TIN LIÊN QUAN | |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư | |
WEF Davos 2016 bỏ ngỏ nhiều vấn đề "nóng" |
Dù còn chưa thống nhất về thời điểm và quá trình phát triển, nhưng cuộc cách mạng này đã khởi phát, gắn liền với sự phát triển đột phá trong lĩnh vực công nghệ thông minh.
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự và có bài phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang phát triển mạnh trong vài năm gần đây khi nhu cầu tìm kiếm một phương thức sản xuất mới hiệu quả hơn và bền vững hơn ngày càng trở nên cấp thiết để ứng phó hiệu quả với khủng hoảng tài chính, thách thức biến đổi khí hậu, già hoá dân số…
Xác định rõ tác động tới Việt Nam
Dù cuộc cách mạng này đang ở giai đoạn khởi phát, còn nhiều điều mới mẻ, nhưng hết sức quan trọng đối với các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia đi sau, đang ở giai đoạn học hỏi, phát triển như Việt Nam.
Hội thảo “Cuộc Cách mạng sản xuất mới và hàm ý chính sách” do Bộ Ngoại giao và OECD tổ chức ngày 16/6 là nơi mà các chuyên gia OECD, đại diện các cơ quan hoạch định chính sách, các viện nghiên cứu và doanh nghiệp Việt Nam thảo luận, cùng trao đổi làm rõ thông tin về các vấn đề liên quan.
Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nêu rõ các vấn đề mà Việt Nam cần sự chia sẻ từ các chuyên gia OECD để có thêm những cái nhìn tổng quát, chiến lược nhằm thích ứng và nắm lấy cơ hội cũng như tìm cách vượt qua thách thức thời đại từ cuộc cách mạng công nghiệp lần này.
Các diễn giả tham gia phiên thảo luận. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Một là, nhận diện rõ các đặc điểm cơ bản của cách mạng sản xuất mới, từ đó đánh giá cuộc cách mạng sản xuất này sẽ mang đến những cơ hội cũng như những thách thức, rủi ro nào đối với sự phát triển của các quốc gia, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam?
Hai là, dưới tác động của cách mạng sản xuất mới, trên thế giới đang diễn ra những thay đổi gì về tư duy, mô hình và chính sách phát triển để đón nhận cơ hội và giảm thiểu tác động không thuận của cuộc cách mạng sản xuất này.
Ba là, Việt Nam cần làm gì để phát huy hiệu quả tiềm năng và lợi thế của mình, đặc biệt là tiềm năng của lực lượng lao động trẻ dồi dào, từ đó tranh thủ tốt nhất cơ hội và lợi ích của cách mạng sản xuất mới?
Nhận diện cuộc cách mạng mới
Cũng như ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đây, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang làm thay đổi căn bản tư duy, phương thức sản xuất và tiêu dùng. Thực chất cách mạng công nghiệp lần này là tái tổ chức sản xuất trên cơ sở tích hợp các công nghệ mới dựa trên nền tảng công nghệ thông tin như hệ thống thực-ảo, điện toán đám mây, dữ liệu lớn, robot, in 3D, cảm biến…. Việc kết nối các quy trình và các nhân tố sản xuất trong môi trường internet và tự động hoá khiến cho sản xuất trở nên thông minh, tích hợp, linh hoạt và thân thiện với môi trường.
Toàn cảnh Hội thảo. Ảnh: Tuấn Anh/TGVN |
Thứ trưởng Bùi Thanh Sơn dẫn quan điểm của Giáo sư Klaus Schwab, Chủ tịch Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã viết trong cuốn sách của ông về Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 lưu hành tại Hội nghị WEF Davos đầu năm 2016. Cuốn sách cho rằng, đây thực sự là một cuộc cách mạng về sản xuất, tức là cách mạng về cách thức con người tạo ra của cải vật chất. Có một dự báo cho rằng cuộc cách mạng sản xuất mới sẽ tác động sâu sắc và nhiều chiều đến sự phát triển của các quốc gia cả về chính trị, an ninh, kinh tế, môi trường, văn hoá và xã hội.
Sau khi kết thúc đàm phán hoặc ký các FTA thế hệ mới như TPP, EVFTA, EAEU…, Việt Nam đang tiến vào giai đoạn phát triển rất quan trọng, đòi hỏi đổi mới mạnh mẽ tư duy và quyết tâm rất cao nhằm đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với không gian phát triển mới được mở ra từ hội nhập quốc tế sâu rộng và lực lượng lao động trẻ dồi dào, cần cù và có khả năng tiếp cận nhanh với công nghệ, Việt Nam có cơ hội lớn về tiếp cận và bước vào cuộc cách mạng sản xuất mới đang diễn ra trên thế giới.
Tuy nhiên, theo Thứ trưởng, Việt Nam hiểu rõ cách mạng sản xuất mới đang đặt ra nhiều thách thức mới đối với các nước đang phát triển như Việt Nam. Đó là thách thức tụt hậu xa hơn, lao động chi phí thấp mất dần lợi thế, khoảng cách công nghệ và tri thức nới rộng hơn dẫn đến phân hoá xã hội sẽ sâu sắc hơn…
Tại đây, Chuyên gia kinh tế, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, Giáo sư Trần Đình Thiên cùng chia sẻ quan điểm này và khẳng định “hiện tại, chính thời điểm này là lúc để Việt Nam học hỏi và tìm cách bứt phá”.
Việc nghiên cứu thấu đáo để nhận diện bản chất và tác động của cách mạng sản xuất mới là hết sức cần thiết. Có thể ghi nhận tính việc hội thảo đưa vấn đề cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những hàm ý liên quan đến Việt Nam là một dấu mốc mới về sự quan tâm và nỗ lực của Việt Nam đối với thời đại kinh tế mới, ông Thiên bày tỏ.
Nâng cao năng suất và phát triển bao trùm ở khu vực Đông Nam Á Đó là chủ đề của Diễn đàn Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) về khu vực Đông Nam Á vừa diễn ... |
ASEAN "đi tắt đón đầu" nhờ áp dụng công nghệ mới Các nước ASEAN có tiềm năng để bắt kịp các quốc gia đang phát triển khác bằng cách áp dụng công nghệ mới để thay ... |
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư “Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư sẽ làm thay đổi các nền tảng của xã hội chúng ta”. |