Độc đáo di sản âm nhạc của người Ba Na

PHƯƠNG THẢO - LÊ NHÀN
Sinh hoạt trên sàn gỗ, quây quần bên đống lửa bập bùng, khi chuếnh choáng với cơn say, những điệu nhạc, lời hát người Ba Na du dương vang lên, đầy mê hoặc và say đắm...
Theo dõi Baoquocte.vn trên
‘Thấm’ âm nhạc Ba Na
Những nghệ nhân biểu diễn cùng nhạc cụ Bana truyền thống.

Mới đây, sân Thái Học của Khu di tích quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám thu hút nhiều du khách đến thưởng thức âm nhạc Ba Na - một hoạt động ý nghĩa do Hội đồng Anh phối hợp với Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam tổ chức.

Trong không gian âm nhạc của người Ba Na, những nghệ nhân tiêu biểu nhất của làng Mơ Hra, xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai đem đến những câu chuyện tình yêu, khung cảnh cuộc sống lao động vất vả nhưng đầy phấn khởi với hy vọng tươi sáng về cuộc sống ấm no, đủ đầy.

Nhạc ở trong đầu, điệu múa ở trong người

Trong thói quen sinh hoạt hàng ngày, sàn gỗ, bếp lửa và ghệ rượu là những thứ không thể thiếu của người Ba Na. Khi men say dần thấm, họ bắt đầu chơi đàn K’ni, cất tiếng hát và lắc lư theo điệu nhạc, rồi đến khi không còn ai để uống cùng nữa, họ nằm tại đó suốt đêm trong những thanh âm còn vang mãi.

Âm nhạc người Ba Na thường thể hiện tình cảm lứa đôi, mà trong tình yêu, một đêm bên nhau là quá ngắn, vì thế bài nhạc Trời sáng quá nhanh đã ra đời trong tiếng nhạc của cây đàn Ting Ning (hay theo tiếng phổ thông là đàn Goong) do nghệ nhân Đinh Văn Minh thể hiện.

Người Ba Na theo mẫu hệ, vì thế những lời ca tình yêu trong bài hát thường do người con gái Ba Na chủ động thể hiện với người con trai trong làng.

Bắt đầu từ cuộc sống lao động, bài hát Khai thác mường rẫy nói về những khó khăn trong mùa đầu tiên, tình yêu chớm nở lúc này thôi thúc người con gái thể hiện tình cảm của mình: “lúc này anh đi lên nương làm rẫy, chặt cây rừng làm chòi, em cảm thấy thương anh rất là nhiều”.

Và khi đã thích anh thật rồi, người con gái cất lời hát Tỏ tình ngỏ ý muốn cưới anh về làm chồng: “em thích anh, anh giỏi lắm, chúng mình hãy về với nhau, chúng mình hãy thương yêu nhau để lo cho con cái sau này, để gia đình được trọn vẹn”.

Rồi khi người con trai đồng ý lời yêu ấy, cô gái tiếp tục những lời hát với nụ cười tươi trên môi.

Trong suốt những giai điệu du dương đậm vị ngọt của tình yêu ấy, người Ba Na nhịp nhàng đôi chân theo điệu múa Xoang Tây Nguyên độc đáo của mình. Một bước tới, hai bước lùi, khi ngọn lửa bùng lên và những đôi bàn tay nắm chặt, kết thành vòng tròn lớn, người Ba Na hòa lại với nhau, không phân biệt lớn nhỏ, nam nữ.

Không rõ bắt đầu từ đâu và hình thành từ khi nào, điệu nhạc điệu múa ấy đã thấm nhuần trong huyết quản của những chàng trai, cô gái Ba Na.

Chỉ biết rằng người Ba Na tương truyền câu chuyện ông bà xưa lấy nhau “chồng 45 năm (45 tuổi), vợ 32 năm (32 tuổi), đẻ con được 7 năm rồi sáng tác ra bài hát đó, rồi ông này truyền tới bà kia, bà kia mất rồi truyền cho bà nội, bà ngoại, cho bố, cho con, cho anh, cho em, thằng em yếu rồi thì cho thằng cháu…”. Có bài hát đã lên tới 100 năm tuổi, được truyền hết đời này đến đời khác.

Trong một lần biểu diễn ở Hà Nội, nghệ nhân Đinh Văn Minh chia sẻ, mỗi lần được các cụ già trong làng mời ngồi chung, anh sẽ lên nhạc, họ hát rồi anh đánh theo: “Mình giữ luôn trong đầu rồi về rèn lại nguyên bài đấy, có dịp mình sẽ đem ra”.

