Hoàn thiện pháp luật bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

ThS. Nguyễn Thị Soa
Tai nạn giao thông, tử vong do tai nạn giao thông ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng nên cần có sự quan tâm của toàn xã hội.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, (Nguồn: VGP)
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, ngày 27/6. (Nguồn: VGP)

Theo thống kê của Bộ Công an, tỷ lệ trẻ em thương vong vì tai nạn giao thông năm 2023 là 7,8%. Tức là khoảng 2.100 trẻ em thương vong thì có hơn 900 trẻ em vĩnh viễn ra đi. Dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ được thông qua tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều quy định quan trọng, cần thiết nhằm bảo đảm toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.

Tai nạn giao thông ở trẻ em

Những năm qua, tuy tình hình trật tự, an toàn giao thông đường bộ đã có những chuyển biến tích cực nhưng vẫn diễn biến phức tạp. Tai nạn giao thông vẫn ở mức cao và nghiêm trọng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất an toàn, nhất là đối với trẻ em.

Trong những năm gần đây, tai nạn giao thông là nguyên nhân gây tử vong thứ hai (sau đuối nước) ở trẻ em, tuy có giảm nhưng vẫn còn ở mức rất cao. Trong vòng 10 năm qua, khoảng gần 2.000 trẻ em tử vong mỗi năm do tai nạn giao thông, chiếm 25% tổng số trẻ tử vong do các tai nạn thương tích. Chỉ riêng từ đầu năm 2023 đến tháng 2/2024 đã xảy ra gần 900 vụ tai nạn giao thông liên quan đến học sinh (6-18 tuổi), làm chết 490 người, bị thương 827 người, để lại hậu quả thương tâm cho nhiều gia đình và xã hội.

Theo đánh giá của Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia, mỗi năm có khoảng 1.800-2.000 vụ tai nạn giao thông liên quan tới trẻ em, trong đó khoảng 600-700 vụ liên quan tới ô tô có trẻ em. Hầu hết trẻ em ngồi trên ô tô đều không được bảo đảm an toàn. Ít người thắt dây an toàn hoặc bố trí ghế dành cho trẻ em. Nhiều người vẫn để trẻ em ngồi ghế trước, thậm chí đứng trong xe, vươn tay, thò đầu qua cửa sổ… Đây là những lí do gây mất an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông.

Nguyên nhân sâu xa chính là nhận thức của phần lớn người dân về các biện pháp bảo đảm an toàn cho trẻ trên ô tô còn hạn chế. Khi được hỏi về vị trí trên xe an toàn nhất cho trẻ, có 36% người cho rằng ngồi ghế sau là an toàn nhất, 28% người cho rằng ngồi ghế trước và 27,8% người trả lời ngồi trong thiết bị an toàn chuyên dụng. Có tới 75,4% ủng hộ cần thiết có quy định bắt buộc về thiết bị an toàn trên xe.

Theo báo cáo về thiết bị an toàn cho trẻ em trên ôtô của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thiết bị an toàn cho trẻ em giảm rủi ro chấn thương nặng tới 80% so với trẻ chỉ dùng dây an toàn người lớn; ghế nâng cho lứa tuổi 6-10 tuổi giúp giảm 77% rủi ro chấn thương so với trẻ không sử dụng.

Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xảy ra khi trẻ tự điều khiển phương tiện như xe gắn máy, xe đạp, xe trượt, ván trượt. Thậm chí, không phải trẻ nào cũng nắm được luật giao thông cơ bản và có kỹ năng tốt khi tự xử lý các tình huống phát sinh, phức tạp.

Tỷ lệ trẻ em sử dụng mũ bảo hiểm đối với xe gắn máy, xe đạp điện là rất thấp, chỉ khoảng 52. Hiện nay, ván trượt không chỉ là một môn thể thao, giải trí còn là phương tiện di chuyển trên đường phố của một bộ phận thiếu niên, trẻ em.

