Doanh nghiệp và ‘cuộc chiến’ trường kỳ chống Covid-19: Cần những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược

Gia Thành
Đợt bùng phát đại dịch Covid-19 lần thứ tư diễn biến phức tạp đang tác động mạnh mẽ đến doanh nghiệp. Theo các chuyên gia, xác định chống Covid-19 là 'cuộc chiến' trường kỳ, doanh nghiệp cần sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn này.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Doanh nghiệp và ‘cuộc chiến’ chống Covid-19:
Doanh nghiệp đảm bảo thực hiện được vừa sản xuất, vừa cách ly người lao động tại chỗ với phương châm '3 tại chỗ' gồm: sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ. (Nguồn: Thanh Niên)

Nỗ lực vừa sản xuất, vừa phòng dịch

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp là thành phần duy trì và tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy, trong mọi tình huống, luôn cần cân nhắc đến việc đảm bảo duy trì hoạt động của doanh nghiệp.

Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh những tháng qua ở các tỉnh phía Nam cho thấy tính chất của đợt dịch này khác với những lần trước. Vì vậy, khả năng bước ra khỏi "cuộc chiến" chống Covid-19 không thể nhanh chóng như những đợt dịch trước.

Nếu dịch còn kéo dài mà toàn bộ hoạt động sản xuất vẫn đình trệ thì hậu quả cho nền kinh tế và xã hội rất nghiêm trọng. Do đó, phải tìm ra cách chung sống với dịch, sản xuất ngay cả khi có dịch.

Tại TP. Hồ Chí Minh, để hỗ trợ hoạt động sản xuất, UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, thành phố tạo điều kiện và hướng dẫn doanh nghiệp tổ chức sản xuất an toàn trong điều kiện phòng, chống dịch theo 1 trong 4 phương án.

Cụ thể, phương án 1 là tiếp tục thực hiện phương án “3 tại chỗ” hoặc phương án “3 tại chỗ theo kíp” linh hoạt (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất).

Phương án 2 là tiếp tục thực hiện Phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” hoặc phương án “1 cung đường - 2 địa điểm” linh hoạt (người lao động chỉ lưu thông trên 1 cung đường nối 2 địa điểm là nơi làm việc và nơi lưu trú tập trung).

Phương án 3 là cả 2 mô hình “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm”. Cuối cùng là phương án 4 là tổ chức hoạt động theo phương châm “4 xanh” gồm nhân lực xanh, cung đường xanh, vùng sản xuất xanh và nơi ở xanh.

Công ty TNHH Nidec Việt Nam Corpotation (tại Khu Công nghệ cao, phường Tân Phú, TP Thủ Đức) có hơn 6.000 lao động. Hiện tại, Công ty đang thực hiện cả phương án “3 tại chỗ” và “1 cung đường - 2 địa điểm” để đảm bảo vừa phòng chống dịch vừa sản xuất. Vì vậy, số người lao động giảm còn 2.000 người .

Đại diện Công ty Nidec Việt Nam cho biết, số lượng công nhân giảm còn 1/3, trong đó bố trí 500 người thực hiện “3 tại chỗ” và 1.500 lao động còn lại thực hiện “1 cung đường - 2 địa điểm”. Chi phí thuê khách sạn lưu trú cho công nhân rất lớn, ước tính lên đến 40 tỷ/tháng, tiền ăn 35.000/bữa/công nhân.

Đại diện Công ty chia sẻ: "Đối với người lao động ở tại Công ty, yêu cầu sau khi hết ca phải ở phòng, lều đã chỉ định. Không được đi ra khỏi nơi lưu trú, không mua sắm. Thực hiện nghiêm thông điệp 5K, khai báo y tế mỗi ngày. Khi ở khách sạn cách ly tuyệt đối không đi lại giữa các phòng. Bố trí bảo vệ kiểm soát chặt tại các khách sạn.

