Nhỏ Bình thường Lớn

Độc đáo nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng

Theo quan niệm của người Thái trắng ở Sơn La, Tết Xíp xí là ngày con cháu hướng về tổ tiên, cũng là dịp người lớn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến thế hệ trẻ.

Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng tại hai huyện Phù Yên và Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La vừa được Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch trao bằng chứng nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Độc đáo nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng
Phần rước lễ Tết Xíp xí ở xã Quang Huy, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La.
Tin liên quan
Xây dựng thương hiệu quốc tế cho Lễ hội Thành Tuyên Xây dựng thương hiệu quốc tế cho Lễ hội Thành Tuyên

Được tổ chức vào ngày 14/7 âm lịch hằng năm, Tét Xíp xí có mâm lễ vật thờ hồn vía để cầu xin sự may mắn cho từng cá nhân, gia đình, dòng họ trong bản; cầu xin mưa thuận, gió hòa; cầu mong thần thánh, tổ tiên phù hộ cho con trẻ được mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn, không ốm đau bệnh tật.

Lễ vật cúng gồm: thịt vịt, thịt gà, thịt lợn hun khói, lạp sườn, cá nướng (Pa pỉnh tộp), nộm rau cải, canh bon, canh chua, khẩu cắm (cơm nếp nhuộm 5 màu hoặc 7 màu), bánh ít, bánh chưng gù.

Tết Xíp xí thường không thể thiếu “nhứa tô pết” (thịt vịt) bởi vịt gắn bó với đồng ruộng, sông suối, cúng thịt vịt là muốn con vịt ăn hết sâu bọ hại lúa, con vịt mang điều không may mắn, điềm xấu trôi theo dòng nước.

Sau khi cúng, các thành viên trong gia đình sẽ cùng ngồi quây quần bên mâm cỗ; con cháu chúc người già sống lâu trăm tuổi, người lớn cầu mong lớp trẻ yên vui, khỏe mạnh.

Trong bữa ăn, các thành viên sẽ trò chuyện vui vẻ, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp nhất và cùng nhau ca hát. Ngày hôm đó, con trẻ sẽ được đi vui chơi thỏa thích.

Việc Nghi lễ Tết Xíp xí của người Thái trắng được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia chính là niềm vinh dự, tự hào đối với cộng đồng người Thái Trắng hai huyện Phù Yên và Quỳnh Nhai.

Đây là động lực để cấp ủy, chính quyền và nhân dân hai huyện Phù Yên và Quỳnh Nhai cùng quảng bá, giới thiệu Nghi lễ Tết Xíp xí tới du khách trong và ngoài nước, đồng thời tích cực phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, gắn di sản văn hóa phi vật thể với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch.

Khám phá mới hình tượng rồng trong mỹ học phương Đông

Khám phá mới hình tượng rồng trong mỹ học phương Đông

Những câu chuyện và gợi ý mới mẻ đã được các diễn giả chia sẻ tại tọa đàm "Hình tượng rồng trong mỹ học phương ...

Công nghiệp văn hóa đừng chạy theo thị hiếu tầm thường!

Công nghiệp văn hóa đừng chạy theo thị hiếu tầm thường!

Tại Việt Nam, phát triển công nghiệp văn hóa cũng đang được xem là một trong những ưu tiên quan trọng, nhưng vẫn còn đó ...

Việt Nam chung tay cùng Liên hiệp các hội UNESCO thế giới phát triển công nghiệp văn hoá

Việt Nam chung tay cùng Liên hiệp các hội UNESCO thế giới phát triển công nghiệp văn hoá

Sáng 5/8, Hội nghị Ban chấp hành Liên hiệp các hội UNESCO thế giới lần thứ 43 và Hội nghị quốc tế “Vai trò và ...

Cơ hội trải nghiệm văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộc Nùng

Cơ hội trải nghiệm văn hoá dân gian đặc sắc của dân tộc Nùng

Lễ hội văn hóa dân gian dân tộc Nùng lần thứ hai sẽ được tổ chức tại huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang vào tháng ...

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho Lễ hội Thành Tuyên

Xây dựng thương hiệu quốc tế cho Lễ hội Thành Tuyên

UBND tỉnh Tuyên Quang cho biết công tác chuẩn bị cho Liên hoan trình diễn di sản văn hóa phi vật thể đại diện của ...