Điều đáng lo ngại là các em gần như không được trang bị bất cứ thiết bị bảo hộ nào và hệ thống giao thông Việt Nam chưa phù hợp cho loại hình giao thông này, nhất là khi vỉa hè, lòng đường vẫn bị chiếm dụng, dẫn đến nguy cơ tai nạn nghiêm trọng cho trẻ…

Tình trạng thanh thiếu niên, học sinh vi phạm pháp luật về an toàn giao thông ngày càng phổ biến và có xu hướng tăng, nhất là hiện tượng học sinh trung học cơ sở, trung học phổ thông điều khiển xe máy điện, xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, chở 3, dàn hàng ngang, chạy quá tốc độ, vượt ẩu, lạng lách, đánh võng gây nguy hiểm cho bản thân và người tham gia giao thông xung quanh. Điều này cho thấy ý thức, nhận thức của các em còn hạn chế; công tác giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh chưa hiệu quả.

Hiện nay, ở nước ta khung khổ pháp lý trong pháp luật về trật tự an toàn giao thông góp phần bảo vệ trẻ em chưa hoàn thiện, còn nhiều điểm chưa theo kịp cuộc sống. Chưa có quy định về bảo đảm cho trẻ khi ngồi trên ô tô: thiết bị an toàn cho trẻ; trách nhiệm của người lái xe với trẻ em trên xe; bảo đảm an toàn cho trẻ đối với các hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng ôtô... Chưa có quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm, các thiết bị bảo hộ khi trẻ điều khiển xe đạp và các quy định liên quan đến việc tham gia giao thông bằng ván trượt…

Lấp đầy khoảng trống pháp luật

Tai nạn giao thông, tử vong do tai nạn giao thông ở trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng nên cần có sự quan tâm của toàn xã hội. Hai dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ là bước tiến quan trọng trong việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em; tạo cơ sở pháp lý để trẻ em sẽ được bảo vệ tốt hơn, giảm thiểu nguy cơ tai nạn, thương vong khi tham gia giao thông đường bộ.

Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ.
Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35 mét được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ. (Nguồn: Internet)

Một là, quy định các biện pháp bảo đảm an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông trên ô tô. Phải “Có ghế ngồi, giường nằm, dây đai an toàn, cơ cấu neo giữ dây đai an toàn phù hợp quy định; có hướng dẫn để lắp ghế ngồi, lắp dây đai an toàn dành cho trẻ em đối với ô tô chở người đến 9 chỗ” (Điều 49 dự thảo Luật Đường bộ); “Trẻ em dưới 10 tuổi hoặc chiều cao dưới 1,35m được chở trên xe ô tô con không được ngồi cùng hàng ghế của người lái xe khi tham gia giao thông đường bộ; trẻ em dưới 4 tuổi phải được chở bằng ghế thiết kế dành cho trẻ em (trừ xe ô tô kinh doanh vận tải hành khách theo quy định của pháp luật đường bộ); Người lái xe có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn việc thắt dây an toàn cho trẻ em” (Điều 9 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ).

Nội dung này đã tiệm cận được với quy định của các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Hiện có 115 nước đã có luật cấm trẻ em ngồi ghế trước, trong đó có 70 nước cấm hoàn toàn và 45 nước cấm nhưng cho phép trẻ ngồi ghế trước nếu có thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ô tô.

Có gần 100 quốc gia đã thể chế hóa quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn trẻ em trên ôtô cá nhân. Trong khu vực ASEAN, các quốc gia như Singapore, Malaysia, Philippines, Campuchia… cũng đều quy định bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn với trẻ trên xe ô tô cá nhân. WHO khuyến cáo: ít nhất bắt buộc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên xe ôtô cá nhân với trẻ cao dưới 135cm và dưới 10 tuổi.

