TIN LIÊN QUAN | |
Đậm đà Tết Việt ở Frankfurt am Main | |
Đón Tết cổ truyền Việt Nam tại Nigeria |
Người dân đổ xô đi mua vàng ngày vía Thần Tài. (Nguồn: Dân trí) |
Nguồn gốc ngày vía Thần Tài
Thần tài là một vị thần được nhiều gia đình người Việt thờ cúng, đặc biệt là ở những gia đình kinh doanh, buôn bán. Thần tài giúp bảo vệ của cải, đem tài lộc may mắn đến cho gia chủ. Về ngoại hình, Thần tài thường tay cầm kim ngân lượng (vàng), bạc, đầu đội mũ mão, trang phục nghiêm chỉnh.
Về nguồn gốc ngày vía Thần Tài, T.S Đinh Đức Tiến, khoa Lịch sử, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn cho biết, có ít nhất 2 câu chuyện được dân gian lưu truyền lại.
Tượng Thần Tài thường được để ở nơi có nhiều bụi. Bởi theo quan niệm dân gian, chính bụi bặm sẽ đem lại tiền tài.
Theo một điển tích của Trung Quốc, được ghi chép trong "Sưu thần ký, có người lái buôn tên là Âu Minh, đi qua hồ Thanh Thảo được thủy thần cho một người hầu tên là Như Nguyệt. Sau khi đem Như Nguyệt về nhà được vài năm thì Âu Minh ăn nên làm ra, trở nên giàu có
Một hôm, vào ngày mồng một Tết, không biết vì lý do gì Âu Minh đánh Như Nguyệt, cô sợ quá chui vào đống rác ở góc nhà. Vợ Âu Minh không để ý nên vô tình quét nhà hót luôn cả đống rác có Như Nguyệt bên trong đổ đi. Từ đó về sau, nhà Âu Minh lại nghèo. Người ta đồn rằng, Như Nguyệt chính là thần tài và lập bàn thờ để thờ.
Một câu chuyện khác, theo truyền thuyết từ xưa, Thần Tài là vị thần sống trên trời, trong một lần xuống dưới hạ giới do uống rượu say, đầu va vào đá nên không nhớ mình là ai. Trong quá trình lưu lạc dưới nhân gian, quần áo Thần Tài mặc trên người bị người dân đem đi bán. May thay, khi Thần Tài đi lang thang ăn xin thì được một cửa hàng bán gà, vịt mời Thần Tài ăn, từ đó cửa hàng này đông nghịt khách hàng.
Được một thời gian, người bán hàng thấy Thần Tài chẳng làm gì mà suốt ngày được ăn uống ngon, lại toàn dùng tay ăn bốc, người thì bốc mùi. Nghĩ Thần Tài sẽ làm khách sợ không dám đến ăn và hao phí đồ ăn cho người ăn mày nên người bán hàng mới đuổi Thần Tài đi. Quán đối diện thấy vậy liền mời Thần Tài vào ăn, kỳ lạ thay mọi người lại kéo hết sang quán này ăn.
Người dân khu vực đó thấy Thần Tài không có quần áo mặc nên dẫn đi mua. May mắn thay, Thần Tài tìm lại được đúng quần áo của mình. Sau khi mặc quần áo, đội mũ nón, thì Thần Tài nhớ lại mọi chuyện và bay về trời. Mọi người coi Thần Tài như là báu vật và lập bàn thờ, tôn thờ từ đó.
Vàng vốn dĩ là thứ tài sản quý. (Nguồn: Dân trí) |
Mua bán vàng đầu năm
Vào mùng 10 tháng Giêng hàng năm, người Việt thường đổ xô đi mua vàng với mục đích cầu tài lộc. Người ta mua vàng và tích trữ trong nhà mong muốn có một năm sung túc, dồi dào tiền bạc, vận may. Càng mua được nhiều vàng, họ càng tin rằng năm mới sắp tới sẽ có nhiều của cải.
T.S Đinh Đức Tiến cho biết: “Xưa kia, vàng vốn dĩ là thứ tài sản quý. Với người Việt, vì không có tài sản ngoại tệ nên các tiểu thương chỉ có một vật thiết thân nhất và có thể lưu giữ lại đó chính là vàng. Không chỉ mang giá trị lớn, vàng còn là tài sản cố định cho đến cuối cùng”.
Ngoài ra, việc buôn bán vàng còn đóng vai trò như một thước đo, đánh giá việc kinh doanh, buôn bán sau một năm ròng.
T.S Đinh Đức Tiến giải thích: “Trong bối cảnh xã hội xưa, vào ngày đầu năm mới, khi bắt đầu khởi động công việc kinh doanh mới, người ta thường lấy số tiền lãi của năm ngoái để đầu tư. Nhưng để tránh mất giá, tiền lãi thường được đầu tư thành vàng để đảm bảo nguồn tiền. Nhỡ khi sa cơ lỡ vận, vàng sẽ được quy đổi ngược thành tiền để giúp giải quyết công việc”.
“Nhưng có một điều cần làm rõ: trước đây, việc mua bán vàng chưa hẳn trở thành “trào lưu” như bây giờ mà chỉ giới hạn ở giới thương nhân, lái buôn. Khi “phú quý sinh lễ nghĩa”, khi bắt đầu ăn nên làm ra, người ta bắt đầu mua vàng nhiều hơn vào đầu năm”, T.S Đinh Đức Tiến nói thêm.
Bàn thờ Thần Tài Bàn thờ Thần tài không được đặt ở trên cao như bàn thờ gia tiên. Bàn thờ thường dán giấy đỏ, để ở một góc hay một xó nào đó. Có thể có bài vị nhỏ, hai bên bài vị có câu đối: Thổ năng sinh bạch ngọc (Đất hay sinh ngọc trắng) Địa khả xuất hoàng kim (Đất khá có vàng ròng) Trên đỉnh bàn thờ, lắp hai ngọn đèn (được thắp sáng khi thắp hương). Hai bên, phía bên trái (từ ngoài nhìn vào) là ông Thần tài, phía bên phải là Thần Thổ Địa. Ở giữa hai ông là một hũ gạo, một hũ muối và một hũ nước đầy. Ba hũ này chỉ đến cuối năm mới thay. Giữa bàn thờ là một bát nhang, bát nhang này khi bốc phải theo một số thủ tục nhất định. Để tránh động bát nhang khi lau chùi bàn thờ, người ta dán bát nhang xuống bàn thờ bằng keo, băng dính... Nên đặt lọ hoa bên tay phải, đĩa trái cây bên tay trái. Thường nên cắm hoa hồng, hoa cúc hoặc hoa đồng tiền. Trái cây nên sắp đủ ngũ quả (5 loại trái cây). Ngày thường, lễ cúng đơn giản, chỉ có trầu nước và trái cây. Còn trong các dịp giỗ tết, các ngày sóc vọng, người ta thường bày lễ mặn. |