Doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh trên ‘sân nhà’

Tường Vy
Việc doanh nghiệp (DN) Việt Nam cạnh tranh trên thị trường nội địa không chỉ giúp đa dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng mà còn gia tăng năng lực, uy tín của DN trên thị trường quốc tế.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
Doanh nghiệp Việt Nam trước sức ép cạnh tranh trên ‘sân nhà’
Doanh nghiệp Việt Nam có thể vừa học, vừa làm để tự đứng vững và cạnh tranh trên thị trường. (Ảnh minh họa - Nguồn: CT)

Tận dụng cơ hội

Chuyến thăm Việt Nam ngày 10-11/9 vừa qua của Tổng thống Mỹ Joe Biden đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ hai nước. Nền kinh tế Việt Nam nhiều khả năng được hưởng lợi từ các dự án của DN Mỹ và các tập đoàn toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ và xuất khẩu truyền thống như may mặc, thuỷ sản, linh kiện điện tử... Tuy nhiên, cơ cấu nền kinh tế Việt Nam hiện nay phụ thuộc khá nhiều vào DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), trong đó tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI năm 2021 đã lên tới 76,3%.

Tin liên quan
Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/9): EU phụ thuộc Nga, lo ngại thương chiến với Trung Quốc; 5 nước châu Âu tổn thất vì xung đột ở Ukraine Kinh tế thế giới nổi bật (22-28/9): EU phụ thuộc Nga, lo ngại thương chiến với Trung Quốc; 5 nước châu Âu tổn thất vì xung đột ở Ukraine

Lốp xe là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu năm 2022 đạt hơn 2,2 tỷ USD, tăng 22,7% so với năm 2021, chiếm 52,5% tổng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm cao su. Việt Nam đã xuất khẩu lốp xe sang hơn 140 thị trường, trong đó Mỹ vẫn là thị trường chủ lực, chiếm gần 60%. Việt Nam xếp thứ 3 trong những nước cung cấp lốp xe tải nhẹ cho thị trường Mỹ. Tuy nhiên, những cái tên sản xuất lốp xe đầu ngành vẫn thiếu vắng công ty Việt Nam, chủ yếu là các DN FDI như Sailun, Kenda, Bridgestone, Kumho và Yokohama.

Tỷ trọng xuất khẩu của DN Việt Nam trong lĩnh vực này khá khiêm tốn. Năm 2022, CTCP Cao su Đà Nẵng xuất khẩu sang thị trường châu Mỹ tổng cộng 2.264 tỷ đồng (92,8 triệu USD). Tổng doanh thu xuất khẩu của CTCP Công nghiệp Cao su miền Nam đạt 2.383 tỷ đồng (97,7 triệu USD). Trong khi đó, CTCP Cao su Sao Vàng có kết quả kinh doanh khiêm tốn nhất với doanh thu nội địa và xuất khẩu chỉ đạt 915 tỷ đồng (37,5 triệu USD).

Trong bối cảnh Việt Nam và Mỹ vừa nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện, DN Việt Nam có nhiều cơ hội hơn trong việc xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Để tận dụng các cơ hội này, cộng đồng DN Việt Nam không chỉ cần chuẩn bị đáp ứng các tiêu chuẩn, quy định luật pháp của thị trường Mỹ, mà còn cần phải chủ động hơn trong việc kết nối, tìm hiểu nhu cầu của các DN Mỹ thông qua các cơ quan, tổ chức có chức năng thúc đẩy quan hệ kinh tế song phương như Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Hội đồng DN Mỹ-ASEAN (US-ABC).

Trong khi đó, Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là một thị trường tiềm năng đang trong độ tuổi dân số vàng. World Economics dự báo, tới năm 2030, Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) theo sức mua tương đương (PPP) của Việt Nam sẽ tăng lên 2.848 tỷ USD, tăng 85,5% so với 2022.

