'Vòng kim cô' sách giáo khoa:

Đổi mới giáo dục không phải chỉ là đổi mới sách giáo khoa...

Nguyệt Anh
Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh, Giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa và "xã hội hóa" sách giáo khoa đã không còn trói buộc sức sáng tạo của giáo viên và học sinh.
Theo dõi Baoquocte.vn trên
GD
TS. Nguyễn Thị Ngọc Minh cho rằng, chủ tương một chương trình, nhiều sách giáo khoa đã tạo điều kiện cho giáo viên được sáng tạo trong việc giảng dạy. (Ảnh: NVCC)

Chị đánh giá như thế nào về chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa những năm vừa qua?

Tôi nhớ, khoảng thời gian khi con trai lớn chuẩn bị thi vào cấp 3, kỳ thi có thể nói là cam go bậc nhất. Con kêu: “Mẹ biết không, con không thể học nổi môn Văn của mẹ. Con phải học đi học lại 5 lần bài thơ Bếp lửa. Con chán lắm”. Con thuộc thế hệ học sinh vẫn phải học theo chương trình và sách giáo khoa cũ.

Môn Văn - môn học mà lẽ ra phải trang bị cho học sinh khả năng cảm thụ văn học tinh tế, năng lực tưởng tượng và sáng tạo, khả năng diễn đạt một cách chân thực những suy nghĩ của mình. Thế nhưng, trong suốt năm học lớp 9, con chỉ học đi học lại khoảng hơn chục tác phẩm trong sách giáo khoa để đi thi. Mà học ở đây chính là học thuộc lòng đề cương, học thuộc văn mẫu để làm bài sao cho không sót ý nào.

Cách đây vài năm, khi đi tập huấn chuyên môn cho một địa phương, tôi nghe giáo viên than phiền rằng, thầy cô nào có được sáng tạo, phải dạy đúng như phân phối chương trình, bất kể năng lực học sinh tiếp thu nhanh hay chậm, nếu không sẽ bị nhắc nhở khiển trách. Bởi lẽ, đề thi cũng chỉ kiểm tra mấy tác phẩm trong sách giáo khoa, để đảm bảo các em có điểm cao và đồng đều, cách an toàn nhất vẫn là học thuộc lòng đề cương, văn mẫu.

Hệ quả của lối học hành thi cử này là sau khi tốt nghiệp phổ thông, học sinh không biết gì hơn ngoài Chí Phèo, Vợ nhặt… những tác phẩm quen thuộc trong sách giáo khoa. Các em không có kỹ năng tự đọc hiểu, dù là một văn bản đơn giản, không có kỹ năng tự viết những gì mình thực sự nghĩ, mà chỉ biết cắm đầu sao chép. Văn, Sử, Địa được coi là các môn học thuộc lòng nhưng khi thi xong dường như các em... quên luôn. Khi dạy đại học, chúng tôi là người cảm nhận rõ hơn ai hết những bất cập của giáo dục phổ thông.

Chủ trương một chương trình, nhiều sách giáo khoa và "xã hội hóa" sách giáo khoa khiến cho sách giáo khoa không còn trói buộc giáo viên và học sinh. Bởi lẽ, giáo viên đã có thể tự quyết định nhịp điệu học tập, mục tiêu bài học, tài liệu học tập phù hợp nhất với học sinh của mình...

Nói như vậy tức là chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông là một bước ngoặt quan trọng để giải phóng sức sáng tạo của giáo dục phổ thông? Vậy thực tế chủ trương này đã tác động như thế nào đến các thầy cô?

Có thể nói, chủ trương đổi mới giáo dục phổ thông cũng khuyến khích các nhà trường tự xây dựng kế hoạch giáo dục trường học phù hợp với mục tiêu của nhà trường. Việc được tham khảo cùng lúc nhiều bộ sách giáo khoa buộc giáo viên phải nâng cao năng lực chuyên môn, rèn luyện óc phân tích và phê phán.

