Bề dày kinh nghiệm địa bàn
Đại sứ Pháp tại Australia, ông Christophe Penot, sinh năm 1955, được bổ nhiệm chức vụ mới nhân cuộc họp Hội đồng Bộ trưởng Pháp ngày 16/9, trở thành đại sứ đầu tiên của Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong bối cảnh ảnh hưởng của Trung Quốc tại khu vực ngày càng tăng.
Tân đại sứ Pháp tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Christophe Penot, 65 tuổi, là một nhà ngoại giao được đánh giá là có nhiều hiểu biết về Trung Quốc, sử dụng tiếng Hoa thành thạo và nhiều kinh nghiệm về khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Đại sứ đầu tiên của Pháp tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Christophe Penot. (Nguồn: Sydney Morning Herald) |
Sau khi gia nhập Bộ Ngoại giao Pháp năm 1983, ông bắt đầu ngay nhiệm kỳ công tác ở Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam (1983-1986) với chức vụ Bí thư thứ Hai.
Đại sứ Penot có 2 nhiệm kỳ phục vụ tại Nhật Bản trong khoảng 10 năm, trước khi làm đại sứ Pháp tại Malaysia và Australia. Ông Penot cũng sử dụng thành thạo tiếng Anh và tiếng Nhật.
Trụ sở làm việc của ông Penot ở thủ đô Paris, Pháp nhưng ông sẽ đi công tác khắp Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương và chịu trách nhiệm phối hợp ngoại giao trong toàn khu vực.
Ông Penot sẽ rời thủ đô Canberra vào ngày 20/10 và ông Jean-Pierre Thebault – đại sứ Pháp tại Ireland - sẽ đảm nhiệm vị trí đại sứ Pháp tại Australia thay ông Penot. Ông Thebault là người tham gia tổ chức Hội nghị G7 tại Biarritz, Pháp vào năm 2019 và là cựu đại sứ phụ trách các vấn đề môi trường.
Bước chuyển chiến lược
Tờ Sydney Morning Herald của Australia ngày 12/10 bình luận động thái chuyển ông Penot từ vị trí đại sứ tại Australia sang đại sứ phụ trách khu vực kinh tế rộng lớn hơn là bước chuyển biến rõ nét nhất trong chiến lược của Pháp trong bối cảnh Đức và Pháp thúc đẩy Liên minh châu Âu (EU) trở nên quyết đoán hơn trong chiến lược đối với Trung Quốc.
Tờ Hindustan Times của Ấn Độ ngày 14/10 cho rằng sự kiện Pháp bổ nhiệm Đại sứ phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là “dấu hiệu cho thấy Paris đang tập trung nhiều hơn vào Ấn Độ Dương và những hành vi ngày càng quyết đoán của Trung Quốc trong khu vực”.
Ngày 15/10, tờ Economic Times cũng của Ấn Độ đã nêu bật ý nghĩa quyết định của Paris: “Pháp, một cường quốc châu Âu đồng thời là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đang chống lại hành vi xâm lấn của Trung Quốc. Đặc biệt là ngày 9/9 vừa qua, Pháp đã khai mạc một cơ chế đối thoại ba bên với Australia và Ấn Độ để bảo đảm một ‘khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở’”.
Pháp có hơn 176 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài trên Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trải dài từ bờ biển châu Phi đến Biển San hô và bao gồm các vùng lãnh thổ của Pháp có 1,6 triệu người. Khu vực này chiếm 17% xuất khẩu và 14% nhập khẩu của Pháp. Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Paris ghi nhận "trọng tâm của nền kinh tế toàn cầu đã chuyển từ Đại Tây Dương sang Thái Bình Dương".
| Nhật Bản xoay trọng tâm vào Đông Nam Á trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương TGVN. Nhật Bản đã thành công trong việc xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với các quốc gia Đông Nam Á nhờ nguồn hỗ ... |
| Bộ Tứ nhóm họp tại Tokyo: Thông điệp đã đủ 'cứng' để nhắm tới Trung Quốc? TGVN. Các nhà ngoại giao trong nhóm Bộ Tứ (Quad) đã gặp gỡ tại Nhật Bản với mong muốn tìm được tiếng nói chung trong ... |
| Nhóm Bộ tứ kim cương họp Ngoại trưởng: Vững tay đôi, chắc tay tư TGVN. Ngoại trưởng Nhóm Bộ tứ kim cương (Quad) bao gồm Nhật Bản, Ấn Độ, Mỹ và Australia sẽ họp trong tuần tới. Trung Quốc ... |