Với Việt Nam, GDP theo PPP năm 2022 là 1.535 tỷ USD, xếp thứ 23 trên thế giới, lớn hơn một số nền kinh tế như Australia, Hà Lan, Bỉ, Thụy Sỹ, Thụy Điển, Ireland... Xét riêng trong ASEAN, năm 2022, GDP theo PPP của Việt Nam đứng thứ 3, xếp sau Indonesia (4.811 tỷ USD) và Thái Lan (1.835 tỷ USD). Tới năm 2030, ước tính, thứ hạng của Việt Nam sẽ tăng từ vị trí thứ 23 (2022) lên vị trí thứ 15 (2030), vượt qua hàng loạt nền kinh tế như Tây Ban Nha, Saudi Arabia, Canada, Ai Cập... và vượt Thái Lan để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 tại Đông Nam Á.

Bộ Công Thương đánh giá, ngành bán lẻ Việt Nam hiện có quy mô thị trường 142 tỷ USD, dự báo tăng lên 350 tỷ USD vào năm 2025, đóng góp 59% GDP. Nhiều tập đoàn nước ngoài như Central Retai (Thái Lan), Aeon (Nhật Bản), Lotte Mall (Hàn Quốc)… đã đổ bộ vào Việt Nam với hàng loạt đại siêu thị được xây mới thời gian gần đây để đón đầu xu hướng tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng chi tiêu của người dân thời gian tới. Ở lĩnh vực này, DN Việt Nam đã có thể cạnh tranh sòng phẳng với các DN nước ngoài khi tập đoàn Masan bao phủ thị trường với hơn 131 siêu thị Winmart và gần 3.000 cửa hàng Winmart+. Tuy nhiên, nhiều lĩnh vực tiềm năng khác ở thị trường nội địa vẫn đang bị bỏ ngỏ.

Với quy mô dân số đạt trên 95 triệu dân năm 2020 và trên 100 triệu dân vào năm 2030, Việt Nam sẽ là thị trường tiêu dùng hàng dệt may tiềm năng cho các DN. Bên cạnh đó, thu nhập bình quân đầu người tăng lên, cùng với sự gia tăng của nhóm dân số trung lưu hứa hẹn mức chi tiêu cho các mặt hàng may mặc tăng trưởng nhanh hơn. Thống kê cho thấy, chi tiêu cho các mặt hàng may mặc, giày dép chiếm từ 3-4% trong tổng chi tiêu của 1 nhân khẩu trong 1 tháng.

Nâng cao năng lực ngay trên “sân nhà”

Mặc dù thị trường có quy mô không nhỏ, nhưng hiện nay, các DN trong nước vẫn chưa làm chủ được thị trường trong nước, một phần do phải cạnh tranh với hàng nhập khẩu hoặc hàng gia công không rõ xuất xứ, một phần khác do chưa chú trọng đầu tư khai phá thị trường. Tổng doanh thu bán hàng nội địa và xuất khẩu của Tập đoàn dệt may Việt Nam năm 2022 chỉ đạt 17.612 tỷ (722 triệu USD) - con số khá khiêm tốn với ước tính quy mô thị trường tiêu dùng hàng may mặc, giày dép trong nước của Bộ Công Thương (khoảng 7 tỷ USD).

Ngoài những vấn đề nêu trên, ngành dệt may Việt Nam còn thiếu sự liên kết giữa các công đoạn, đặc biệt giữa kéo sợi dệt vải và may mặc. Dệt may Việt Nam đạt thặng dư thương mại đối với sợi và hàng may mặc, nhưng lại thâm hụt lớn đối với vải. Sợi sản xuất ra không được sử dụng trong nước để dệt vải mà chủ yếu để xuất khẩu. Trong khi đó, vải sản xuất trong nước chỉ đáp ứng chưa đến 50% nhu cầu trong nước khiến mỗi năm Việt Nam phải nhập khẩu trên 10 tỷ USD vải các loại.

Hàng may mặc của Việt Nam phụ thuộc lớn vào nguồn cung vải, mẫu mã thiết kế nhập khẩu từ nước ngoài, khiến sản phẩm trong nước khó cạnh tranh với các hãng thời trang nước ngoài như Uniqlo, Zara... Bộ Công Thương đánh giá, công nghiệp hỗ trợ trong ngành may mặc chưa phát triển do chưa thu hút được sự quan tâm của các DN trong nước và nước ngoài, dẫn đến sự khan hiếm nguồn nguyên liệu trong nước.