Báo cáo của Hiệp hội An toàn giao thông đường bộ toàn cầu (GRSP) cho thấy, thiết bị an toàn cho trẻ em có thể giúp giảm đáng kể tỷ lệ tử vong từ 34% đến 81%, giảm các chấn thương nghiêm trọng từ 35% đến 72% và các chấn thương khác của trẻ từ 25% đến 58% trong các vụ va chạm giao thông.

Hai là, chú trọng giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm tích hợp nội dung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông vào trong các môn học thuộc chương trình chính khóa phù hợp với từng cấp học và trình độ đào tạo, mục tiêu giáo dục, ngành đào tạo; xây dựng các tài liệu tuyên truyền, giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, kỹ năng tham gia giao thông an toàn và văn hóa ứng xử khi tham gia giao thông cho học sinh.

Từ đó, nâng cao nhận thức cho trẻ em về nguy hại do tai nạn giao thông gây ra; đồng thời nâng cao ý thức, kỹ năng của trẻ khi tham gia giao thông. Đây là biện pháp quan trọng, phòng ngừa tai nạn cho trẻ từ sớm, từ xa.

Ba là, đề cao trách nhiệm của người lớn đối với việc bảo đảm an toàn cho trẻ khi tham gia giao thông. Điều 29 dự thảo Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ quy định: trẻ em dưới 7 tuổi khi đi qua đường đô thị, đường thường xuyên có xe cơ giới qua lại phải có người lớn dẫn dắt; mọi người có trách nhiệm giúp đỡ người khuyết tật, già yếu, mắc bệnh tâm thần, trẻ em dưới 7 tuổi, phụ nữ mang thai khi đi qua đường.

Do nhận thức và kỹ năng xử lý các tình huống giao thông hạn chế, trẻ em, nhất là trẻ dưới 7 tuổi khi tham gia giao thông phải có sự hướng dẫn, giúp đỡ của người lớn để tránh các tình huống mất an toàn.

Giờ học về an toàn giao thông của các bé mẫu giáo trường Mầm non xã Thanh Chăn huyện Điện Biên có sự phối hợp của lực lượng Công an xã Thanh Chăn. (Nguồn: Sở Giáo dục và đào tạo tỉnh Điện Biên)
Giờ học về an toàn giao thông của các bé mẫu giáo trường Mầm non xã Thanh Chăn huyện Điện Biên có sự phối hợp của lực lượng Công an xã Thanh Chăn. (Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên)

Bốn là, bảo đảm an toàn cho trẻ trong hoạt động vận tải đưa đón học sinh bằng xe ô tô. Xe ô tô đưa đón học sinh phải đáp ứng các yêu cầu: đảm bảo tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định, có niên hạn sử dụng không quá 15 năm, có thiết bị đèn cảnh báo hoặc đăng ký màu sơn để nhận diện; xe ô tô sử dụng để đưa đón học sinh tiểu học hoặc mầm non phải có dây đai an toàn phù hợp với lứa tuổi hoặc phải sử dụng xe có ghế ngồi phù hợp với lứa tuổi học sinh, kính xe đảm bảo có thể quan sát rõ phía trong xe từ bên ngoài.

Đối với lái xe ô tô đưa đón học sinh phải có 2 năm kinh nghiệm lái xe kinh doanh vận tải hành khách. Khi đưa đón học sinh tiểu học và mầm non phải bố trí tối thiểu 01 người quản lý trên mỗi xe ô tô để hướng dẫn, giám sát, duy trì trật tự và đảm bảo an toàn cho học sinh trong suốt chuyến đi.

Trường hợp sử dụng xe ô tô có sức chứa trên 24 chỗ để đưa đón học sinh mầm non, phải bố trí tối thiểu 2 người quản lý trên mỗi xe ô tô. Khi tham gia giao thông xe đưa đón học sinh được quyền ưu tiên trong tổ chức, phân luồng, điều tiết giao thông, bố trí nơi dừng, đỗ tại khu vực trường học và tại các điểm trên lộ trình đưa đón học sinh (Điều 78, dự thảo Luật Đường bộ).