Đây là một trong những năng lực vô cùng quan trọng, cần thiết của con người trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo đang phát triển đáng kinh ngạc. Nếu thực hiện được một cách nhất quán, sâu sắc và có chất lượng chủ trương này, chắc chắn giáo dục sẽ có những bước đột phá.

Riêng với môn học Ngữ văn, công văn Số 3175 của Bộ GD&ĐT nhằm hướng dẫn đổi mới việc dạy học và kiểm tra đánh giá là một bước tiến rất quan trọng. Yêu cầu đề kiểm tra đánh giá không được rơi vào những tác phẩm đã xuất hiện trong sách giáo khoa (bất cứ bộ sách giáo khoa nào) nếu được thực hiện một cách thực sự nghiêm cẩn và khoa học, sẽ xóa được tình trạng học vẹt, học gạo, học thuộc lòng văn mẫu.

Từ đó, khuyến khích giáo viên sáng tạo, thay đổi cách dạy, sao cho người học có thể phát triển được khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng đã học nhằm giải quyết những tình huống mới.

GD
Những giáo viên tâm huyết và thực sự giỏi đã lựa chọn làm những gì tốt nhất cho học sinh của mình. (Ảnh: NVCC)

Tức là giáo dục phổ thông từng bước gỡ "vòng kim cô" đã kìm hãm khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh bấy lâu nay?

Đúng vậy, giáo viên được lựa chọn dạy những gì phù hợp nhất với học sinh. Thi cử không bị trói buộc bởi sách giáo khoa. Theo tôi, hướng đi đó là rất đúng đắn.

Những giáo viên có phẩm chất sáng tạo, vững vàng về kiến thức và tâm huyết với công việc thực sự rất hào hứng với chủ trương này. Thực chất, ở các trường chuyên, từ hai ba chục năm về trước, khi chúng tôi còn học ở trường phổ thông, các thầy cô đã không bị trói buộc bởi sách giáo khoa. Đề thi trong các kỳ thi học sinh giỏi cũng không chỉ quanh quẩn ở những tác phẩm trong sách giáo khoa.

Chính vì vậy, chúng tôi được đọc rất rộng và được viết tự do những gì mình suy nghĩ. Những giáo viên tâm huyết và thực sự giỏi đã lựa chọn làm những gì tốt nhất cho học sinh của mình.

Nếu quay trở lại một chương trình và một sách giáo khoa sẽ để lại những hệ lụy gì trong công tác giảng dạy cũng như chất lượng giáo dục, theo chị?

Vướng mắc lớn nhất của đổi mới giáo dục nằm ở chỗ, làm sao để đào tạo và tái đào tạo đội ngũ giáo viên để có thể thích ứng với chương trình, sách giáo khoa, cơ chế kiểm tra đánh giá mới. Làm sao để thay đổi cách quản trị và vận hành hệ thống giáo dục sao cho có thể giải phóng sức sáng tạo của giáo viên.

Là một người đào tạo giáo viên, tôi rất thấu hiểu những thiệt thòi và khó khăn của các thầy cô khi phải thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới. Do vậy, theo tôi, cần cân nhắc việc quay trở lại một chương trình, một sách giáo khoa và yêu cầu Bộ GD&ĐT xây dựng một bộ sách giáo khoa duy nhất. Bởi việc này sẽ "tiêu hủy" nỗ lực của cả ngành giáo dục trong nhiều năm vừa qua.

Vậy giải pháp ở đây là gì?

Theo tôi, việc của ngành giáo dục lúc này phải là hỗ trợ, tiếp sức cho giáo viên để họ có động lực và năng lực thích ứng với cái mới. Tạo ra cơ chế đãi ngộ xứng đáng, môi trường làm việc khuyến khích sự sáng tạo. Đồng thời, trang bị cho giáo viên những kiến thức bị thiếu về tâm lý học, giáo dục học, kiến thức về chuyên môn. Bên cạnh đó, thử nghiệm và cải tiến không ngừng cách kiểm tra, đánh giá sao cho không những đo lường được một cách chính xác người học mà còn tạo động lực cho toàn bộ quá trình dạy và học.