Việc nhiều DN Việt Nam cạnh tranh trên thị trường nội địa không chỉ giúp đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng, mà còn giảm tình trạng “chảy máu ngoại tệ” và gia tăng sức cạnh tranh của DN trên thị trường quốc tế. Trong bối cảnh Việt Nam có gần 700 DN Nhà nước, đóng góp hơn 29% GDP của đất nước, trách nhiệm đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, nâng cấp dây chuyền công nghệ sản xuất để tiến tới hoàn thiện chuỗi cung ứng khép kín và gia tăng tỷ trọng lợi nhuận/sản phẩm có xu hướng đè nặng lên vai các DN này. Các DN tư nhân mặc dù năng động hơn, hệ thống quản trị hiệu quả hơn nhưng lại thiếu nguồn vốn, sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ và mối quan hệ trên thương trường.

Trong giai đoạn 1999-2002, việc xe máy Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam đã góp phần khiến giá xe máy giảm đáng kể so với giai đoạn trước. Những ngày đầu, xe Trung Quốc vào Việt Nam, người tiêu dùng nhận thấy ngoại hình na ná xe Nhật nhưng giá chỉ bằng một nửa, thời điểm đó giá xe máy 100ml của Nhật là 2.100 USD, trong khi đó giá bán buôn của Lifan chỉ là 700 USD và được bán lẻ với giá khoảng 1.200 USD.

Chiến lược cạnh tranh về giá đã khiến các DN sản xuất xe máy nước ngoài khác như Honda (Nhật Bản), Yamaha (Nhật Bản), Piaggio (Italy), Suzuki và SYM (Đài Loan-Trung Quốc) gặp khó khăn. Hầu hết các hãng xe máy Trung Quốc như Loncin, Lifan, Zongshen… đều là thương hiệu liên doanh với Nhật Bản. Mặc dù sau cùng, các hãng xe máy Trung Quốc đều rút khỏi thị trường do không cạnh tranh được về độ bền bỉ của sản phẩm.

Do thị trường Việt Nam tương đối nhỏ so với thị trường Trung Quốc, Việt Nam khó có thể áp dụng chính sách của Trung Quốc trong việc bắt buộc các DN FDI phải liên doanh với DN nội địa và bàn giao công nghệ. Chính sách này mặc dù có thể giúp Trung Quốc duy trì tốc độ tăng trưởng GDP xấp xỉ 9-10%/năm trong nhiều chục năm qua, nhưng nó lại hạn chế sự sáng tạo của các DN, dẫn tới sức cạnh tranh của DN suy giảm dần theo thời gian. Việt Nam có thể cân nhắc phương hướng phát triển khác như vừa học, vừa làm… để có thể tự đứng vững và cạnh tranh trên thị trường.

Theo kết quả khảo sát người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2023 do Hội DN hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện, thị trường hàng tiêu dùng Việt Nam đang dần phát triển thực sự về chiều sâu. Thị trường “sân nhà” đang là “miếng bánh béo bở” mà các DN ngoại đều khao khát. Do đó, DN Việt cần nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh để giữ và chiếm lĩnh thị trường nội địa.

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Brunei trong lĩnh vực thủy sản

Kết nối doanh nghiệp Việt Nam – Brunei trong lĩnh vực thủy sản

Sáng 14/8, Đại sứ Việt Nam tại Brunei Darussalam Trần Anh Vũ đã tiếp ông Trần Văn Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế ...

Tiếp lửa cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Tiếp lửa cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam tăng sức cạnh tranh

Ngày 29/8, Viện Nghiên cứu Chiến lược Thương hiệu và Cạnh tranh phối hợp với Vụ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Ban Kinh ...

Đại sứ Saudi Arabia 'bật mí' về chuyến đi khám phá Việt Nam của đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay

Đại sứ Saudi Arabia 'bật mí' về chuyến đi khám phá Việt Nam của đoàn doanh nghiệp lớn nhất từ trước đến nay

Đại sứ Saudi Arabia tại Việt Nam Mohammed Ismaeil A. Dahlwy trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam về đoàn doanh nghiệp ...

