Điện Kiến Trung: Một di sản hồi sinh

Xuân Sơn
Là biểu tượng bề thế của triều đại nhà Nguyễn, đan xen cùng lối kiến trúc phương Tây ấn tượng, điện Kiến Trung nằm trong Đại nội Huế đã được đưa vào hoạt động sau 5 năm phục hồi và tôn tạo, trở thành điểm đến ưa thích của du khách dịp Tết Nguyên đán.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Điện Kiến Trung: Một di sản hồi sinh
Điện Kiến Trung được xây dựng năm 1921, hoàn thành năm 1923 dưới triều vua Khải Định. (Nguồn: Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế)

Theo Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, điện Kiến Trung hay còn gọi là lầu Kiến Trung, được xây dựng dưới thời vua Khải Định với chữ "Kiến" mang nghĩa dựng lên, thành lập; chữ "Trung" hàm ý ngay thẳng, không thiên lệch. Cùng với di tích điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn Thành, cung Khôn Thái, điện Kiến Trung là một trong 5 công trình quan trọng nằm trên trục thần đạo của Tử Cấm Thành dưới triều Nguyễn.

Giai đoạn sau năm 1945, ngôi điện này cùng nhiều công trình kiến trúc quan trọng trong Hoàng thành và Tử Cấm thành đã bị phá hủy gần như hoàn toàn. Điện Kiến Trung bấy giờ chỉ còn tàn tích là phần nền móng phía dưới.

Do đó, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế đã tiến hành công tác trùng tu di tích một cách chuyên nghiệp, tuân thủ nghiêm túc Công ước quốc tế về bảo tồn di tích, Luật Di sản Văn hóa và các quy chế bảo quản, tu bổ phục hồi di tích lịch sử văn hóa - danh lam thắng cảnh nhằm bảo đảm chuẩn mực về bảo tồn, tính toàn vẹn của các công trình.

Điện Kiến Trung: Một di sản hồi sinh
Đầu năm 2019, Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế khởi công dự án tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung, với tổng mức đầu tư hơn 123 tỷ đồng. (Nguồn: Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế)

Điện Kiến Trung được đầu tư xây dựng các hạng mục như tu bổ tổng thể tường bao nền, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm Tiền Viên và Hậu Viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 97m2; các công trình nhỏ xung quanh như đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh; hệ thống hạ tầng kỹ thuật, cây xanh; bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng.

Điều làm nên sự độc đáo, khác biệt của điện Kiến Trung chính là sự kết hợp giữa kiến trúc Việt Nam, hòa cùng phong cách xây dựng phương Tây. Đây là công trình tiêu biểu quan trọng, đánh dấu một giai đoạn độc đáo và đặc sắc của kiến trúc truyền thống cung đình Huế.

TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế là một trong những người đặt nền móng cho dự án trùng tu, tôn tạo, phục hồi điện Kiến Trung. Với sự phục dựng thành công này, ông hy vọng, 2024 sẽ đánh dấu sự thăng hoa của di sản, cũng là năm khởi đầu cho sự thăng hoa của cố đô Huế trên con đường trở thành thành phố trực thuộc Trung ương dựa trên nền tảng văn hóa-di sản.

Điện Kiến Trung: Một di sản hồi sinh
Dòng du khách đổ về Huế ngày một đông khi điện Kiến Trung mở cửa tham quan đúng dịp Tết Nguyên đán 2024. (Nguồn: VnExpress)

Khánh thành đúng dịp Tết Nguyên đán 2024, người dân có cơ hội tham quan, chiêm ngưỡng những cổ vật quý giá còn được lưu giữ và trưng bày tại điện Kiến Trung, như thường phục của vua Khải Định, giày thêu rồng vàng của Hoàng thái tử Vĩnh Thụy (sau này là vua Bảo Đại), trấn phong, bàn ghế, chum, tủ khảm ốc xà cừ tinh xảo.

Theo Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, trong 3 ngày Tết đầu năm, các di tích do Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế quản lý có khoảng 65.000-68.000 lượt tham quan, trong đó có khoảng 12.000 khách quốc tế. Toàn tỉnh từ ngày 28 Tết đến mùng 6 ước đạt 100.000 du khách.

Hà Nội triển khai chương trình giáo dục di sản tại các di tích lịch sử trên địa bàn

Hà Nội triển khai chương trình giáo dục di sản tại các di tích lịch sử trên địa bàn

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Sở Văn hóa và Thể thao và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội và ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện quy hoạch quy hoạch Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội của cả nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đủ điều kiện quy hoạch quy hoạch Đông Nam Bộ thành trung tâm lớn nhất về kinh tế - xã hội của cả nước

Chiều 26/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng Đông Nam Bộ ...

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023: Khúc khải hoàn của di sản công nghiệp

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2023: Khúc khải hoàn của di sản công nghiệp

Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội đã diễn ra thành công rực rỡ. Thành công ấy không chỉ dừng lại ở những con ...

Chúng ta của 8 năm sau: Phan Minh Huyền và phong cách thời trang giản dị, năng động trong vai diễn cá tính

Chúng ta của 8 năm sau: Phan Minh Huyền và phong cách thời trang giản dị, năng động trong vai diễn cá tính

Đối lập với hình tượng sang chảnh phim Thương ngày nắng về, diễn viên Phan Minh Huyền diện toàn đồ bình dân trong Chúng ta ...

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt-Nhật, chứng kiến trao 30 văn kiện hợp tác

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kinh tế Việt-Nhật, chứng kiến trao 30 văn kiện hợp tác

Sáng 16/12, tại Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự diễn đàn kinh tế Việt Nam – Nhật Bản với chủ đề ...