Hoạt động vận tải để đưa đón học sinh đến trường học và về nhà là rất quan trọng. Khi hoạt động này thực hiện tốt, là cơ sở gây dựng niềm tin đối với các bậc phụ huynh, đồng thời bảo vệ trẻ em trước các tình huống giao thông phức tạp nảy sinh.

Bên cạnh đó, cần bổ sung các quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm và các thiết bị bảo hộ an toàn đối với với trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe đạp, ván trượt trên đường phố. Ngoài ra, nghiên cứu quy định về việc trẻ tham gia giao thông bằng ván trượt cũng như cơ sở hạ tầng cần thiết cho loại phương tiện này. Có như vậy, trẻ em mới được bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trong mọi tình huống.

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo tất cả trẻ em, bất kể độ tuổi hay chiều cao, nên được ngồi ở ghế sau của xe ô tô khi tham gia giao thông; ngồi sau là vị trí an toàn nhất cho trẻ em, giảm nguy cơ bị thương so với để trẻ ngồi ở vị trí cùng hàng ghế với người lái xe; khi dùng thiết bị an toàn, nguy cơ chấn thương trẻ ngồi ghế sau giảm 14% so với trẻ ngồi ghế trước.
Hôm nay 27/6, Quốc hội thông qua 4 dự án luật, thảo luận 2 dự án luật khác và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025

Hôm nay 27/6, Quốc hội thông qua 4 dự án luật, thảo luận 2 dự án luật khác và kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025

Quốc hội biểu quyết thông qua các luật: Đường bộ; Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Công nghiệp quốc phòng và động viên ...

‘Luật hóa’ để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

‘Luật hóa’ để bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

Việt Nam hiện chưa quy định về việc sử dụng thiết bị an toàn cho trẻ em trên ô tô. Đây là một “khoảng trống” ...

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Sửa đổi Bộ luật Hình sự: Bảo đảm quyền con người

Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã thể chế hoá các quy định của Hiến pháp năm 2013, ...

Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm

Đẩy mạnh đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường bộ, đưa vào sử dụng nhiều công trình trọng điểm

Chiều 27/10, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự ...

Đề xuất việc thực hiện trừ điểm giấy phép lái xe

Đề xuất việc thực hiện trừ điểm giấy phép lái xe

Khi bị trừ hết 12 điểm của giấy phép lái xe, người sử dụng sẽ phải tham gia kiểm tra kiến thức pháp luật và ...

Bài viết cùng chủ đề

Góc nhìn Nhân quyền

Xem nhiều

Đọc thêm

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'

Tờ Telegraph đưa tin, bất chấp đợt tăng lương kỷ lục vào mùa Hè, quân nhân Anh đang rời bỏ lực lượng vũ trang 'với tỷ lệ đáng báo động'.
Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Tiền đạo Nguyễn Xuân Son nhận 'cơn mưa' lời khen từ truyền thông Đông Nam Á

Báo chí Đông Nam Á đã dành nhiều lời khen về màn ra mắt của Nguyễn Xuân Son với tuyển Việt Nam ở ASEAN Cup 2024.
Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Miss Charm 2024: Đại diện Việt Nam đoạt Á hậu 2, ấn tượng với màn trả lời phỏng vấn

Đại diện Việt Nam Quỳnh Nga giành ngôi vị Á hậu 2 tại Chung kết Miss Charm 2024 - Hoa hậu Sắc đẹp quốc tế.
Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Tìm thấy hợp chất ức chế sự phát triển của virus corona

Một nhóm nghiên cứu tại Nhật Bản đã công bố phát hiện ra một chất trong cây hương nhu có tác dụng ức chế sự phát triển của virus corona.
Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Rơi trực thăng cứu hộ tại Thổ Nhĩ Kỳ, không ai sống sót

Ngày 22/12, tại vùng Mugla, Tây Nam Thổ Nhĩ Kỳ, đã xảy ra vụ rơi trực thăng cứu thương khiến 4 người thiệt mạng.
Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt: Hoa hậu Ý Nhi khoe nhan sắc ngọt ngào, Nhã Phương 'biến hình'

