Nhỏ Bình thường Lớn

Định vị Indonesia như một trung tâm giáo dục và đổi mới công nghệ

Indonesia đang đón nhận những bước tiến trong trí tuệ nhân tạo (AI) tạo sinh, với kỳ vọng có thể chuyển đổi nền giáo dục của quốc gia này.
Định vị Indonesia như một trung tâm giáo dục và đổi mới công nghệ
Giáo viên Indonesia sử dụng AI như công cụ đa dạng hoá tài liệu học tập và soạn thảo các câu hỏi đánh giá năng lực, nhằm thúc đẩy tư duy bậc cao. (Nguồn: Jakarta Post)

Chúng ta không thể phủ nhận tiềm năng to lớn của AI nhưng việc ứng dụng công cụ này trong giáo dục còn phụ thuộc vào kiến thức nền tảng của giáo viên, tư duy phản biện và phương pháp giảng dạy sáng tạo. Việc tích hợp AI vào phát triển chuyên môn đòi hỏi giáo viên vừa được trang bị đầy đủ thiết bị hiện đại, vừa có kỹ năng phản biện để sử dụng hiệu quả.

Theo số liệu từ Cơ quan thống kê trung ương Indonesia (BPS), năm 2022, nước này có khoảng 3,1 triệu giáo viên, trong đó 2,5 triệu người thuộc biên chế nhà nước. Tuy vậy, con số này vẫn thấp hơn mức lý tưởng là 4,2 triệu giáo viên.

Tin liên quan
Giáo dục Trung Quốc nỗ lực thích ứng xu thế thời đại công nghệ Giáo dục Trung Quốc nỗ lực thích ứng xu thế thời đại công nghệ

Ngoài số lượng giáo viên, chất lượng luôn là thách thức lớn. Các bài kiểm tra năng lực từ năm 2015-2021 cho thấy, khoảng 81% giáo viên không đạt ngưỡng tối thiểu. Vì vậy, Indonesia liên tục xếp thứ hạng thấp trong Chương trình đánh giá học sinh quốc tế (PISA) nếu xét trên phương diện thành tích của học sinh ở hoạt động học tập.

Dẫu biết việc tích hợp AI, đặc biệt là Open AI, trong nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên sẽ thúc đẩy tính tự chủ trong giáo dục, nhưng chúng ta cần nghiên cứu kỹ để xác nhận liệu phương pháp này có phù hợp hay không.

Để phục vụ mục tiêu này, nhóm nghiên cứu giáo dục tại Cơ quan nghiên cứu và đổi mới quốc gia Indonesia (BRIN) tiến hành hợp tác với Đại học Canberra nhằm nghiên cứu cách giáo viên Indonesia sử dụng OpenAI, nhằm rút ra kết luận tổng quát về việc tích hợp AI vào các phương pháp giáo dục.

Một khảo sát với hơn 3.000 giáo viên Indonesia tham gia cho thấy, có khoảng 55% người sử dụng AI tạo sinh trong giảng dạy và cảm thấy độc lập, thoải mái hơn trong đáp ứng nhu cầu học sinh, đặc biệt ở thời đại số hiện nay. Những giáo viên này sử dụng AI như công cụ đa dạng hoá tài liệu học tập, cũng như soạn thảo các câu hỏi đánh giá năng lực, nhằm thúc đẩy tư duy bậc cao.

Việc sử dụng AI một cách toàn diện không chỉ giúp đơn giản hóa quá trình tạo tài liệu và lập kế hoạch giảng dạy mà còn nâng cao trải nghiệm học tập, khiến giáo dục trở nên hấp dẫn và cá nhân hóa hơn.

Tuy nhiên, các giáo viên lại bày tỏ lo ngại về việc phụ thuộc vào AI sẽ làm giảm kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của học sinh, bởi các giải pháp tức thời từ AI có thể triệt tiêu hứng thú nghiên cứu bài học. Đồng thời, việc khai thác AI quá đà có thể làm giảm tương tác xã hội trực tiếp, vốn là điều kiện quan trọng nhằm phát triển kỹ năng giao tiếp giữa cá nhân học sinh và môi trường học tập.

Nhìn chung, AI có thể đóng vai trò như chất xúc tác cho việc phát triển chuyên môn bằng cách cung cấp phản hồi chân thực cho lớp học mô phỏng, từ đó giáo viên có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho tối ưu nhất.

Bên cạnh đó, AI còn có khả năng bồi đắp kiến thức chuyên môn thông qua cung cấp nội dung tùy chỉnh, giúp giáo viên hiểu rõ hơn các chủ đề phức tạp và áp dụng chiến lược giảng dạy sáng tạo. Cách tiếp cận này không chỉ đáp ứng nhu cầu đa dạng của học sinh, mà còn “dẫn đường” cho giáo viên vượt qua các rào cản giáo dục khác nhau.

Tại Indonesia, việc thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết và ứng dụng thực tế vẫn còn nhiều khó khăn. AI hỗ trợ thu hẹp khoảng cách này bằng cách giúp giáo viên lên ý tưởng và điều chỉnh chiến lược giảng dạy. Bên cạnh đó, việc tích hợp AI vào giáo dục có thể cho phép giáo viên phát triển chuyên môn một cách tự chủ, từ đó giúp cá nhân hóa phương pháp giảng dạy.

Đầu tư vào nghiên cứu AI trong giáo dục vô cùng quan trọng. Điều này không chỉ phản ánh thành quả của cuộc đấu tranh giành độc lập của Indonesia, mà còn đặt nền móng phát triển cho thế hệ tương lai. Jakarta cần phát triển các tiêu chuẩn nghiêm ngặt cho AI trong giáo dục, chú trọng tính tương đồng văn hoá cũng như hiệu quả giảng dạy.

Điều quan trọng là Jakarta cần cân bằng giữa lợi ích và rủi ro của AI trong giáo dục, thúc đẩy sự gắn kết giữa công nghệ hiện đại với tài liệu học tập truyền thống, qua đó góp phần định vị Indonesia như một trung tâm giáo dục và đổi mới công nghệ đầy sôi động.

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam-Đức cập nhật và xây dựng phương hướng hợp tác khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

Bộ Khoa học và Công nghệ đã có các cuộc làm việc với Bộ Giáo dục và Nghiên cứu liên bang Đức (BMBF), một số ...

Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Định vị Việt Nam trên bản đồ công nghệ

Công nghệ bán dẫn và trí tuệ nhân tạo (AI) đang ảnh hưởng đến đời sống kinh tế xã hội trên toàn thế giới và ...

Công bố Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2024

Công bố Giải báo chí 'Vì sự nghiệp Giáo dục Việt Nam' năm 2024

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn ghi nhận, báo chí luôn đồng hành, chia sẻ với ngành Giáo dục. Giải báo chí toàn quốc ...

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Doanh nghiệp Hàn Quốc quan tâm thúc đẩy đầu tư vào Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ cao, công nghệ bán dẫn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, phát triển quan hệ với Hàn Quốc là ưu tiên hàng đầu trong đường lối đối ...

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về trung tâm giao dịch khí đốt với Nga, dự định thành lập công ty

Thổ Nhĩ Kỳ lên tiếng về trung tâm giao dịch khí đốt với Nga, dự định thành lập công ty

Ngày 20/8, Bộ trưởng Năng lượng Thổ Nhĩ Kỳ Alparslan Bayraktar tuyên bố, Ankara và Moscow không có bất kỳ vấn đề nào liên quan ...

(theo Asia News)