Dù là biểu diễn trong hay ngoài làng, những điệu nhạc này vẫn giữ nguyên trong đầu anh như vậy: “Nhạc ở trong đầu mình rồi, điệu múa ở trong thân mình rồi, ở địa điểm nào cũng thế, không có gì khác nhau”.

‘Thấm’ âm nhạc Ba Na
Nghệ nhân Đinh Thị Mênh và nghệ nhân Đinh Văn Minh thể hiện bài hát “Khai thác mường rẫy”.

“Muốn giữ được nó, phải để cho nó sống”

Từng điệu nhạc, lời hát với những nhạc cụ mộc mạc, truyền thống như đàn K’ni, đàn Ting Ning, những ống tre, ống nứa... được người Ba Na lưu giữ từ đời này đến đời khác theo một cách thức rất đặc biệt.

Chúng không được ghi lại thành nốt nhạc trên giấy, mà thông qua các hoạt động giao tiếp, sinh hoạt hằng ngày của làng như những dịp cúng, lễ tết, hội mừng lúa mới...

Những đứa trẻ cứ thế lớn lên trong thanh âm du dương cùng những điệu múa, tiếng hát, tiếng đàn, tiếng cồng chiêng, rồi bắt đầu bắt chước, nhảy theo, hát theo. Tiếng đàn, điệu múa dần ngấm vào người và khi đến tuổi trưởng thành là chúng tự biết biểu diễn.

Người Ba Na ở vị trí khá khuất trong huyện và sống theo cộng đồng làng, ít tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Vì vậy, những giá trị văn hóa, phong tục tập quán còn gần như nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng bởi văn hóa ngoại lai và sự phát triển của công nghệ thông tin hiện nay.

Quan trọng hơn nữa, bà con người Ba Na rất trân quý và có ý thức bảo tồn giá trị truyền thống của mình.

Không chỉ bảo tồn mà người Ba Na còn không ngừng phát huy những giá trị văn hóa ấy bằng cách sáng tác thêm những bài hát mới, vận động bà con đi học rồi về lại truyền cho con cháu làm phong phú, giàu có hơn kho tàng văn hóa cho cộng đồng và xã hội. Chẳng hạn như, Bài ca về thổ cẩm hát trong hoạt động dệt thổ cẩm hàng ngày của các cô người Ba Na; Bài ca giao thông khuyến khích bà con giữ đúng luật giao thông.

Các chị, em, các cháu truyền nhau hát bài Ơn Đảng Nhà nước, Mừng đất nước giải phóng, Mừng Đảng mừng Xuân và nhiều bài hát khác để mừng những ngày hội lớn của đất nước.

Nhạc cụ cũng được cải tiến để thể hiện các dòng nhạc và bài hát khác nhau, theo lời anh Minh kể, đàn Ting Ning trước đây chỉ có một dây, nhưng bây giờ bây giờ có thể có đến 13 dây, 18 dây.

Chính quyền địa phương tại huyện Kbang hiện nay có nhiều hoạt động hỗ trợ bà con bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa hiện tại.

Ông Đinh Đình Chi, Trưởng phòng Văn hóa thông tin của huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, chia sẻ: “Chính quyền địa phương khi tổ chức các chương trình, sự kiện nào đó đều đưa hoạt động múa hát cồng chiêng của người Ba Na vào. Chương trình văn nghệ trong 30 phút đầu tiên ở địa phương ưu tiên dành riêng cho người Ba Na biểu diễn.

Chúng tôi cũng đưa âm nhạc Ba Na vào các hoạt động ngoại khóa trong nhà trường. Hiện nay, hầu như tất cả bà con trong làng đều biết đánh cồng chiêng, trong làng đã có 24 nghệ nhân được công nhận”.

Chia sẻ thêm về kế hoạch phát triển bản làng của dân tộc Ba Na, ông Chi cho biết hình thức du lịch cộng đồng hiện đang là chủ đề nóng trên địa bàn, với tài nguyên sẵn có và điều kiện khai thác du lịch thuận lợi, làng Mơ Hra rất có triển vọng mở rộng phát triển du lịch trong tương lai.

Câu chuyện về bảo tồn di sản và đem di sản đi biểu diễn thật sự được các già làng và các nghệ nhân nghiêm túc quan tâm. Họ ngồi lại với nhau để lựa chọn những bài biểu diễn phù hợp.

Ông Chi nhấn mạnh: “Điều quan trọng nhất để bảo tồn các bài dân ca Ba Na mang đậm âm hưởng dân tộc chính là môi trường diễn xướng. Muốn giữ được nó thì phải cho nó sống, khiến nó gắn liền với đời sống, từ cuộc sống tinh thần đến sinh hoạt, ăn ở... phải tạo ra bài nhạc gắn liền với đời sống, lễ nghi, lễ hội để lớp trẻ được thừa hưởng, sống trong môi trường đó và để âm nhạc Ba Na thấm vào người một cách tự nhiên”.