Sao Việt hôm nay: Diệp Lâm Anh lạ lẫm với kiểu tóc tém, Đan Trường lưu diễn cùng vợ cũ ở Phần Lan, Việt Hoa đăng ảnh xinh đẹp, nhẹ ...
UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

UNHCR huy động kinh phí hỗ trợ người tị nạn tại Nam Sudan

Theo Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), tình trạng thiếu kinh phí đang ảnh hưởng đến các nỗ lực ứng phó khẩn cấp người tị nạn ở Nam Sudan.
Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh đẩy mạnh nâng cao chất lượng công tác nhân quyền trên địa bàn tỉnh

Ngày 20/12, Văn phòng Thường trực nhân quyền Chính phủ và Ban chỉ đạo nhân quyền tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền 2024
Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày quốc tế Người di cư: Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm 'Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng' nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024
Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Hội Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là những niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân nhiễm chất độc da cam.
Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, thúc đẩy bình đẳng giới trong chuyển đổi số và phát triển kinh tế.
Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, Bộ Ngoại giao và IOM tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Trưởng Phái đoàn IOM ấn tượng trước nỗ lực triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự của Việt Nam

Theo Trưởng Phái đoàn IOM, Việt Nam nằm trong số ít các nước có Kế hoạch triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự.
Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Thông tin đối ngoại về quyền con người: Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào?
Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Đại biểu đoàn mục sư Tin lành quốc tế: Thế giới cần thấy được sự cởi mở, tự do ở Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực tôn giáo

Theo ông Jossy Chacko, đoàn mục sư Tin lành quốc tế, Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể về chính sách để bảo đảm tự do tôn giáo cho người dân.
Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Quyền chuyển đổi giới tính trong pháp luật một số quốc gia - Một số gợi mở cho Việt Nam

Trong bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, hợp pháp hóa quyền chuyển đổi giới tính đã trở thành một vấn đề trọng tâm được đưa ra bàn luận sôi nổi...
Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Kết quả thúc đẩy và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam sau hơn 35 năm đổi mới

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người.
Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Lợi dụng vấn đề trái phiếu doanh nghiệp để chống phá, nhận diện để kịp thời đấu tranh

Bên cạnh những hiệu quả mang lại, việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức trong quản lý.
Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề 'Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép'.
Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Nga: Trẻ em nhập cư không biết tiếng Nga thì đừng đến trường!

Theo luật mới có hiệu lực từ ngày 1/4/2025, trẻ em nhập cư muốn nhập học các chương trình giáo dục phổ thông các cấp phải vượt qua kỳ thi năng lực tiếng Nga.
Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Quốc gia Đông Nam Á đầu tiên hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới

Ngày 4/12, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Thái Lan cho biết các văn phòng đăng ký kết hôn trên cả nước sẽ chính thức làm thủ tục đăng ký kết hôn đồng giới.
Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Cứ 10 phút lại có một phụ nữ bị giết hại - Thực trạng toàn cầu đau lòng

Mỗi ngày có 140 phụ nữ và trẻ em gái tử vong do bạn trai hoặc người thân trong gia đình gây ra, tức là cứ 10 phút có một phụ nữ hoặc trẻ em ...
Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

Nữ Đại sứ Mỹ đầu tiên: Mở cánh cửa ngoại giao nhân dân

75 năm trước, lịch sử ngoại giao Mỹ đã ghi danh nữ Đại sứ đầu tiên…
Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Thêm một 'lần đầu tiên' với Tổng thống quần đảo Marshall - biểu tượng của bình đẳng giới

Trung tâm Đông-Tây (Mỹ) vinh danh Tổng thống quần đảo Marshall Hilda Heine với Giải thưởng Phụ nữ có tầm ảnh hưởng (Women of Impact Award) năm 2024.
Phiên bản di động