Nhỏ Bình thường Lớn

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực

Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53 sắp diễn ra tại Nuku'alofa, Tonga, không chỉ đưa ra các phản ứng chung đối với các vấn đề đang nổi lên, mà còn vạch ra tầm nhìn về khu vực Nam Thái Bình Dương hòa bình, hòa hợp, an ninh và thịnh vượng.
Diễn đàn quần đảo Thái Bình Dương lần thứ 53: Vạch tầm nhìn chung ở khu vực
Các quốc gia Nam Thái Bình Dương nằm ở vùng trũng thấp đặc biệt dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu. (Nguồn: Reuters)

Bao trùm hàng chục nghìn hòn đảo nằm rải rác, thuộc ba quần đảo lớn là Melanesia, Micronesia và Polynesia ở Nam Thái Bình Dương, 13 thành viên của Diễn đàn chỉ có tổng diện tích đất liền hơn 500 nghìn km2 nhưng diện tích biển lên tới hơn 30 triệu km2.

Với nhiều đảo và đá ngầm có thể xây dựng sân bay và các khu cảng nước sâu, khu vực này là địa điểm lý tưởng để xây dựng căn cứ hải quân và triển khai trang thiết bị quân sự, hỗ trợ và bảo đảm cho các hoạt động của hải quân và không quân.

Ngoài các yếu tố về địa chính trị và quân sự, Nam Thái Bình Dương còn có nguồn tài nguyên dồi dào. Theo các nhà khoa học, kim loại quý và đất hiếm của khu vực đủ đáp ứng nhu cầu năng lượng tái tạo cho thế giới trong ít nhất nửa thế kỷ nữa.

Thế nhưng, đây vẫn là khu vực chưa phát triển và phải đối mặt với không ít vấn đề. Chính vì thế, diễn đàn vào ngày 26/8 tới là cơ hội để khu vực tập trung giải quyết những thách thức đang nổi lên, như bất ổn chính trị ở New Caledonia, lạm phát cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém và những nguy cơ từ biến đổi khí hậu có thể nhấn chìm nhiều quốc đảo.

Không những thế, khu vực ngày càng ý thức được giá trị của mình trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, nhất là Mỹ và Trung Quốc. Đây là thời điểm để Nam Thái Bình Dương có thể “ra giá” với các cường quốc và cất lên tiếng nói mạnh mẽ hơn trên diễn đàn quốc tế.

Muốn vậy, diễn đàn sẽ phải vạch tầm nhìn chung để Nam Thái Bình Dương có thể khai thác hết thế mạnh của mình, cân bằng quan hệ để không rơi vào thế kẹt giữa các nước lớn.

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Indonesia muốn phát huy Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP)

Trong phiên họp kín ngày 25/7 của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN (AMM) lần thứ 57 tại Lào, Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi ...

Quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Mỹ tiếp cận sân bay, hải cảng

Quốc đảo Thái Bình Dương cho phép Mỹ tiếp cận sân bay, hải cảng

Ngày 22/5, tại thủ đô Port Moresby, Papua New Guinea, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã ký một thỏa thuận quốc phòng và giám sát ...

Cố giữ 'vũ khí' mạnh trong cạnh tranh Trung Quốc, Mỹ và quốc đảo Thái Bình Dương đạt 'mốc son quan trọng'

Cố giữ 'vũ khí' mạnh trong cạnh tranh Trung Quốc, Mỹ và quốc đảo Thái Bình Dương đạt 'mốc son quan trọng'

Ngày 23/5, Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo, nước này đã ký các thỏa thuận với Micronesia, kết thúc quá trình đàm phán mở rộng ...

Cuộc đua ở Nam Thái Bình Dương

Cuộc đua ở Nam Thái Bình Dương

Trung Quốc và quần đảo Solomon vừa tuyên bố thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong khuôn khổ chuyến thăm của ...

Chuyên gia: Không loại trừ khả năng Australia tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Chuyên gia: Không loại trừ khả năng Australia tấn công căn cứ quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông

Nếu một đối thủ tiềm năng như Trung Quốc phát triển một số căn cứ quân sự ở Biển Đông, điều mà nước này đã ...