* * *

Anh Odessa đến từ Ukraine không giấu được niềm vui trở thành một trong những người trải nghiệm văn hóa này: “Đây là một trải nghiệm thú vị và là lần thứ hai tôi bị chinh phục bởi giai điệu truyền thống này. Tôi được biết âm nhạc Bana được trình diễn tại các đình làng. Nơi họ sống và mối liên hệ giữa tâm linh với thiên nhiên của dòng nhạc truyền thống này thật thú vị”.

Trong bài hát cuối cùng, các khán giả tại Văn Miếu được mời lên sân khấu tham gia trải nghiệm. Họ cùng nắm tay, nhảy điệu múa Xoang Tây Nguyên nhịp nhàng theo tiếng nhạc, không có sự phân biệt tuổi tác, màu da, dân tộc. Tất cả hòa vào giai điệu du dương của tiếng đàn Tinh Ning, đàn K’ni...

Thanh âm Sao và Sao: Khi những ngôi sao âm nhạc hát bằng tình yêu dành cho đồng nghiệp

Thanh âm Sao và Sao: Khi những ngôi sao âm nhạc hát bằng tình yêu dành cho đồng nghiệp

Tối 16/12, tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội, chương trình Thanh âm Sao và Sao đã diễn ra thành công tốt đẹp và để ...

Tăng cường kết nối bằng giao lưu âm nhạc nước ngoài

Tăng cường kết nối bằng giao lưu âm nhạc nước ngoài

Trong khuôn khổ Khóa học bồi dưỡng kỹ năng phiên dịch tiếp xúc đối ngoại cho cán bộ ngoại vụ từ 10-21/7 do Vụ Biên ...

Thưởng thức âm hưởng đương đại tại Đêm nhạc hòa âm dân gian Ấn Độ

Thưởng thức âm hưởng đương đại tại Đêm nhạc hòa âm dân gian Ấn Độ

Tối 15/8, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 76 Ngày Độc lập của Cộng hòa Ấn Độ (15/8/1947-15/8/2023), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du ...

Kể câu chuyện Hà Nội thời bao cấp bằng âm nhạc

Kể câu chuyện Hà Nội thời bao cấp bằng âm nhạc

Chương trình âm nhạc về Hà Nội Chuyện phố thời bao cấp sẽ được công chiếu vào tối 14/10 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà ...

Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Sôi động Lễ hội Âm nhạc và bế mạc 'Thái Bình Homecoming'

Diễn ra tối ngày 2/12, Lễ hội Âm nhạc “Thái Bình Homecoming” lần đầu tiên tổ chức tại Thái Bình quy tụ các ngôi sao ...

Đọc thêm

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm hôm nay 2025: Xem lịch âm 6/4/2025, Lịch vạn niên ngày 6 tháng 4 năm 2025

Lịch âm 6/4. Lịch âm hôm nay 6/4/2025? Âm lịch hôm nay 6/4. Lịch vạn niên 6/4/2025. Ngày hôm nay tốt hay xấu? Xem ngày giờ, hướng tốt xấu...
Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Tử vi hôm nay, xem tử vi 12 con giáp hôm nay ngày 6/4/2025: Tuổi Hợi công việc áp lực

Xem tử vi 6/4 - tử vi 12 con giáp hôm nay 6/4/2025 - Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất và Hợi về công việc, ...
Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi 12 cung hoàng đạo Chủ Nhật 6/4/2025: Bạch Dương đừng quá ích kỷ

Tử vi hôm nay 6/4/2024 của 12 cung hoàng đạo - Ma Kết, Bảo Bình, Song Ngư, Bạch Dương, Kim Ngưu, Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Xử Nữ, Thiên ...
Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng: Giải quyết các quan tâm từ phía Hoa Kỳ, trên tinh thần hai bên cùng có lợi

Thủ tướng yêu cầu tiếp tục xúc tiến các cuộc trao đổi, tiếp xúc với phía Hoa Kỳ trên tất cả các cấp, các kênh, giải quyết các quan tâm ...
Việt Nam có cơ hội lớn tham gia thị trường thực phẩm Halal toàn cầu

Việt Nam có cơ hội lớn tham gia thị trường thực phẩm Halal toàn cầu

Với những tiềm năng và cơ hội rộng mở, thị trường Halal đang trở thành một hướng đi quan trọng cho doanh nghiệp Việt Nam trong chiến lược mở rộng ...
Đoàn cứu nạn Việt Nam tích cực hỗ trợ đời sống người dân Myanmar ảnh hưởng do động đất