Đọc thêm

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Lần đầu tiên thành phố xứ Hàn 'khoác áo Việt' trong Tuần lễ văn hóa

Ngày 20/6, Tuần lễ Văn hóa Việt Nam năm 2025 đã chính thức khai mạc tại thành phố Pyeongteck, cách thủ đô Seoul 70 km về phía Tây Nam.
Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản hủy họp cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay lý do nào khác?

Nhật Bản tuyên bố hủy đối thoại cấp cao với Mỹ sau yêu cầu tăng chi tiêu quốc phòng hay một lý do nào khác?
Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Thanh Hóa: Miền đất cộng hưởng những giá trị Vương triều

Được xem là 'cái nôi' di sản văn hóa dân tộc, Thanh Hoá rất giàu giá trị lịch sử và tính biểu tượng.
Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ báo chí đồng hành cùng dân tộc

Một thế kỷ đồng hành cùng dân tộc, báo chí đã thể hiện bản lĩnh chính trị vững vàng, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng ...
Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Giá nông sản hôm nay 21/6/2025: Giá cà phê mất mốc 100.000 đồng, Giá tiêu 'tụt dốc'; dự án nông nghiệp có thể được vay 70% vốn, không thế chấp

Báo Thế giới và Việt Nam cập nhật giá nông sản hôm nay 21/6/2025, giá cà phê, giá tiêu... giao dịch trên thị trường quốc tế và thị trường trong ...
Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Hạnh phúc của người làm báo cộng đồng

Ở nhiều nước, có những người làm báo cộng đồng bằng tình thần tự nguyện gìn giữ dòng chảy thông tin, văn hóa và bản sắc Việt nơi xứ người.
Xuất bản 'Lược sử nước Việt bằng tranh' phiên bản song ngữ Việt-Nhật

Xuất bản 'Lược sử nước Việt bằng tranh' phiên bản song ngữ Việt-Nhật

Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu ấn bản mới nhất song ngữ Việt-Nhật của cuốn sách tranh panorama đầu tiên về lịch sử Việt Nam dành cho trẻ em.
Tiểu thuyết hay nhất viết về thời niên thiếu của Bác Hồ

Tiểu thuyết hay nhất viết về thời niên thiếu của Bác Hồ

Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (1890-2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu ấn bản đặc biệt 'Búp Sen Xanh'.
Don Quixote - kiệt tác ballet thế giới lần đầu công diễn tại Việt Nam

Don Quixote - kiệt tác ballet thế giới lần đầu công diễn tại Việt Nam

Tồn tại hơn 150 năm, vở ballet Don Quixote vẫn được thế giới yêu thích nhờ khả năng cân bằng giữa kịch tính và kỹ thuật, giữa tiếng cười và sự cảm động.
‘Đôi mắt của Mona’ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả

‘Đôi mắt của Mona’ để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng độc giả

Cuốn sách ‘Đôi mắt của Mona’ của Thomas Schlesser không chỉ là bản giao hưởng về nghệ thuật thị giác mà còn là triết luận sâu sắc về giá trị của cái nhìn.
Ký ức sống động về lịch sử báo chí

Ký ức sống động về lịch sử báo chí

Cuốn sách ảnh về lịch sử 100 năm Báo chí Cách mạng Việt Nam bao gồm với những bài viết cô đọng cùng hơn 1.000 bức ảnh, tư liệu quý được chọn lọc...
Truyện dài 'Nên làm gì khi trời nổi gió' giành giải Nhất Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Truyện dài 'Nên làm gì khi trời nổi gió' giành giải Nhất Giải thưởng Văn học Kim Đồng

Giải thưởng Văn học Kim Đồng lần thứ nhất đã nhận được 612 tác phẩm tham dự và đã lựa chọn được 11 tác phẩm xuất sắc trao giải.
Việt Nam lần thứ ba trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Việt Nam lần thứ ba trúng cử thành viên Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO 2005

Tài kỳ họp Đại hội đồng lần thứ 10 Công ước 2005, Việt Nam tái đắc cử nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp là thành viên của Ủy ban liên chính phủ Công ước.
Độc đáo lễ hội giàu bản sắc văn hoá tại Quan Lạn

Độc đáo lễ hội giàu bản sắc văn hoá tại Quan Lạn

Lễ hội đình Quan Lạn mang đậm giá trị lịch sử mà còn là một đợt sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, phản ánh sâu sắc văn hóa biển đảo đặc trưng của ...
Đưa gốm Việt vào dòng chảy nghệ thuật đương đại

Đưa gốm Việt vào dòng chảy nghệ thuật đương đại

Một chương trình nghệ thuật đặc biệt - nơi những thanh âm từ gốm Việt được đánh thức và ngân vang, sẽ công diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Một cách kể khác về Truyện Kiều

Một cách kể khác về Truyện Kiều

Văn Miếu - Quốc Tử Giám đón bước chân của những người yêu văn hóa đến với một không gian thưởng lãm đặc biệt của sen và Truyện Kiều.
Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Dệt sắc thổ cẩm Tây Nguyên giữa nhịp sống mới

Tại một góc bản làng của tỉnh Lâm Đồng, còn đó một cô gái H’Mông âm thầm may vá, thêu thùa, níu giữ những nét văn hóa thổ cẩm truyền thống.
Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 kỳ vọng tạo nên không gian giao lưu văn hóa sôi động

Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 kỳ vọng tạo nên không gian giao lưu văn hóa sôi động

Festival Thăng Long - Hà Nội năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/10 đến 9/11 tại nhiều địa điểm như phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, Hoàng thành Thăng Long, Bảo tàng Hà Nội.
Phiên bản di động