Bất động sản mới nhất: Sức hút từ Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, tiềm năng lớn ở Móng Cái

Bất động sản mới nhất: Sức hút từ Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, tiềm năng lớn ở Móng Cái

Cơ hội cho nhà đầu tư ở thị trường Tây Nam Bộ, ngày càng nhiều người nước ngoài muốn mua nhà tại Việt Nam, nhiều ...

Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?

Tăng sức cạnh tranh của thương hiệu dệt may Việt trên thị trường quốc tế bằng cách nào?

Dù là một trong những quốc gia xuất khẩu hàng đầu về dệt may với kim ngạch mỗi năm hàng chục tỷ USD nhưng các ...

Xem nhiều

Đọc thêm

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng là không tăng?

Giá cà phê hôm nay 14/11/2024: Giá cà phê kéo dài đợt tăng giá, trong nước mức giá cao mới đã trở lại, xuất khẩu toàn cầu tăng nhưng thật ...
Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024: VinFast nắm giữ ngôi vương

Top 10 thương hiệu ô tô bán chạy nhất tháng 10/2024, VinFast nắm giữ ngôi vương với 11.000 chiếc được bán ra, xếp thứ 2 là Toyota.
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Đức tiếp tục trì trệ… là những tin kinh tế thế giới ...
Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Thăm Iran, lãnh đạo IAEA kỳ vọng gì về chương trình hạt nhân của Tehran?

Ngày 13/11, Tổng giám đốc Cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế đến thủ đô Tehran để hội đàm với các quan chức cấp cao Iran về chương trình ...
Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Dự kiến tổ chức bầu cử đầu năm 2025, chính trường Đức đứng trước thay đổi lớn

Thủ tướng Đức Olaf Scholz kêu gọi các chính đảng trong cơ quan lập pháp tiếp tục hợp tác thông qua các dự luật quan trọng trước cuộc bầu cử ...
Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Hội nghị thượng đỉnh G20: Vượt qua lời hứa, đến lúc thực thi

Chưa đầy một tuần nữa, cả thế giới sẽ chuyển sự chú ý sang Brazil, nơi các nhà lãnh đạo G20 nhóm họp.
Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Kinh tế thế giới nổi bật (8-14/11): Nga-Iran bắt tay đối phó trừng phạt, Mỹ gây khó châu Âu, Trung Quốc lần đầu phát hành nợ bằng USD

Nga-Iran chính thức kết nối mạng lưới liên ngân hàng, Mỹ sẽ gây bất lợi cho châu Âu, Đức tiếp tục trì trệ… là những tin kinh tế thế giới nổi bật.
Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Hậu bầu cử, Đức thêm 'đòn đau' vì hai từ yêu thích của ông Trump, Mỹ và châu Âu có nhiều thứ để mất

Với việc ông Trump tái đắc cử tổng thống Mỹ đã khiến nhiều doanh nghiệp châu Âu lo ngại về làn sóng thuế quan dẫn đến chiến tranh thương mại.
Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?

Trung Quốc bất ngờ phát hành nợ bằng đồng USD, địa điểm khá bất thường, vì sao Bắc Kinh lựa chọn như vậy?

Trung Quốc đang chào bán trái phiếu định giá bằng đồng USD tại Saudi Arabia, lần đầu tiên của quốc gia này kể từ năm 2021.
Giá vàng hôm nay 14/11/2024: Giá vàng ngừng 'thoái lui', nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024: Giá vàng ngừng 'thoái lui', nên mua hay bán? Cơ hội tốt để tích lũy, cần lưu ý một điều

Giá vàng hôm nay 14/11/2024 'xoay mình' bật tăng nhờ hoạt động mua vào các nhà đầu tư, vượt trên mốc 2.600 USD/ounce.
Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời

Hậu bầu cử Mỹ: Không hài lòng một điều, ông Trump tuyên bố châu Âu phải 'trả giá đắt'; có lĩnh vực không thể tách rời

Khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, các chính sách thuế quan mà ông cảnh báo ở thời điểm tranh cử khiến thế giới lo ngại. Châu Âu không ngoại lệ.
Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024: Giá vàng 'bốc hơi dữ dội', vắng khách mua, Việt Nam và thế giới cùng... đau đầu

Giá vàng hôm nay 13/11/2024 ghi nhận giảm xuống mức thấp nhất gần hai tháng khi đồng USD mạnh lên.
Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Bất động sản mới nhất: Danh sách dự án chung cư giá cao ngất tại Hà Nội và TPHCM, làm gì khi mua phải đất ‘dính’ quy hoạch?

Loạt dự án chung cư giá tăng vọt tại Hà Nội và TPHCM, Cần Thơ kiểm kê đất đai chuyên đề về sân golf… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững

Giải thưởng Nhà môi giới bất động sản Việt Nam nhằm tôn vinh các cá nhân có đóng góp tích cực, nỗ lực thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển bền vững.
Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Bất động sản mới nhất: Mặc kệ tồn kho ngày càng lớn, giá vẫn tăng vù vù, thị trường vào mùa cuối năm, bảng giá 14 chung cư vừa mở bán

Tồn kho ngày càng lớn, giá chung cư tại TPHCM chạm 80 triệu đồng/m2, Hà Nội thu hồi hơn 7.100 m2 đất… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Bất động sản mới nhất: Có hiện tượng đầu cơ ‘thổi giá’, đấu giá đất Hà Nội hạ nhiệt, danh sách 8 dự án tại TPHCM được gỡ vướng pháp lý

Thị trường quý III/2024 vẫn xảy ra tình trạng biến động giá cục bộ, đấu giá đất tại Hà Nội hạ nhiệt… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Bất động sản mới nhất: Chung cư từ cũ đến mới liên tục tăng giá, thiết lập mặt bằng mới, TPHCM quy định về diện tích tối thiểu được tách thửa

Giá chung cư tăng mạnh, cục bộ lên tới 40% theo quý, thủ tục chuyển đất trồng hoa màu sang đất thổ cư… là những tin bất động sản (BĐS) mới nhất.
Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Bất động sản mới nhất: Đất nền Vành đai 4 ‘nổi sóng’, Hà Nội đề xuất giá thuê nhà ở xã hội, nguyên tắc đóng góp khi xây lại chung cư

Đất nền Vành đai 4 hút nhà đầu tư, nguyên tắc đóng góp khi xây lại nhà chung cư… là những tin bất động sản mới nhất.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11: USD neo đỉnh một năm, EUR, Yen Nhật giảm mạnh

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 14/11 ghi nhận USD tăng lên mức cao nhất trong một năm so với các loại tiền tệ chính.
Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Nhà đầu tư chứng khoán hồ hởi khi ông Trump trở lại Nhà Trắng, vẫn có lý do đảo ngược đà tăng

Các chỉ số chứng khoán của Mỹ đã lập đỉnh mới, khi các nhà đầu tư kỳ vọng các chính sách của ông Trump.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11: USD tăng vọt, Nhân dân tệ và EUR 'dắt tay nhau' đi xuống

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 13/11 ghi nhận đồng USD đã tăng lên mức cao nhất trong hơn 6 tháng.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11: USD bật nhảy, EUR bị đè nặng bởi nỗi lo từ Mỹ

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 12/11 ghi nhận đồng USD tăng, trong khi đồng EUR giảm xuống mức thấp nhất trong gần 7 tháng.
Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Lần thứ 8 BIDV được vinh danh ‘Thương hiệu quốc gia’

Thương hiệu BIDV có hệ sinh thái gồm hơn 1.100 chi nhánh, phòng giao dịch, các đơn vị thành viên, hiện diện thương mại tại 5 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11: USD có tiềm năng 'phi' tới mốc 106

Tỷ giá ngoại tệ, tỷ giá USD/VND hôm nay 11/11 duy trì ở mức cao khi kết quả của cuộc bầu cử Mỹ ngã ngũ.
Phiên bản di động