Đoàn cứu nạn Việt Nam tích cực hỗ trợ đời sống người dân Myanmar ảnh hưởng do động đất

Ngày 5/4, đoàn cứu nạn của Bộ Công an Việt Nam tiếp tục thực hiện công tác hỗ trợ đời sống cho người dân Myanmar chịu ảnh hưởng do động ...
Tới Phú Thọ dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tranh thủ khám phá những điểm sau

Tới Phú Thọ dịp Giỗ tổ Hùng Vương, tranh thủ khám phá những điểm sau

Đến Phú Thọ dịp 10/3, du khách có thể tranh thủ khám phá đồi chè Long Cốc trải dài, trải nghiệm tắm khoáng Thanh Thuỷ...
Taste Atlas đưa tên các ‘đại diện’ Việt Nam vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Taste Atlas đưa tên các ‘đại diện’ Việt Nam vào danh sách món hầm ngon nhất Đông Nam Á

Bò kho, phá lấu, thắng cố… là những món hầm ngon nhất Đông Nam Á do chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas bình chọn.
Truly Asia: Hành trình hương vị độc đáo ở 'trái tim Interlaken' (Thụy Sỹ)

Truly Asia: Hành trình hương vị độc đáo ở 'trái tim Interlaken' (Thụy Sỹ)

Nếu là người châu Á, du khách ngạc nhiên và hài lòng khi có dịp thưởng thức món ăn ở nhà hàng Truly Asia, một trong 2 nhà hàng Việt có tiếng tại Interlaken.
Thương hiệu du lịch không chỉ là cái tên...

Thương hiệu du lịch không chỉ là cái tên...

Ngành du lịch không thể sống mãi với 'tài nguyên có sẵn'. Tài nguyên chỉ là nguyên liệu, giá trị nằm ở cách chúng ta kể lại câu chuyện ấy...
VITM Hà Nội 2025: Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam

VITM Hà Nội 2025: Phát triển điểm đến xanh, nâng tầm du lịch Việt Nam

Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức VITM Hà Nội 2025 nhằm lan tỏa mục tiêu phát triển du lịch Việt Nam theo hướng tăng trưởng xanh.
Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Du khách Nga đến Việt Nam tăng mạnh

Làn sóng du khách Nga đến Việt Nam tăng đột biến, không chỉ trong mùa Thu và mùa Đông mà còn vào các ngày lễ tháng 5 và mùa Hè.
Văn chương là cầu nối tình hữu nghị

Văn chương là cầu nối tình hữu nghị

Nhà văn Wayne Karlin có những đóng góp quan trọng trong việc giới thiệu văn học đương đại Việt Nam ra thế giới.
Ấn tượng ngày văn hóa của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Tyumen

Ấn tượng ngày văn hóa của cộng đồng du học sinh Việt Nam tại Tyumen

Ngày Văn hoá Việt Nam tại Tyumen lần đầu tiên đã diễn ra tại Hội trường quốc tế - Trung tâm Hội nghị Công viên công nghệ Tyumen (Tyumen Technopark), Nga.
Thời của dòng phim độc lập

Thời của dòng phim độc lập

Từng bị dán nhãn kén khán giả, thậm chí chỉ dành cho các nhà phê bình, giờ đây phim độc lập ngày càng trở nên phổ biến với công chúng.
Trò chuyện về ký ức Việt Nam với nhà văn Mỹ Wayne Karlin

Trò chuyện về ký ức Việt Nam với nhà văn Mỹ Wayne Karlin

Nhà văn Wayne Karlin sẽ là diễn giả đối thoại của Hội thảo 'Hồi ức thành văn' (From Memory to Story), xoay quanh ký ức Việt Nam từ thời chiến đến thời bình.
Ngày Thiết kế Italy lần thứ 9 tại Việt Nam

Ngày Thiết kế Italy lần thứ 9 tại Việt Nam

Chủ đề của Ngày thiết kế Italy năm nay nhấn mạnh vai trò của thiết kế như một công cụ để cải thiện chất lượng cuộc sống cho con người.
Trải nghiệm Novruz Bayram - lễ hội văn hoá độc đáo của người Azerbaijan tại Việt Nam

Trải nghiệm Novruz Bayram - lễ hội văn hoá độc đáo của người Azerbaijan tại Việt Nam

Novruz Bayram được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể, đồng thời được Liên hợp quốc lấy ngày 21/3 là Ngày Novruz quốc tế.
Phiên bản di động