộc các định chế tài chính phải đứng về một bên trong cuộc khủng hoảng vùng Vịnh đang thách thức cách tiếp cận “Nước Mỹ trước tiên” của ông Trump và lợi ích của các tập đoàn lớn của Mỹ - động thái mà Tổng thống sẽ không nhìn nhận bằng con mắt “khoan dung”. Nếu các định chế tài chính tiếp tục bị buộc phải đứng về một bên, Saudi Arabia và UAE có thể quyết định nhằm vào nhiều ngành kinh tế khác và các nước châu Á xuất khẩu lao động sang Qatar.
Bangladesh, Pakistan và Ấn Độ, những quốc gia có số lượng người Hồi giáo lớn thứ tư thế giới lo sợ rằng, Saudi Arabia có thể đe dọa trục xuất hàng triệu lao động nhập cư và người xa xứ để buộc họ tham gia tẩy chay Qatar.
Nhiều quốc gia Hồi giáo xuất khẩu lao động sang Qatar lo ngại rằng họ có thể bị lôi vào vòng xoáy khủng hoảng vùng Vịnh, ảnh hưởng đến quyền lợi các công dân của họ. (Nguồn: Getty) |
Dồn vào thế chân tường
Nỗ lực của Saudi Arabia và UAE nhằm gia tăng sức ép với Qatar phản ánh thực tế rằng, hai quốc gia này đang tự đẩy mình vào chân tường, với việc từ chối đàm phán với Qatar trừ phi quốc gia vùng Vịnh này chấp nhận các yêu cầu của họ. Thế bế tắc tại vùng Vịnh càng khó giải quyết, khi cộng đồng quốc tế đã từ chối ủng hộ quan điểm của Saudi Arabia và UAE, đồng thời nhiều lần kêu gọi các bên đưa ra giải pháp thông qua đàm phán.
Đến nay, động thái “ăn miếng trả miếng” với các định chế tài chính vẫn chưa thể buộc bất kỳ ngân hàng hay định chế tài chính nào phải đóng cửa văn phòng của họ ở một quốc gia vùng Vịnh nào đó.
Tuy nhiên, trong tương lai gần, dù JP Morgan vẫn là nhà cố vấn mua bán và sáp nhập hàng đầu khu vực, nhưng họ không còn nằm trong top 5 ngân hàng hàng đầu tại Qatar nếu xét về thu nhập. Lần đầu tiên trong gần một thập kỷ, tổ chức này thậm chí không nằm trong top 10 ngân hàng tại Qatar.
Giám đốc điều hành một công ty quản lý đầu tư tại vùng Vịnh nhận định, “Nếu tình trạng này tiếp diễn, các ngân hàng quốc tế sẽ bị buộc phải lựa chọn một bên nào đó. Điều này sẽ đẩy cuộc khủng hoảng vùng Vịnh lên một mức độ nguy hiểm mới”.
Mỹ hoãn họp thượng đỉnh với các nước vùng Vịnh Ngày 3/4, phía Mỹ cho biết cuộc gặp thượng đỉnh giữa Tổng thống Donald Trump với lãnh đạo 6 nước Arab vùng Vịnh dự kiến ... |
Qatar cáo buộc máy bay quân sự UAE vi phạm không phận Trong một diễn biến có thể khiến căng thẳng tại vùng Vịnh tiếp tục leo thang, Qatar mới đây đã khiếu nại lên Liên hợp ... |
Hội nghị thượng đỉnh GCC kết thúc sớm do bất đồng nội bộ Ngày 5/12, Quốc vương Kuwait Sheikh Sabah Al Ahmad Al Sabah đã tuyên bố kết thúc sớm Hội nghị thượng đỉnh thường niên lần thứ ... |