Đối với xe đưa đón công nhân, không để trùng thời gian đưa đón, tối đa 20 người/xe, có vị trí ngồi cố định, trước khi lên xe tất cả đều phải đo thân nhiệt và yêu cầu không xuống xe trên đường đi…".

Tại Hà Nội, với phương châm “nhanh hơn một bước, cao hơn một mức” trong triển khai các phương án phòng, chống dịch Covid-19, người lao động cam kết thực hiện quy trình “3 tại chỗ” hoặc “1 cung đường, 2 điểm đến”, đảm bảo 5K trong mọi hoạt động, Liên đoàn Lao động các quận, huyện trên địa bàn TP. Hà Nội đã phối hợp với doanh nghiệp triển khai mô hình “vùng xanh doanh nghiệp”.

Ông Hoàng Văn Tiển, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH ABB Power Grids Việt Nam trên địa bàn quận Hoàng Mai thông tin, mặc dù đơn hàng của công ty dồi dào, nhu cầu sản xuất lớn, song đặt tiêu chí sức khỏe người lao động và an toàn sản xuất lên hàng đầu, để thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch Covid-19, công ty đã triển khai làm việc giãn cách, chia 3 ca độc lập, cách nhau 15 phút, không gặp nhau giờ giao ca, đi và về theo lối riêng.

Tất cả công nhân, nhà thầu, khách hàng khi đến công ty đều phải quét QR code, đo thân nhiệt và đeo khẩu trang suốt thời gian làm việc. Đặc biệt, công ty thực hiện xét nghiệm trước khi nhân viên vào nhà máy và thực hiện xét nghiệm định kỳ theo phương pháp RT-PCR cho tất cả người lao động.

Ông Hoàng Văn Tiển cho biết, triển khai mô hình “vùng xanh doanh nghiệp”, công ty cũng đã giao cho Tổ An toàn Covid-19 của doanh nghiệp hướng dẫn, thực hiện, kiểm tra nội quy, kịp thời báo cáo tình hình hàng ngày cho doanh nghiệp và công đoàn cơ sở. Đồng thời, tăng cường tuyên truyền để người lao động tuyệt đối tuân thủ 5K, thực hiện “1 cung đường, 2 điểm đến” và phát khẩu trang cho người lao động trước mỗi ca làm việc.

Doanh nghiệp và ‘cuộc chiến’ chống Covid-19:
Doanh nghiệp bố trí chỗ ăn có vách ngăn cho công nhân để đảm bảo an toàn phòng chống dịch. (Ảnh: Minh Hưng/Tienphong)

Bộc lộ bất cập

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải, việc tổ chức sản xuất theo phương án “3 tại chỗ” tại các khu công nghiệp, khu sản xuất là phương án tốt. Tuy nhiên, dù phương án này đã được áp dụng thành công ở Bắc Ninh, Bắc Giang, nhưng khi triển khai tại các địa bàn khác, nhất là ở 19 tỉnh, thành phố phía Nam, trong đó có TP. Hồ Chí Minh đã bộc lộ bất cập.

Nguyên nhân là có sự khác biệt ở hai khu vực; các khu công nghiệp phía Bắc ít người hơn trong khi ở phía Nam có những khu có tới hàng chục nghìn công nhân. Đặc biệt, ở miền Nam, người lao động đến từ rất nhiều tỉnh, thành phố khác nhau chứ không như ở miền Bắc. Nếu để người lao động ở tại một chỗ quá lâu cũng ảnh hưởng đến tâm lý, từ đó dẫn đến giảm năng suất lao động cùng các vấn đề khác về an sinh xã hội...

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho biết thêm: "Ngoài ra, chi phí để thực hiện phương án '3 tại chỗ' quá cao, nhiều doanh nghiệp không thể tiếp tục duy trì được. Doanh nghiệp cũng lo ngại khi một số quy định của các địa phương còn khác nhau khi phát sinh trường hợp mắc Covid-19 trong khu công nghiệp.

