TIN LIÊN QUAN | |
Đưa tri thức vào doanh nghiệp: Chung một mối lo, chung một khát vọng | |
Hoan nghênh Canada hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa |
Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), chia sẻ quan điểm của mình tại hội thảo bàn về "Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) - dưới góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp" ngày 11/7.
Ông cũng cho biết thêm, Chính phủ vẫn chủ trương tổ chức đấu thầu các dự án lớn và DNNVV sẽ được trao quyền nếu có khả năng.
Dự luật nhiều kỳ vọng
Theo ông Michael Trueblood, Giám đốc Văn phòng Phát triển kinh tế và điều hành USAID Việt Nam, trên thực tế, DNNVV đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của hầu hết các quốc gia trên thế giới, là động lực tăng trưởng, xương sống của nền kinh tế...
Để duy trì và tăng cường sức sản xuất và vận hành của nền kinh tế, hầu hết các nơi đều phải dựa vào nguồn nội lực, chính là các doanh nghiệp bản địa mà đa phần là các DNNVV. Nhiều bài học thành công tại Ba Lan, Chile hay Ghana đã chứng minh thực tế rằng DNNVV hoàn toàn có khả năng trở thành động lực phát triển tại các thị trường mới nổi.
Toàn cảnh Hội thảo "Dự thảo Luật Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ngày 11/7. (Ảnh: Quỳnh Hương/TGVN). |
Theo số liệu từ VCCI và USAID, cộng đồng DNNVV đang đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Việt Nam với khoảng 45% vào GDP, 31% vào tổng số thu ngân sách và chiếm khoảng 35% vốn đầu tư của cộng đồng DN nói chung, gần 50% vào tốc độ tăng trưởng kinh tế quốc gia hàng năm, tạo ra 51% tổng số việc làm. Chính phủ đề ra mục tiêu có 1 triệu doanh nghiệp vào năm 2020. Rất nhiều nhóm chính sách trợ giúp cho sự phát triển của các DNNVV đã được ban hành. Tuy nhiên, trên thực tế, hiệu quả của nhiều chương trình hỗ trợ chưa được như mong muốn.
Để tạo chuyển biến thực chất cho việc hỗ trợ này, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập sâu rộng như hiện nay, Việt Nam đã xác định nhu cầu cần thiết xây dựng một đạo luật hỗ trợ DNNVV. Dự kiến, Quốc hội sẽ cho ý kiến về Dự thảo Luật này tại kỳ họp thứ 2, tháng 10/2016. Một dự luật có nhiều đột phá nhằm thực sự tạo thuận lợi cho các DNNVV đang được nhiều người kỳ vọng.
Nhỏ và siêu nhỏ cũng cần luật
Ý kiến ông Lộc chia sẻ ở trên có lẽ là để giải đáp cho vấn đề không mới của những start-up hiện đang gặp rất nhiều khó khăn. Đã từng có lãnh đạo của một start-up chia sẻ rằng họ làm cái gì cũng phải rất nhanh, mới lạ và đột phá. Tuy nhiên khi nhanh thì cơ chế lại chạy không kịp, những cái mới lạ thì gần như chưa có trong luật.
Nhiều sự bất cập đến từ sự không rõ ràng của hệ thống luật nên các doanh nghiệp nhỏ không có cơ hội để lớn lên. Chẳng hạn, trong quá trình thử nghiệm thì các start-up có thể không cần giấy phép nhưng khi "lớn lên một tí" phải đi xin giấy phép thì lại không được cấp, trở thành doanh nghiệp trái phép hoặc không thể hoạt động,... Bên cạnh đó, so với các doanh nghiệp bình thường thì start-up cũng chẳng có ưu tiên hay hỗ trợ gì thêm.
Ở rất nhiều nước, start-up là lá cờ đầu, mũi nhọn tạo ra khả năng tăng trưởng đột biến cho nền kinh tế. Nếu có cơ chế nuôi dưỡng nhóm doanh nghiệp này, Việt Nam mới có thể vươn ra được tầm thế giới.
Tuy vậy, nhóm doanh nghiệp trên cũng chỉ là một bộ phận trong rất nhiều thành phần thuộc cộng đồng doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam.
Khó khăn trong thi hành
Hoạt động của cộng đồng DNNVV Việt Nam còn tồn tại nhiều bất cập trong phát triển. Vì vậy, Luật hỗ trợ doanh nghiệp càng cần phải được bàn thảo cụ thể, đảm bảo công bằng, minh bạch đối với từng nhóm đối tượng. Chỉ có như vậy mới có thể thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững, đóng góp hiệu quả cho nền kinh tế, cho xã hội.
Rất nhiều khó khăn, bất cập đến cả từ phía Nhà nước và doanh nghiệp cần được Luật chú ý, liệt kê và đưa ra giải pháp một cách cụ thể, minh bạch. Mỗi thành phần hay loại hình doanh nghiệp lại có những khó khăn khác nhau. Thêm nữa, từ ý tưởng đến ban hành luật, rồi thực thi là cả quá trình cần tiếng nói của tất cả các bên.
Để tránh tình trạng “Luật là luật, thực thi lại rất khác” như Chủ tịch Hiệp hội DN tỉnh Thanh Hoá phát biểu, mọi người cần thể hiện trách nhiệm và nghĩa vụ rất cao đối với Luật ngay từ khi còn ở dạng dự thảo.
Luật không chặt chẽ sẽ nảy sinh tiêu cực, cơ chế xin cho trong phát triển kinh tế nên Luật cần chặt chẽ, minh bạch ngay từ đầu. Có thể xảy ra tình trạng, Luật ở Trung ương thì ưu đãi, cởi mở nhưng việc ngấm chính sách chỉ đạo từ Chính phủ xuống địa phương chưa tốt gây ra tình trạng tiêu cực ở cấp dưới.
Dự luật là một bước để giúp DNNVV trong nước nâng cao “sức đề kháng” trước làn sóng hội nhập đang ập tới. Chắc chắn, DN không thể mãi kêu gào “mang tiếng sân nhà nhưng chẳng được bảo vệ”!
Diễn đàn Kinh tế Tư nhân đầu tiên tại Việt Nam Diễn đàn Kinh tế Tư nhân đầu tiên diễn ra ngày 3/6 tại Hà Nội với mục tiêu đóng góp tiếng nói của doanh nghiệp ... |
2000 tỷ đồng hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ Nguồn vốn được kỳ vọng sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trong cơn khát vốn hiện tại. |
Nhà nước và Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Cần tìm tiếng nói chung Nếu không ngồi tới hết Tọa đàm, hẳn sẽ không thể nghe được những lời “gan ruột” của những chủ doanh nghiệp đang phải hàng ... |