Ảnh chụp màn hình bài viết về Việt Nam trên Citywire. |
Trang mạng Citywire của Anh ngày 14/10 dẫn lời ông Dominic Scriven, người sáng lập Dragon Capital (công ty điều hành quỹ đầu tư trị giá 983 triệu Bảng Anh vào Vietnam Enterprise Investments, viết tắt là VEIL), cho rằng, Việt Nam tiếp tục củng cố sự hiện diện trong lĩnh vực chế tạo sản xuất trong năm nay.
Điều này cho thấy mối quan tâm ngày càng tăng đối với vấn đề ‘reshoring’ (các tập đoàn đa quốc gia đưa hoạt động sản xuất trở về chính quốc) hầu như không gây ra mối đe dọa nào đối với sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ-Trung Quốc, và đặc biệt sau khi đại dịch Covid-19 lây lan ra toàn cầu, nhiều công ty đã rút ra khỏi thị trường Trung Quốc và nhờ đó, Việt Nam là một trong số những quốc gia ở Đông Nam Á được hưởng lợi.
Một ví dụ là Chính phủ Nhật Bản hồi mùa Hè năm nay thông báo sẽ tài trợ cho một số công ty đầu tư ở trong nước và Đông Nam Á, để giảm sự lệ thuộc vào chuỗi cung ứng của Trung Quốc. 30 công ty đã được chính phủ Nhật Bản giúp để chuyển hướng sang các nước ASEAN khác, kể cả các công ty lớn như công ty hóa chất Shin Etsu. Công ty này đã tăng cường sản xuất tại Việt Nam.
Một trường hợp khác là hãng sản xuất xe hơi Hyundai của Hàn Quốc cũng bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất thứ hai tại Việt Nam, có khả năng sản xuất 100.000 chiếc xe mỗi năm tại Việt Nam.
Theo ông Dominic Scriven, các công ty đang hướng đến Việt Nam “vì họ nghĩ Việt Nam là một bệ phóng vững chắc và đáng tin cậy trong lĩnh vực sản xuất”. Những diễn biến này khiến các nhà quản lý của VEIL, quỹ lớn nhất trong số 3 quỹ tín thác tập trung vào Việt Nam và được niêm yết tại London, tin rằng câu chuyện về sự tăng trưởng dẫn đầu về xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn nhiều hứa hẹn.
Chính phủ Việt Nam cũng đã phản ứng hiệu quả đáng kể với đại dịch. Dominic Scriven khẳng định, việc Việt Nam tránh được hàng chục nghìn ca nhiễm bệnh là điều không có gì phải nghi ngờ nữa.
Theo người sáng lập quỹ Dragon Capital, Việt Nam vẫn đang trên quỹ đạo tăng trưởng giống như Trung Quốc, nhưng bước tiếp theo trong quá trình phát triển của Việt Nam sẽ là phát triển các nhượng quyền thương mại lớn trong nước: “Việt Nam có những lợi thế như quy mô dân số, sức mạnh và năng lượng để có ảnh hưởng vượt ra ngoài bờ biển của mình. Việt Nam đang đóng một số vai trò trong lĩnh vực sản xuất. Chắc chắn, hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng phát triển và chiếm thị phần. Tuy nhiên, những gì chúng tôi chưa thấy là các thương hiệu Việt Nam".
| Truyền thông quốc tế: Việt Nam viết tiếp điều kỳ diệu trong hơn 30 năm Đổi mới TGVN. Trang mạng Modern Diplomacy ngày 13/10 đã có bài viết về “điều kỳ diệu” của Việt Nam thông qua giáo dục đại học. |
| Báo Australia đi tìm lời giải cho thành tích hai lần liên tiếp đánh bại dịch Covid-19 của Việt Nam TGVN. Theo trang ABC News của Australia, Việt Nam lại thành công trong việc dập tắt ‘làn sóng Covid-19 thứ hai’ và là nền kinh ... |
| Báo Australia: Uy tín quốc tế của Việt Nam ở mức cao kỷ lục TGVN. Tờ Asia Pacific News của Australia đã có bài viết đánh giá cao uy tín quốc tế của Việt Nam, nhất là trong các ... |