Có địa phương yêu cầu doanh nghiệp đóng cửa ngay cơ sở sản xuất đó trong khi doanh nghiệp đã rất tốn kém để chuẩn bị phương án sản xuất '3 tại chỗ'. Do vậy, có một số doanh nghiệp đã chủ động không làm nữa"

Tại Toạ đàm trực tuyến “Giải pháp cấp bách và lâu dài chống đứt gãy chuỗi cung ứng” diễn ra mới đây, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương Trần Thanh Hải cũng nhận thấy, khi TP. Hồ Chí Minh và 19 tỉnh thành thực hiện cách ly xã hội theo Chỉ thị 16, các doanh nghiệp gần như phải dừng sản xuất ngay lập tức. Dù đã tạo ra lối mở qua cơ chế "3 tại chỗ", "1 cung đường 2 điểm đến" nhưng áp dụng cơ chế này rất khó, đòi hỏi thời gian, chi phí, không phải doanh nghiệp nào cũng triển khai được.

Ông Trần Thanh Hải cho hay, thậm chí, có doanh nghiệp áp dụng '3 tại chỗ' lại trở thành ổ dịch khiến rất nhiều công nhân ở lại nhà máy trở thành F0, doanh nghiệp lại phải tốn kém chi phí để xử lý. Những doanh nghiệp khác nhìn thấy như vậy cũng e dè.

Ngay cả với doanh nghiệp tiếp tục duy trì "3 tại chỗ", nhưng thiếu nguyên liệu, bán thành phẩm do các doanh nghiệp khác cung cấp nên đến một thời điểm việc sản xuất cũng phải lại dừng lại, không tạo ra được sản phẩm cuối cùng.

Sinh mệnh là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế. Giai đoạn khó khăn do đại dịch cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu nhấn mạnh: "Doanh nghiệp dừng sản xuất cũng ví như con người nín thở. Nín thở cũng có giới hạn, tuỳ từng người có thể lâu hay mau. Với cả nền kinh tế thì thời hạn nín thở đó là bao lâu, đến nay là một tháng rồi, liệu có thể chịu thêm 1 tuần, 2 tuần hay 1 tháng nữa không?

Ngay lúc này phải đề ra một sách lược để thoát ra tình trạng này thế nào? Doanh nghiệp cần được sản xuất để duy trì sản lượng, duy trì lực lượng lao động thì chuỗi cung ứng mới phục hồi được”.

Cần những giải pháp lâu dài

Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) TS. Vũ Tiến Lộc nhận định, với tình hình hiện tại, vaccine là giải pháp cứu cánh, nhưng sẽ phải mất vài tháng nữa mới có thể triển khai rộng rãi.

Và kể cả khi đạt được tỷ lệ tiêm chủng 60-70% dân số, dịch bệnh vẫn có thể kéo dài với những biến thể dễ lây lan hơn. Do đó, phải xác định đây là cuộc chiến trường kỳ - cuộc chiến về cả y tế và kinh tế, đòi hỏi phải có những giải pháp lâu dài, có tính chiến lược.

TS. Vũ Tiến Lộc cho rằng: “Chúng ta phải xác định tinh thần là cuộc chiến sẽ trường kỳ, không ai có thể đưa ra dự báo lạc quan lúc này. Do đó, cả Chính phủ và doanh nghiệp đều phải chuyển trạng thái.

Các biện pháp cấp bách không thể kéo dài được, mà phải tính phương án từng bước mở cửa nền kinh tế như thế nào, làm sao để doanh nghiệp vừa phòng dịch vừa sản xuất kinh doanh. Việc này cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải sáng tạo để đưa ra các phương thức mới, thích ứng với yêu cầu của giai đoạn hiện nay”.

Đề cập sâu hơn về các mô hình sản xuất, kinh doanh an toàn trong đại dịch, ông Lộc cho hay, cần phải đề cao vai trò, tính sáng tạo, tính tự chủ và tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp. Đồng thời, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện để doanh nghiệp thực hiện các giải pháp đó và nên có những tiêu chuẩn, quy định rõ ràng, minh bạch áp dụng cho cả nước.

