TIN LIÊN QUAN | |
Việt Nam, Ấn Độ ủng hộ khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở | |
Khai mạc Liên hoan hữu nghị nhân dân Việt Nam - Ấn Độ năm 2019 |
Ông B.M.Anvar Sadath cùng giảng viên và sinh viên trường Đại học Thương mại. (Ảnh: M.H) |
Thưa ông, quan hệ hợp tác Việt Nam-Ấn Độ ngày càng phát triển mạnh mẽ, trong đó, thương mại là một động lực quan trọng. Ông kỳ vọng vào hợp tác thương mại, đầu tư giữa hai nước thời gian tới?
Từ khi Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ có hiệu lực vào năm 2010, kim ngạch thương mại hai bên đã tăng lên 3.917 tỷ USD vào cuối năm 2012 và đến năm 2015, kim ngạch thương mại Việt Nam - Ấn Độ đã đạt 7 tỷ USD.
Theo số liệu gần đây nhất, thương mại Việt Nam - Ấn Độ trong 10 tháng đầu năm 2019 đạt 9,42 tỷ USD, tăng 3% so với mức 9,18 tỷ USD cùng kỳ năm trước. Trong đó, xuất khẩu từ Việt Nam đạt 5,80 tỷ USD, tăng 2% so với mức 5,7 tỷ USD cùng kỳ, nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 3,62 tỷ USD, tăng 4% so với 3,48 tỷ USD cùng kỳ. Thặng dư thương mại trong 10 tháng đạt 2,18 tỷ USD.
Thương mại song phương tăng đều đặn song vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của cả hai bên. Nhu cầu về đầu tư còn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới, vì tổng giá trị đầu tư hai bên còn nhiều dư địa. Tôi cho rằng, triển vọng hợp tác, kinh doanh, đầu tư giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Ấn Độ còn rất lớn. Thực tế là lãnh đạo hai nước đã nhất trí quyết tâm đạt mục tiêu kim ngạch thương mại song phương đạt 15 tỷ USD vào năm 2020.
Ấn Độ là một trong những nước có thế mạnh về công nghệ. Trong giai đoạn công nghệ số phát triển mạnh mẽ như hiện nay, ông nhìn nhận thế nào về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực này?
Tôi có thể khẳng định rằng, bên cạnh quan hệ chính trị tốt đẹp, hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và Ấn Độ cũng phát triển rất mạnh mẽ. Các công ty Ấn Độ đã đầu tư khoảng 800 triệu USD vào Việt Nam, hiện chúng tôi đang giữ vị trí thứ 27 trong số 125 quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.
Hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ đang phát triển tốt và tiếp tục được củng cố trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ.
Là quốc gia sở hữu hệ thống giáo dục tốt trên thế giới, việc Ấn Độ đầu tư vào lĩnh vực giáo dục dưới hình thức đào tạo tại một số trường đại học nổi danh như Học viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) và Học viện Quản lý Ấn Độ (IIM) sẽ tạo đà phát triển cho ngành giáo dục Việt Nam. Về hợp tác giáo dục, Chính phủ Ấn Độ vẫn duy trì chương trình hàng năm cấp 170 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Ngoài ra, số sinh viên Việt Nam đến Ấn Độ du học theo diện tự túc bắt đầu tăng lên.
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang có những sự bùng nổ trong lĩnh vực công nghệ cao, tạo đà cho công nghiệp sản xuất các sản phẩm công nghệ ở bậc cao hơn trước. Các nhà máy của Việt Nam đã chính thức tham gia xuất khẩu một số mặt hàng với hàm lượng chất xám cao hơn.
Chúng tôi cho rằng, để nắm bắt cơ hội, Việt Nam cần tập trung tốt hơn vào xây dựng môi trường kinh doanh, hoàn thiện chuỗi cung ứng, đầu tư vào các ngành công nghệ cao mà Ấn Độ chính là những người bạn có thể đồng hành.
Ấn Độ có nhiều sự khác biệt về văn hóa so với Việt Nam. Sự khác biệt ấy liệu sẽ mang đến thách thức hay cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với doanh nhân Ấn Độ?
Ấn Độ là một quốc gia đa ngôn ngữ, mỗi bang lại có ngôn ngữ riêng. Hindi là ngôn ngữ duy nhất được công nhận tại quốc gia chúng tôi. Tuy nhiên, trong văn hóa doanh nghiệp Ấn Độ, tiếng Anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất. Tỷ lệ lao động biết tiếng Anh cao, nên việc giao tiếp với người nước ngoài không phải trở ngại. Ngoài ra, tốc độ phát triển xã hội nhanh, chỉ số phát triển con người cao là những lợi thế bổ sung đối với những doanh nghiệp nước ngoài đang tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Ấn Độ.
Tại Ấn Độ, khi bàn về các vấn đề kinh doanh quan trọng, người ta thường thích thảo luận trực tiếp hơn là sử dụng các phương tiện giao tiếp khác như email, điện thoại…
Sự khởi đầu tốt nhất để bắt đầu một cuộc trò chuyện là nói về sự đa dạng của ẩm thực, một cuộc chơi cricket, âm nhạc hoặc lịch sử Ấn Độ. Họ có thể dành hàng giờ để nói về những vấn đề đó.
Mối quan hệ kinh doanh với người Ấn Độ thường dựa trên lợi thế chung. Người Ấn Độ thường coi trọng vai vế, sự riêng tư và đúng giờ. Trong xã hội Ấn Độ, môi trường làm việc của Ấn Độ dựa trên sự phân cấp và thủ tục giữa các cấp quản lý khác nhau. Do tác động của cấu trúc phân cấp của xã hội, hầu hết những người có địa vị cao của Ấn Độ thường coi trọng việc được chào đón đầu tiên ở nơi đông người hoặc trong một cuộc họp, sau đó mới đến những cấp thấp hơn.
Về tiềm năng hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ, tôi đánh giá cao những lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như điện, thiết bị điện tử, đồng, hóa chất vô cơ, hợp chất kim loại quý, cà phê, trà, gia vị, máy móc, lò phản ứng hạt nhân, nồi hơi, sắt thép, cao su, sợi nhân tạo... Ngành sản xuất giày dép và công nghiệp thủy sản cũng đã và đang phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh đó, du lịch cũng được coi là lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong bối cảnh lượng khách du lịch giữa hai nước ngày càng tăng mạnh.
Xin cảm ơn ông!
| Sôi nổi thảo luận tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Ấn Độ 2018 Diễn đàn đã có 4 phiên làm việc tập trung vào các lĩnh vực: Nông nghiệp và chế biến thực phẩm, Năng lượng (năng lượng ... |
| Ấn Độ phản đối miễn áp dụng quy định hạn chế xuất khẩu với thực phẩm nhân đạo Theo quan điểm của Ấn Độ, điều này sẽ giới hạn không gian chính sách của họ. |
| Ấn Độ và tầm nhìn Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương Tầm nhìn Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là sự phát triển và tích hợp từ các chủ trương Láng giềng trên hết, sáng ... |