Còn rất nhiều trách nhiệm nặng nề và quan trọng mà ngành giáo dục phải làm, để việc đổi mới giáo dục được thực hiện tới nơi tới chốn, bởi vì đổi mới bao giờ cũng khó khăn, cũng vấp phải rất nhiều lực cản của cái cũ, của những quan điểm lạc hậu.

Đổi mới giáo dục không phải chỉ là đổi mới sách giáo khoa, mà là thay đổi một cách hệ thống tất cả các yếu tố và các quá trình, các bên liên quan từ giáo viên, học sinh đến nhà quản lý, phụ huynh. Cái mới không thể thành hình ngay lập tức, mà cần có một quá trình tìm tòi, thử nghiệm, cải tiến, hoàn thiện, bởi vậy không thể có kết quả trong một sớm một chiều.

Xin cảm ơn chị!

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Việt Nga: Cần nghiêm túc nhìn nhận, bổ sung trường THPT để đáp ứng nhu cầu người học

Nhìn từ thực trạng phụ huynh Hà Nội chen lấn nộp hồ sơ vào lớp 10 vừa qua, ĐBQH. Nguyễn Thị Việt Nga, Ủy viên ...

Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao

Học nghề hay học đại học cũng hãy biến mình thành người lao động trình độ cao

Có nhiều sinh viên học đại học kiểu “học đại”, nhiều chương trình đào tạo không thực sự có chất lượng cao, không đáp ứng ...

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ đối thoại với giáo viên ngày 15/8

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT sẽ đối thoại với giáo viên ngày 15/8

Ngày 15/8 tới đây, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn sẽ gặp gỡ và đối thoại với các nhà giáo, cán bộ quản lý, ...

Cách xếp lương giáo viên tiểu học thế nào?

Cách xếp lương giáo viên tiểu học thế nào?

Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 09 Quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo ...

Bộ GD&ĐT yêu cầu Hà Nội chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng mua hồ sơ xin học

Bộ GD&ĐT yêu cầu Hà Nội chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng mua hồ sơ xin học

Bộ GD&ĐT đề nghị Hà Nội trong công tác tuyển sinh đầu cấp, chấm dứt cảnh phụ huynh xếp hàng thâu đêm mua, nộp hồ ...

Bài viết cùng chủ đề

Giáo dục Việt Nam

Đọc thêm

Tổng thư ký NATO bất ngờ thăm Ukraine

Tổng thư ký NATO bất ngờ thăm Ukraine

Tổng thư ký NATO Mark Rutte có chuyến thăm bất ngờ đến thành phố Odesa và gặp Tổng thống nước chủ nhà Volodymyr Zelensky, ngày 15/4.
Hội người Việt Nam tại Romania tổ chức Đại hội lần thứ 19

Hội người Việt Nam tại Romania tổ chức Đại hội lần thứ 19

Đại sứ Đỗ Đức Thành biểu dương những đóng góp tích cực của Hội người Việt Nam tại Romania, góp phần củng cố đoàn kết trong cộng đồng.
Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Đại sứ Lê Thị Tuyết Mai: Thúc đẩy hợp tác, tái ứng cử của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền đáp ứng yêu cầu cấp bách về quyền con người trên thế giới

Việt Nam có nền tảng vững chắc và triển vọng khả quan cho việc tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2026-2028.
Dấu ấn Việt Nam tại Lễ hội châu Á của Đại học Tổng hợp Sofia

Dấu ấn Việt Nam tại Lễ hội châu Á của Đại học Tổng hợp Sofia

Đại sứ quán Việt Nam tại Bulgaria tham gia nhiều hoạt động giới thiệu, quảng bá văn hóa Việt Nam tại Lễ hội 'Những ngày Đông Á, Nam Á và ...
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị EC sớm gỡ thẻ vàng hải sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đề nghị EC sớm gỡ thẻ vàng hải sản Việt Nam

Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn điện đàm với Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC), Đại diện cấp cao EU về Chính sách đối ngoại ...
Trung Quốc góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông của Zimbabwe

Trung Quốc góp phần hiện đại hóa cơ sở hạ tầng giao thông của Zimbabwe

Trung Quốc và Zimbabwe ký hai thỏa thuận về bảo trì cơ sở hạ tầng sân bay và đào tạo phát triển kỹ năng trong lĩnh vực vận tải.
Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Lịch nghỉ lễ 30/4 - 1/5 của công chức, viên chức và người lao động

Công chức, viên chức, người lao động thuộc các cơ quan hành chính, sự nghiệp được nghỉ lễ 30/4 - 1/5 trong 5 ngày.
Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chung tay cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam hỗ trợ nhân dân Myanmar, Thái Lan khắc phục hậu quả động đất

Chư Tăng ni, Phật tử chùa Ba Vàng tích cực hưởng ứng lời kêu gọi của Giáo hội Phật giáo Việt Nam ủng hộ nạn nhân thảm họa động đất ở Myanmar, Thái Lan.
Những thói quen buổi sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Những thói quen buổi sáng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim

Áp dụng một vài thói quen đơn giản vào buổi sáng, bất kỳ ai cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim và sống một cuộc sống hạnh phúc, lành mạnh.
Từ tháng 7/2025, hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần

Từ tháng 7/2025, hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần

Dưới đây là hai đối tượng mới được rút bảo hiểm xã hội một lần từ tháng 7/2025.
Vị trí xem diễu binh, diễu hành ngày 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh

Vị trí xem diễu binh, diễu hành ngày 30/4 ở TP. Hồ Chí Minh

Hoạt động diễu binh, diễu hành sẽ bắt đầu lúc 6h30, các đoàn xuất phát ở giao lộ Lê Duẩn-Nguyễn Bỉnh Khiêm tiến đến Hội trường Thống Nhất.
Thời tiết cuối tuần 12/4: Không khí Bắc Bộ và Nam Bộ biến đổi thất thường, người dân thận trọng

Thời tiết cuối tuần 12/4: Không khí Bắc Bộ và Nam Bộ biến đổi thất thường, người dân thận trọng

Bắc Bộ đón nhận đợt rét cuối cùng, nhiệt độ và chỉ số UV ở Nam Bộ chạm mức cao.
Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Hà Nội ghi nhận số ca mắc Sởi liên tục tăng, đặc biệt ở nhóm trên 6 tuổi

Ngày 13/4, Sở Y tế Hà Nội thông tin, trong tuần, trên địa bàn thành phố ghi nhận 212 ca mắc Sởi tại 30 quận, huyện, thị xã.
5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

5 cách phòng chống bệnh Sởi với nhóm nguy cơ cao

Bộ Y tế cho biết, hiện nay bệnh Sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.
Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Phát hiện mới: Tiểu đường thai kỳ liên quan tới nguy cơ mắc chứng tự kỷ và ADHD cao hơn ở trẻ em

Tờ SCMP đăng ý kiến của các chuyên gia cho biết một nghiên cứu mới quy mô lớn đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai có ...
Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Chú ý: Bệnh nấm da này khó chữa, nguy cơ tử vong cao, phương pháp điều trị còn hạn chế

Nhiễm trùng nấm nguy hiểm giết chết hàng triệu người đang trở nên phổ biến hơn khi hành tinh nóng lên và các lựa chọn điều trị còn rất hạn chế và chưa hiệu quả.
Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Phát hiện lỗi gene liên quan xẹp phổi và ung thư thận

Một nghiên cứu mới của Đại học Cambridge vừa tiết lộ phát hiện quan trọng về gene FLCN có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Phát hiện mới: Bệnh mất trí nhớ liên quan đến bệnh tiểu đường và herpes

Lâu nay, các cục protein trong não vẫn được cho là có liên quan đến bệnh Alzheimer, nhưng các nguyên nhân tiềm ẩn khác của tình trạng này hiện đang được theo dõi.
Phiên bản di động