Chủ tịch VCCI khẳng định: "Nếu chỉ áp dụng cứng các biện pháp thì nền kinh tế sẽ không chịu được. Do đó, cần có sự chuyển trạng thái linh hoạt hơn, đề cao vai trò và sự sáng tạo của cơ sở, chấp nhận sự rủi ro. Tất nhiên sinh mệnh là trên hết nhưng cũng không thể coi thường sinh kế.

Giai đoạn khó khăn do đại dịch này cũng là cơ hội tốt để thúc đẩy nhanh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính và thể chế nói chung, bởi đây là lúc dễ tiến tới những đồng thuận hơn trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp.

Thực ra chúng ta không có gói hỗ trợ lớn như các nước được. Vì thế, những hỗ trợ về chính sách, về thị trường chính là gói hỗ trợ lớn nhất với doanh nghiệp. Nếu làm tốt trong giai đoạn này, đây sẽ là sự chuẩn bị tốt nhất cho sự bứt phá vươn lên sau đại dịch”.

Trưởng ban Pháp chế VCCI: Doanh nghiệp cần những gói hỗ trợ lớn chưa từng có

Trưởng ban Pháp chế VCCI: Doanh nghiệp cần những gói hỗ trợ lớn chưa từng có

Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhận định, đại dịch Covid-19 mang đến ...

Doanh nghiệp sẽ được 'bắt mạch, kê đơn' về công nghệ và tiếp thị số để sớm vượt 'bão' Covid-19

Doanh nghiệp sẽ được 'bắt mạch, kê đơn' về công nghệ và tiếp thị số để sớm vượt 'bão' Covid-19

Nhằm mục tiêu nâng cao năng lực trong hoạt động tiếp thị số cho các doanh nghiệp Việt Nam, cũng như xây dựng một mạng ...

Đọc thêm

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Từ ngày 15/6/2024, xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ

Xin cho tôi hỏi theo quy định mới xe ô tô được miễn kiểm định lần đầu phải trả phí lập hồ sơ đúng không? - Độc giả Bích Ngọc
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải ...
70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ - Giấc mơ về một Điện Biên đổi mới, phát triển giàu mạnh đang đến thật gần

Baoquocte.vn. Chiến thắng Điện Biên Phủ 70 năm trước còn mãi vang dội. Điện Biên ngày ấy giờ đã khoác lên mình diện mạo mới, đang dần vươn tầm mạnh mẽ.
Novak Djokovic thuận lợi thi đấu tại Rome Masters 2024

Novak Djokovic thuận lợi thi đấu tại Rome Masters 2024

Khi hai đối thủ lớn nhất là Jannik Sinner và Carlos Alcaraz vắng mặt do chấn thương, Novak Djokovic có nhiều cơ hội vô địch Rome Masters 2024.
Google chi hơn 20 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Google chi hơn 20 tỷ USD cho Apple để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định

Google đã chi hơn 20 tỷ USD cho Apple vào năm 2022 để trở thành công cụ tìm kiếm mặc định trên trình duyệt Safari.
Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024: Giá vàng SJC tăng bất chấp nỗ lực điều hành, bỏ xa giá thế giới; quý kim tiếp tục được ‘đẩy thuyền’

Giá vàng hôm nay 7/5/2024, Giá vàng SJC tăng, cán mốc cao nhất mọi thời đại. Giá quý kim tăng cao trong bối cảnh tâm lý rủi ro được cải thiện.
Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Janet Yellen thừa nhận một điều về đồng Yen, nói Mỹ sẽ tham vấn Nhật Bản

Bộ trưởng Tài chính Mỹ Janet Yellen thừa nhận, đồng Yen có biến động mạnh, nhưng từ chối cho ý kiến về sự can thiệp tiền tệ của Nhật Bản.
Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5: Giá heo hơi tăng rải rác, sức cầu giảm, nguồn cung cũng giảm theo

Giá heo hơi hôm nay 6/5 chung xu hướng tăng trên cả nước, dao động trong khoảng 60.000 - 63.000 đồng/kg.
Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên EU đề xuất 'bóp nghẹt' dòng tiền của Nga, 3 dự án LNG vào 'tầm ngắm'

Lần đầu tiên Liên minh châu Âu (EU) đưa ra đề xuất trừng phạt nhắm vào khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Nga.
Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024: Giá vàng thế giới bế tắc, lộ điểm yếu lớn, vẫn là một khoản đầu tư dài hạn hấp dẫn

Giá vàng hôm nay 6/5/2024 trên thị trường thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng
Khó khăn tứ bề bủa vây, Ukraine vẫn hấp dẫn khó cưỡng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Khó khăn tứ bề bủa vây, Ukraine vẫn hấp dẫn khó cưỡng đối với doanh nghiệp nước ngoài

Theo Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, bất chấp tình hình khó khăn hiện nay, Ukraine vẫn là thị trường hấp dẫn đối với nhiều công ty.
Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Bất động sản mới nhất: Nhà đầu tư ‘chùn tay’ với chung cư, quay sang phân khúc ‘vua’; nhận định thị trường 2024-2025

Không còn hứng thú với chung cư, nhà đầu tư đổ tiền gom đất nền vùng ven; thu hồi hơn 1.400ha đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Bất động sản mới nhất: 3 kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, nhà riêng ngoại thành Hà Nội hút khách, nhà đầu tư đã sẵn sàng ‘xuống tiền’

Kỳ vọng từ Luật Đất đai 2024, hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Sớm hiện thực hóa dự án Thành phố Thông minh Bắc Hà Nội

Lãnh đạo các cơ quan Chính phủ Nhật Bản gần đây liên tục có các chuyến thăm và làm việc với Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Thành phố Thông minh Bắc Hà ...
Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Bộ Xây dựng: Quý I/2024, có 38 dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai

Quý I/2024, số lượng dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai bằng 80,85% với quý IV/2023 và bằng 73,08% so với cùng kỳ năm 2023.
Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Bất động sản mới nhất: Giá đất nền sẽ tăng, lý do chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục, trường hợp cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà

Cần thiết siết hoạt động phân lô bán nền, nguyên nhân chung cư Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng: Chung cư có giá tăng đột biến rất ít và gần như không phát sinh giao dịch

Bộ Xây dựng thừa nhận giá chung cư tại một số nơi ở Hà Nội có tình trạng bị đẩy giá nhưng với giá tăng đột biến có rất ít và gần như không phát ...
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5: Đồng USD mạnh lên so với Yen Nhật

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 7/5 ghi nhận đồng USD ổn định sau khi dữ liệu thị trường lao động gần đây.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5: Đồng USD tiếp tục giảm, Euro diễn biến như mong đợi

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 6/5 ghi nhận USD chứng kiến sự sụt giảm mạnh sau kết quả cuộc họp của Fed.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5: Yen Nhật thoát đáy 34 năm, nhờ đâu?

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 3/5 ghi nhận đồng USD tiếp đà giảm, Yen Nhật biến động mạnh.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5: Yen Nhật có 'sự can thiệp', USD lao dốc

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 2/5 ghi nhận đồng USD giảm, Yen Nhật chốt phiên giao dịch ở mức 154,83/USD.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5: USD tăng mạnh trở lại, Yen Nhật gây bất ngờ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 1/5 ghi nhận đồng USD tăng mạnh trở lại.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4: Yen Nhật vụt tăng, USD 'lép vế'

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 30/4 ghi nhận USD đã sụt giảm trong phiên giao dịch vừa qua, trong bối cảnh Yen Nhật vụt tăng trở lại.
Phiên bản di động